Sunday, August 9, 2015

Đằng sau cái gọi là “Kế hoạch hóa gia đình”

Hạ Vũ, thông tín viên RFA
2015-08-09 
Nhóm bảo vệ sự sống Thái Hà đi thuyết trình về bảo vệ sự sống
Nhóm bảo vệ sự sống Thái Hà đi thuyết trình về bảo vệ sự sống- RFA files
Hầu hết mọi phụ nữ đã có gia đình ở Việt Nam đều trải qua một đến hai lần nạo phá thai, và hành động đi phá thai, ở Việt Nam được gọi là “đi kế hoạch”. Nguyên nhân vì sao?
Chùa Quán Sứ (quận Đống Đa) và chùa Phổ Linh (Quận Tây Hồ) là hai ngôi chùa được rất nhiều phụ nữ biết đến ở Hà Nội. Hai ngôi chùa này, cũng như chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), chùa Từ Quang (Bình Chánh), tổ đình Trừng Mại (Thái Bình), v.v. nổi tiếng không phải bởi cảnh đẹp, không phải bởi kiến trúc độc đáo hay lịch sử hình thành, phát triển có điểm gì đáng chú ý. Chúng nổi tiếng bởi những buổi lễ “cầu siêu thai nhi” được tổ chức linh đình hàng Quý và những câu chuyện về các vong linh chưa thành người được các sư cô thủ thỉ trong không gian tĩnh mịch, hoàn toàn tách biệt khỏi thành phố bên ngoài.
“Khi đó, nói thực sự là cũng muốn. Mặc dù điều kiện thì cũng chưa có nhưng con thì cũng muốn có thêm nữa cho có anh có em. Tuy nhiên cái thứ nhất là kế hoạch theo chủ trương của Đảng, kế hoạch hóa gia đình cho chị em phụ nữ; thứ 2 là trong khi ai cũng nói như thế mà mình là người lo cho gia đình, cho nên sinh con thêm cũng vất vả, không biết tương lai sau này sẽ thế nào…”
chị Minh Hòa  - một trong những bà mẹ đã thực hiện “kế hoạch hóa gia đình” sẽ cùng Hạ Vũ giúp quý vị tìm hiểu về những tác động của phong trào này tới sức khỏe sinh sản và tâm lý của phụ nữ Việt trong chuyên đề tuần này.
Từ những năm 1980, nhằm hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 – 4, kiểm soát quy mô dân số ở mức hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, v.v Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về chính sách dân số và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân thực hiện phong trào “Kế hoạch hóa gia đình”. Phong trào này được thực hiện theo từng thời kỳ 5 năm một, cho đến tận ngày nay.
Trong nghị quyết bộ chính trị cũng như các thông tư hướng dẫn có yêu cầu các cấp hội Đảng, các cơ quan, ban ngành của nhà nước cùng thực hiện nghị quyết; tuy nhiên ở tất cả các cấp, hội phụ nữ là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm triển khai trực tiếp công tác kế hoạch hóa gia đình.
“Kế hoạch hóa gia đình có nghĩa là mỗi gia đình chỉ sinh đẻ từ 1 đến 2 người con. Do đó, khi chị bị nhỡ kế hoạch, có đứa thứ 3 thì cũng được hội phụ nữ tư vấn đi để phá cái thai của cháu bé thứ 3 đi”.
Theo nghị quyết của Bộ Chính trị, các hoạt động nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu gồm có:  “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số và kế hoạch hóa gia đình; Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Nâng cao chất lượng dân số, v.v.” Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là việc nâng cao nhận thức, cởi bỏ những quan điểm sai lầm của tư tưởng Khổng giáo về gia đình, về sự hiếu thảo như phải có “con đàn cháu đống”, “tứ đại đồng đường”,  đặc biệt là quan điểm về đạo hiếu, trong đó nói: “có ba tội bất hiếu, trong đó không có người nối dõi là tội lớn nhất”, v.v. khiến người Việt Nam luôn cố gắng sinh thật nhiều con, cho tới khi có con trai nối dõi… đã bị bỏ qua.
Nghĩa trang thai nhi ở giáo xứ Vĩnh An tỉnh Đăk Nông
Nghĩa trang thai nhi ở giáo xứ Vĩnh An tỉnh Đăk Nông
Hội phụ nữ, trong công tác “tuyên truyền” của họ, chỉ đề cập đến những yêu cầu của Đảng, chính sách của nhà nước mà bỏ qua việc giúp những người phụ nữ tội nghiệp hiểu về quyền của họ, ảnh hưởng của hoạt động mang thai, sinh nở, phá thai, v.v. tới đời sống, sức khỏe, cơ hội phát triển và hạnh phúc của cá nhân họ, v.v cũng như các biện pháp bảo vệ họ khỏi việc mang thai ngoài ý muốn, v.v.. là những vấn đề vốn dĩ sẽ giúp người phụ nữ trở nên cởi mở, biết cách bảo vệ mình cũng như lựa chọn cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình.
Đáng kể hơn, đàn ông, những người được xem như ông chủ, trụ cột gia đình trong xã hội Khổng giáo, lại gần như không phải chịu một chút trách nhiệm nào trong việc thực hiện phong trào này.
“Mình cũng không đặt vòng thì cũng không hợp vì thường bị rong kinh. Mỗi tháng có khi tới 10 – 15 ngày. Thế rồi hội phụ nữ hàng tháng họ cũng cấp bao cao su cho. Tuy nhiên, bao cao su thì nói thật là chị em phụ nữ cũng rất chi là khổ. Không biết những người khác thế nào chứ tôi thấy rất chi là khổ. Một phần chồng không hợp tác, rồi mình là người phụ nữ thì phải lo chuyện con cái, kinh tế rồi thì nhu cầu của chồng, v.v. cũng không biết phải nói thế nào.” “Thực tế thì cũng không có chia sẻ gì cả. Chỉ nói là không sinh được thì phá, chỉ có thế thôi”.
Những cơn ác mộng, sự dằn vặt và nỗi đau thể xác trở đi trở lại nhiều lần trong đời có thể hành hạ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ Việt hơn bất kỳ sự thiếu thốn vật chất, tình cảm nào. Và đáng kể hơn, nỗi đau đó họ chẳng thể chia sẻ cùng ai.
“Khi mà quá kinh 10 đến 15 ngày thì đi khám. Đi khám họ nói có thai, thì cũng ra bệnh viện họ khám rồi họ phá. Lúc họ phá thì mình cũng vừa mất con, vừa đau đớn. Khi họ phá xong mình dậy thì bị ngất, phải nằm lại 30 phút đến 1 tiếng họ mới cho người nhà đến dìu về”. “Chỉ có những ai cùng hoàn cảnh với mình thì mình mới tâm sự với nhau thì họ mới hiểu được. Còn với những người mà không trải qua những việc đó, nhiều người còn trách mình tham ăn, không để mà sinh đẻ, v.v. nhiều chuyện lắm”
Không chỉ mình chị Minh Hòa, im lặng chịu đựng là lựa chọn của hầu hết phụ nữ Việt. Hơn nữa, để bảo vệ con gái họ khỏi những nỗi đau khổ mà mình đã trải qua, họ chỉ biết trông chờ vào chính bản thân mình và “số phận”.
Chị cũng muốn nói để con gái tránh những chuyện mà mình đã trải qua nhưng mà không biết con gái thời đại bây giờ khác, không biết con có am hiểu hơn mình trước hay không. Hơn nữa cũng chưa có gia đình, mình nói cũng có thể là với suy nghĩ của nó khác, mẹ mà dặn trước thì không biết nói trước những chuyện đó có ảnh hưởng tới suy nghĩ của con cái hay không.
Nói là nhờ đến chính quyền, hội phụ nữ hay là đảng giúp thì đó là theo đường lối của đảng với chính quyền nó như vậy nhưng thời đại bây giờ thì…mình không giám nói thẳng con mình hay bất cứ ai nhưng thời đại bây giờ thì khác với ngày xưa. Như mình ngày xưa còn không tránh khỏi huống hồ chi theo thời đại bây giờ. Chị vẫn nghĩ và bày dạy cho con chị, con chị cũng nghe lời nhưng phía sau đó thì chị cũng không thể biết được và cũng không thể kiểm soát con có suy nghĩ khác. Trong suy nghĩ của mình, trước mặt thì con có thể nghe lời nhưng sau đó thì chị cũng chịu..”
Giải quyết vấn đề không dựa trên việc tìm hiểu nguyên nhân và ngăn chặn từ gốc rễ cũng như nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, trao quyền quyết định cho người dân - đối tượng chịu ảnh hưởng của vấn đề, chính là cách mà chính quyền cộng sản đang điều hành đất nước; khiến cho, cũng giống như mọi “phong trào” khác, phong trào “kế hoạch hóa gia đình” đã được thực hiện ngần ấy năm, tốn biết bao ngân sách nhà nước và đem đến nỗi đau cho không biết bao nhiêu người phụ nữ, vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra.
Không những thế, nó còn tạo ra những sản phẩm “quái đản” của xã hội như “lễ cầu siêu thai nhi” đã và đang trở thành những “sản phẩm dịch vụ” tiêu biểu của các ngôi chùa Việt.
Tạp chí Trang Phụ nữ tuần này kết thúc tại đây. Hẹn gặp lại các bạn vào kỳ tới.
Hầu hết mọi phụ nữ đã có gia đình ở Việt Nam đều trải qua một đến hai lần nạo phá thai, và hành động đi phá thai, ở Việt Nam được gọi là “đi kế hoạch”. Nguyên nhân vì sao?
Chùa Quán Sứ (quận Đống Đa) và chùa Phổ Linh (Quận Tây Hồ) là hai ngôi chùa được rất nhiều phụ nữ biết đến ở Hà Nội. Hai ngôi chùa này, cũng như chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), chùa Từ Quang (Bình Chánh), tổ đình Trừng Mại (Thái Bình), v.v. nổi tiếng không phải bởi cảnh đẹp, không phải bởi kiến trúc độc đáo hay lịch sử hình thành, phát triển có điểm gì đáng chú ý. Chúng nổi tiếng bởi những buổi lễ “cầu siêu thai nhi” được tổ chức linh đình hàng Quý và những câu chuyện về các vong linh chưa thành người được các sư cô thủ thỉ trong không gian tĩnh mịch, hoàn toàn tách biệt khỏi thành phố bên ngoài.
“Khi đó, nói thực sự là cũng muốn. Mặc dù điều kiện thì cũng chưa có nhưng con thì cũng muốn có thêm nữa cho có anh có em. Tuy nhiên cái thứ nhất là kế hoạch theo chủ trương của Đảng, kế hoạch hóa gia đình cho chị em phụ nữ; thứ 2 là trong khi ai cũng nói như thế mà mình là người lo cho gia đình, cho nên sinh con thêm cũng vất vả, không biết tương lai sau này sẽ thế nào…”
chị Minh Hòa  - một trong những bà mẹ đã thực hiện “kế hoạch hóa gia đình” sẽ cùng Hạ Vũ giúp quý vị tìm hiểu về những tác động của phong trào này tới sức khỏe sinh sản và tâm lý của phụ nữ Việt trong chuyên đề tuần này.
Từ những năm 1980, nhằm hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 – 4, kiểm soát quy mô dân số ở mức hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, v.v Bộ Chính trị đã ra nghị quyết về chính sách dân số và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân thực hiện phong trào “Kế hoạch hóa gia đình”. Phong trào này được thực hiện theo từng thời kỳ 5 năm một, cho đến tận ngày nay.
Trong nghị quyết bộ chính trị cũng như các thông tư hướng dẫn có yêu cầu các cấp hội Đảng, các cơ quan, ban ngành của nhà nước cùng thực hiện nghị quyết; tuy nhiên ở tất cả các cấp, hội phụ nữ là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm triển khai trực tiếp công tác kế hoạch hóa gia đình.
“Kế hoạch hóa gia đình có nghĩa là mỗi gia đình chỉ sinh đẻ từ 1 đến 2 người con. Do đó, khi chị bị nhỡ kế hoạch, có đứa thứ 3 thì cũng được hội phụ nữ tư vấn đi để phá cái thai của cháu bé thứ 3 đi”.
Theo nghị quyết của Bộ Chính trị, các hoạt động nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu gồm có:  “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số và kế hoạch hóa gia đình; Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; Nâng cao chất lượng dân số, v.v.” Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là việc nâng cao nhận thức, cởi bỏ những quan điểm sai lầm của tư tưởng Khổng giáo về gia đình, về sự hiếu thảo như phải có “con đàn cháu đống”, “tứ đại đồng đường”,  đặc biệt là quan điểm về đạo hiếu, trong đó nói: “có ba tội bất hiếu, trong đó không có người nối dõi là tội lớn nhất”, v.v. khiến người Việt Nam luôn cố gắng sinh thật nhiều con, cho tới khi có con trai nối dõi… đã bị bỏ qua.
Nghĩa trang thai nhi ở giáo xứ Vĩnh An tỉnh Đăk Nông
Nghĩa trang thai nhi ở giáo xứ Vĩnh An tỉnh Đăk Nông
Hội phụ nữ, trong công tác “tuyên truyền” của họ, chỉ đề cập đến những yêu cầu của Đảng, chính sách của nhà nước mà bỏ qua việc giúp những người phụ nữ tội nghiệp hiểu về quyền của họ, ảnh hưởng của hoạt động mang thai, sinh nở, phá thai, v.v. tới đời sống, sức khỏe, cơ hội phát triển và hạnh phúc của cá nhân họ, v.v cũng như các biện pháp bảo vệ họ khỏi việc mang thai ngoài ý muốn, v.v.. là những vấn đề vốn dĩ sẽ giúp người phụ nữ trở nên cởi mở, biết cách bảo vệ mình cũng như lựa chọn cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình.
Đáng kể hơn, đàn ông, những người được xem như ông chủ, trụ cột gia đình trong xã hội Khổng giáo, lại gần như không phải chịu một chút trách nhiệm nào trong việc thực hiện phong trào này.
“Mình cũng không đặt vòng thì cũng không hợp vì thường bị rong kinh. Mỗi tháng có khi tới 10 – 15 ngày. Thế rồi hội phụ nữ hàng tháng họ cũng cấp bao cao su cho. Tuy nhiên, bao cao su thì nói thật là chị em phụ nữ cũng rất chi là khổ. Không biết những người khác thế nào chứ tôi thấy rất chi là khổ. Một phần chồng không hợp tác, rồi mình là người phụ nữ thì phải lo chuyện con cái, kinh tế rồi thì nhu cầu của chồng, v.v. cũng không biết phải nói thế nào.” “Thực tế thì cũng không có chia sẻ gì cả. Chỉ nói là không sinh được thì phá, chỉ có thế thôi”.
Những cơn ác mộng, sự dằn vặt và nỗi đau thể xác trở đi trở lại nhiều lần trong đời có thể hành hạ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của phụ nữ Việt hơn bất kỳ sự thiếu thốn vật chất, tình cảm nào. Và đáng kể hơn, nỗi đau đó họ chẳng thể chia sẻ cùng ai.
“Khi mà quá kinh 10 đến 15 ngày thì đi khám. Đi khám họ nói có thai, thì cũng ra bệnh viện họ khám rồi họ phá. Lúc họ phá thì mình cũng vừa mất con, vừa đau đớn. Khi họ phá xong mình dậy thì bị ngất, phải nằm lại 30 phút đến 1 tiếng họ mới cho người nhà đến dìu về”. “Chỉ có những ai cùng hoàn cảnh với mình thì mình mới tâm sự với nhau thì họ mới hiểu được. Còn với những người mà không trải qua những việc đó, nhiều người còn trách mình tham ăn, không để mà sinh đẻ, v.v. nhiều chuyện lắm”
Không chỉ mình chị Minh Hòa, im lặng chịu đựng là lựa chọn của hầu hết phụ nữ Việt. Hơn nữa, để bảo vệ con gái họ khỏi những nỗi đau khổ mà mình đã trải qua, họ chỉ biết trông chờ vào chính bản thân mình và “số phận”.
Chị cũng muốn nói để con gái tránh những chuyện mà mình đã trải qua nhưng mà không biết con gái thời đại bây giờ khác, không biết con có am hiểu hơn mình trước hay không. Hơn nữa cũng chưa có gia đình, mình nói cũng có thể là với suy nghĩ của nó khác, mẹ mà dặn trước thì không biết nói trước những chuyện đó có ảnh hưởng tới suy nghĩ của con cái hay không.
Nói là nhờ đến chính quyền, hội phụ nữ hay là đảng giúp thì đó là theo đường lối của đảng với chính quyền nó như vậy nhưng thời đại bây giờ thì…mình không giám nói thẳng con mình hay bất cứ ai nhưng thời đại bây giờ thì khác với ngày xưa. Như mình ngày xưa còn không tránh khỏi huống hồ chi theo thời đại bây giờ. Chị vẫn nghĩ và bày dạy cho con chị, con chị cũng nghe lời nhưng phía sau đó thì chị cũng không thể biết được và cũng không thể kiểm soát con có suy nghĩ khác. Trong suy nghĩ của mình, trước mặt thì con có thể nghe lời nhưng sau đó thì chị cũng chịu..”
Giải quyết vấn đề không dựa trên việc tìm hiểu nguyên nhân và ngăn chặn từ gốc rễ cũng như nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, trao quyền quyết định cho người dân - đối tượng chịu ảnh hưởng của vấn đề, chính là cách mà chính quyền cộng sản đang điều hành đất nước; khiến cho, cũng giống như mọi “phong trào” khác, phong trào “kế hoạch hóa gia đình” đã được thực hiện ngần ấy năm, tốn biết bao ngân sách nhà nước và đem đến nỗi đau cho không biết bao nhiêu người phụ nữ, vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra.
Không những thế, nó còn tạo ra những sản phẩm “quái đản” của xã hội như “lễ cầu siêu thai nhi” đã và đang trở thành những “sản phẩm dịch vụ” tiêu biểu của các ngôi chùa Việt.
Tạp chí Trang Phụ nữ tuần này kết thúc tại đây. Hẹn gặp lại các bạn vào kỳ tới.

No comments:

Post a Comment