Wednesday, March 25, 2015

Vụ 14 người tử vong tại Formosa:"May trời mưa không tôi cũng chết cùng với họ"

 B. Bình - T. Uyên - N. Tú | 26/03/2015 00:45

Anh Trần Quang Tuấn, 43 tuổi, quê Triệu Sơn, Thanh Hoá, bị rơi từ độ cao khoảng 20m, bị thương cổ tay, ngực, và đầu. Ảnh: Cẩm Kỳ/Tiền phong



Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng này xảy ra khi công nhân nhà thầu Tập đoàn Sam Sung (Hàn Quốc) đang lắp ráp giàn giáo đổ trụ bê tông có chiều cao 30m.

Theo một công nhân tên Sơn, người có mặt tại hiện trường kể: Vào khoảng hơn 8h, anh Sơn đang thi công tại Line 2 (thi công khối bê tông của cảng nước sâu ở Vũng Áng) thì nghe tiếng rầm.
Anh cùng các công nhân khác lao ra nơi phát ra tiếng động thì chứng kiến cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy.
Toàn bộ giàn giáo thi công line 2 ở độ cao 30m đổ sập xuống trước mặt, hàng chục người bị những khối sắt thép đè.
Theo ông Sơn, tổng số công nhân vẫn thường thi công ở line 2 này là 53 người, trong đó, do trời mưa nên 3 người ở bộ phận hạn xì được cử sang địa điểm khác làm việc trong nhà.
Trong đó có một tổ trưởng người Hàn Quốc là người nước ngoài duy nhất.
Trong 50 người còn lại thì khoảng 10 người làm việc dưới mặt đất, có khoảng 40 người rơi từ trên cao xuống.
Số tiền lương mà 1 công nhân nhận được trả cho 8 tiếng làm ca đêm là 210.000 đồng và phải làm bất kể nắng mưa.
Anh Nguyễn Doãn Đức (25 tuổi), một công nhân may mắn thoát chết cho hay, khi anh cùng hơn 100 công nhân khác đang thi công thì toàn bộ giàn giáo xung quanh trụ đổ sập.
Do công trường thi công phức tạp và trời tối nên việc thoát khỏi hiện trường là rất khó khăn.  
Hàng trăm cán bộ, nhân viên tham gia cứu hộ tại hiện trường xảy ra vụ tai nạn - Ảnh: Thăng Long/Tuổi trẻ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, công nhân Hoàng Thanh Mai (40 tuổi) quê ở Nghĩa Đàn, Nghệ An, hiện đang làm việc tại công trình cảng Sơn Dương bàng hoàng kể lại:
"Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 20h. Lúc đó, tôi và khoảng 50 công nhân khác đang đưa sắt thép từ độ cao khoảng 17m thì giàn giáo bị sập."
Anh Mai may mắn chỉ bị thương nhẹ ở cánh tay, số người còn lại bị mắc kẹt trong đống đổ sập.
Anh Phùng Văn Sơn, quê Hải Dương, là công nhân hàn xì của công ty Nibelc, nhà thầu phụ cung ứng lao động cho Samsung. Nếu trời nắng anh làm ở giàn này, nhưng mấy hôm nay trời mưa nên anh làm việc trong nhà.
Anh Sơn rùng mình: "May trời mưa không tôi cũng chết cùng với họ".
Nạn nhân Phan Đăng Hiển, quê Nghệ An kể lại: Khoảng 7h đêm là các công nhân vào làm. Trước lúc xảy ra tai nạn sập giàn có hai lần phát hiện giàn thủy lực có sự cố bị rung. Toàn bộ công nhân sợ hãi chạy ra ngoài.
Nạn nhân Hiển
Tuy nhiên, sau đó k có vấn đề gì nên các công nhân vào làm tiếp. Khoảng 8h kém thì xảy ra sự cố sập giàn thủy lực. Chỉ trong vòng vài giây đã bị sập xuống đất. Anh Hiển ngất xỉu không biết gì.
Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, lúc xảy ra chưa biết chính xác có bao nhiêu công nhân có mặt tại hiện trường.
Đây là công trình đúc giếng chìm xây dựng cảng Sơn Dương (Đê chắn sóng) do nhà thầu NiBeLc (nhà thầu phụ của Tập đoàn Sam Sung) thi công.
Một nạn nhân bị đa chấn thương, trong đó có một vết thương xuyên phổi. Ảnh: Cẩm Kỳ/ Tiền phong
Số nạn nhân tử vong tính đến thời điểm này là 14 người.
Theo Trí Thức Trẻ
Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập năm 2006 với tổng diện tích gần 22.800 ha, bao gồm 9 xã nằm phía Nam huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp; trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp luyện kim.
Một số dự án điển hình tại đây như Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư gần 8 tỷ USD.
Dự án phát triển khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,2 tỷ USD, Nhà máy luyện thép của Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh 1 tỷ USD.

No comments:

Post a Comment