Sunday, June 28, 2015

Việt Nam bỏ giới hạn sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài

RFA-28-06-2015

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa  File photo
Việt nam sẽ cho phép các công ty nước ngoài được quyền sở hữu hơn 49% cổ phần của các công ty Việt nam theo như qui định trước đây.
Hãng tin AFP trích dẫn nguồn từ cổng thông tin chính phủ Việt nam cho biết như vừa nêu.
Một chuyên gia trong nước là tiến sĩ Lê Đăng Doanh được hãng tin Pháp trích lời nói rằng với qui định mới thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang vốn vào Việt nam, từ đó các công ty của Việt nam phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh của mình. Ông Doanh kết luận rằng đây là một quyể định đúng lúc của chính phủ Việt nam.
Theo hãng tin kinh tế Bloomberg thì hiện nay Việt nam có khoảng 30 công ty có nguồn vốn từ nước ngoài đạt mức cao nhất theo qui định là 49%.
Giới quan sát kinh tế trên thế giới đánh giá rằng sau quyết định này sẽ có nhiều vốn đổ vào Việt nam để đầu tư, nhưng vẫn chưa rõ là đến thời điểm chính xác là khi nào thì họ được bắt đầu đầu tư một số vốn vượt qua mức qui định 49% hiện hành.
Cũng liên quan đến đầu tư vốn vào Việt nam thì chỉ còn vài ngày nữa những người có quốc tịch nước ngoài sẽ được quyền sở hữu nhà tại Việt nam.
Truyền thông Việt nam đưa tin là theo luật nhà ở mới có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây thì các quĩ nước ngoài, các công ty quốc tế hoạt động tại Việt nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài, sẽ được phép mua nhà tại Việt nam.
Theo luật mới thì người có quốc tịch nước ngoài không được sỡ hữu quá 30% số lượng căn hộ trong một chung cư. Còn về nhà ở riêng lẻ thì trong phạm vi một phường người nước ngoài có quyền sở hữu tối đa là 250 căn nhà.
Theo pháp luật Việt nam thì đất đai vẫn thuộc sỡ hữu toàn dân, chỉ có nhà cửa xây cất trên đất được qui định là thổ cư là thuộc quyền sỡ hữu của cá nhân mà thôi.
Trong các luật sẽ có hiệu luật từ ngày 1/7 này còn có luật doanh nghiệp sửa đổi. Theo qui định mới thì các doanh nghiệp sẽ được phép kinh doanh tự do trong các ngành nghề mà pháp luật Việt nam không cấm.
Theo qui định mới này thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không có ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

No comments:

Post a Comment