Theo VnExpress- 7:44 PM, 13/02/2015
Các ngân hàng hứa hẹn đảm bảo thông suốt hệ thống vào dịp cận và trong Tết, song đến những ngày cao điểm, trục trặc vẫn xảy ra tại một số điểm đặt ATM như hết tiền, ngưng phục vụ, nuốt thẻ....
Ngày làm việc cuối cùng của năm Giáp Ngọ, điểm giao dịch ATM của nhiều ngân hàng tại TPHCM đều đông nghịt vì lượng người đến rút tiền mua sắm và về quê ăn Tết. Không ít người tỏ ra bức xúc vì sau một hồi chờ đợi đến lượt thì máy hết tiền hoặc thẻ bị nuốt.
Lúc 14h chiều nay, ATM của Ngân hàng hàng Đông Á đặt bên cạnh một phòng giao dịch của ngân hàng, nằm ngay góc Tỉnh lộ 10 và Quốc lộ 1A, Bình Tân có khá đông khách đang đứng đợi rút tiền. Tuy nhiên, các cây ATM tại đây đều hết tiền.
Chị Hà, công nhân may tại khu công nghiệp Tân Tạo cho biết, chị đã đứng đây gần tiếng rưỡi đồng hồ để chờ ngân hàng nạp tiền vào máy nhưng đến giờ vẫn chưa có.
Ngày mai về quê ở miền Trung ăn Tết nên hôm nay chị phải phải rút tiền. Từ sáng chị đã tới mấy điểm ATM của các ngân hàng Vietcombank, ACB, BIDV... quanh khu công nghiệp Tân Tạo nhưng nơi thì quá đông người đợi, nơi thì máy hết tiền. "Giờ chạy đến đây là điểm thứ 5 rồi nhưng vẫn hết tiền nên đành đứng đợi nhân viên ngân hàng tiếp quỹ", chị nói.
Khảo sát tại các khu công nghiệp Tân Bình, Sóng Thần, quận 12, lượng khách rút tiền buổi trưa 13.2 cũng khá đông. "Tôi phải đợi hơn 20 phút mới đến lượt rút", chị Lan, công nhân tại khu công nghiệp Sóng Thần cho biết.
Tại Hà Nội, tình trạng máy hết tiền cũng diễn ra với một số ATM, thậm chí là ngay sát trụ sở ngân hàng. Chị Hương (Cầu Giấy) cho biết, gần công ty có đến 4 máy ATM, nhưng đầu giờ sáng nay xuống rút tiền thì tất cả các máy đều báo ngừng hoạt động. Trụ sở chính của Ngân hàng Agribank trên phố Láng Hạ thì trong 5 máy ATM có tới 3 máy báo ngừng hoạt động và một máy thì không thể rút được tiền.
Tình trạng xếp hàng ở các điểm rút tiền cũng tiếp diễn, nhất là vào những giờ cao điểm nghỉ trưa hay hết giờ làm việc. Chị Mai (Nguyễn Chí Thanh) cho biết chỉ có nhu cầu rút khoảng 2 triệu đồng nhưng phải chờ 10 phút mới đến lượt vì có quá nhiều người tới rút tiền. Thậm chí, tầm đầu giờ sáng hoặc tối muộn, ATM báo “ngừng hoạt động" càng phổ biến.
Một điểm rút tiền ở Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) có đến 4 cây ATM, mỗi cây chứa khoảng 900 triệu đồng nhưng theo nhân viên nhà băng này, lượng tiền mỗi máy đều "hết veo" trong một ngày và phải tiếp quỹ liên tục. Trước đó, những ngày bình thường, phải hai ngày ngân hàng mới tiếp quỹ một lần.
"Doanh số giao dịch ATM những ngày cuối năm rất lớn do nhu cầu tiền mặt của người dân lên cao, nhiều doanh nghiệp cũng trả lương thưởng cuối năm nên các cây ATM luôn đông đúc", vị này cho biết.
Theo đại diện nhà băng này, sát Tết nhu cầu rút tiền mặt của người dân rất lớn, ngân hàng phải tiếp quỹ liên tục. Mỗi lần tiếp quỹ là máy phải khởi động lại nên cần có thời gian để ATM hoạt động bình thường trở lại.
Tình trạng ATM nhả tiền mệnh giá nhỏ cũng khiến khách phiền lòng. Nhiều máy ATM của Vietcombank ngay tại chi nhánh Láng Hạ chỉ còn mỗi tiền 50.000 đồng. Không ít người ngán ngẩm cho thẻ vào rồi lại thôi. "Do chỉ còn tiền mệnh giá 50.000 đồng nên rút tối đa chỉ được có 1,75 triệu đồng một lượt. Rút nhiều lượt thì vừa lâu, vừa mất nhiều phí nên thôi", một khách hàng cho biết.
Chị Hà, công nhân may tại khu công nghiệp Tân Tạo cho biết, chị đã đứng đây gần tiếng rưỡi đồng hồ để chờ ngân hàng nạp tiền vào máy nhưng đến giờ vẫn chưa có.
Ngày mai về quê ở miền Trung ăn Tết nên hôm nay chị phải phải rút tiền. Từ sáng chị đã tới mấy điểm ATM của các ngân hàng Vietcombank, ACB, BIDV... quanh khu công nghiệp Tân Tạo nhưng nơi thì quá đông người đợi, nơi thì máy hết tiền. "Giờ chạy đến đây là điểm thứ 5 rồi nhưng vẫn hết tiền nên đành đứng đợi nhân viên ngân hàng tiếp quỹ", chị nói.
Khảo sát tại các khu công nghiệp Tân Bình, Sóng Thần, quận 12, lượng khách rút tiền buổi trưa 13.2 cũng khá đông. "Tôi phải đợi hơn 20 phút mới đến lượt rút", chị Lan, công nhân tại khu công nghiệp Sóng Thần cho biết.
Tại Hà Nội, tình trạng máy hết tiền cũng diễn ra với một số ATM, thậm chí là ngay sát trụ sở ngân hàng. Chị Hương (Cầu Giấy) cho biết, gần công ty có đến 4 máy ATM, nhưng đầu giờ sáng nay xuống rút tiền thì tất cả các máy đều báo ngừng hoạt động. Trụ sở chính của Ngân hàng Agribank trên phố Láng Hạ thì trong 5 máy ATM có tới 3 máy báo ngừng hoạt động và một máy thì không thể rút được tiền.
Tình trạng xếp hàng ở các điểm rút tiền cũng tiếp diễn, nhất là vào những giờ cao điểm nghỉ trưa hay hết giờ làm việc. Chị Mai (Nguyễn Chí Thanh) cho biết chỉ có nhu cầu rút khoảng 2 triệu đồng nhưng phải chờ 10 phút mới đến lượt vì có quá nhiều người tới rút tiền. Thậm chí, tầm đầu giờ sáng hoặc tối muộn, ATM báo “ngừng hoạt động" càng phổ biến.
Một điểm rút tiền ở Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) có đến 4 cây ATM, mỗi cây chứa khoảng 900 triệu đồng nhưng theo nhân viên nhà băng này, lượng tiền mỗi máy đều "hết veo" trong một ngày và phải tiếp quỹ liên tục. Trước đó, những ngày bình thường, phải hai ngày ngân hàng mới tiếp quỹ một lần.
"Doanh số giao dịch ATM những ngày cuối năm rất lớn do nhu cầu tiền mặt của người dân lên cao, nhiều doanh nghiệp cũng trả lương thưởng cuối năm nên các cây ATM luôn đông đúc", vị này cho biết.
Theo đại diện nhà băng này, sát Tết nhu cầu rút tiền mặt của người dân rất lớn, ngân hàng phải tiếp quỹ liên tục. Mỗi lần tiếp quỹ là máy phải khởi động lại nên cần có thời gian để ATM hoạt động bình thường trở lại.
Tình trạng ATM nhả tiền mệnh giá nhỏ cũng khiến khách phiền lòng. Nhiều máy ATM của Vietcombank ngay tại chi nhánh Láng Hạ chỉ còn mỗi tiền 50.000 đồng. Không ít người ngán ngẩm cho thẻ vào rồi lại thôi. "Do chỉ còn tiền mệnh giá 50.000 đồng nên rút tối đa chỉ được có 1,75 triệu đồng một lượt. Rút nhiều lượt thì vừa lâu, vừa mất nhiều phí nên thôi", một khách hàng cho biết.
ATM của ngân hàng nhả toàn mệnh giá nhỏ nên vị khách hàng này lấy thẻ ra không rút nữa. |
Trưởng phòng thẻ của một ngân hàng cổ phần có thị phần lớn tại TPHCM thừa nhận, vẫn có một số máy trong tình trạng hết tiền những ngày vừa qua do nhu cầu rút của người dân quá lớn. "Tối đa mỗi máy ATM khi nạp đầy tiền là khoảng gần 2 tỷ đồng nhưng tần suất rút tăng 3-4 lần so với ngày thường nên chúng tôi dù làm liên tục cũng không xuể", vị này cho biết.
Ngoài ra ông cho biết còn phụ thuộc vào giao thông, nếu ách tắc thì không thể đến ngay được. Do đó, ông khuyến cáo người dân nên chuyển bớt qua rút tại các phòng giao dịch, chi nhánh thay vì túc trực tại ATM, để tránh nghẽn và các sự cố.
Tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) nơi tập trung 55.000 công nhân, đại diện phòng giao dịch một ngân hàng cho biết dù có 4 cây ATM nhưng lúc cao điểm cũng không đáp ứng đủ nhu cầu, bởi chỉ riêng việc trả lương cho một doanh nghiệp cũng lên tới vài chục tỷ đồng.
“Thông thường chúng tôi chỉ được xếp vào ATM khoảng 800 triệu, nhưng những ngày cao điểm phải xin tiếp vào mỗi cây là 1,3 tỷ, đầy 4 cây là 5,2 tỷ, nhưng từ sáng đến trưa đã phải tiếp thêm tiền. Có ngày phải tiếp 8 lần cho 4 cây”, vị này cho hay.
Để tránh tình trạng ATM hết tiền, bà cho hay ngân hàng luôn phải tranh thủ khoảng thời gian trống để tiếp quỹ và huy động thêm nhân sự tăng ca. “Mỗi lần tiếp quỹ cho 4 cây ở 2 đầu khu công nghiệp mất khoảng 40 phút, còn thời gian đếm tiền chúng tôi tranh thủ các khoảng trống trong phòng giao dịch. Buổi sáng tiếp quỹ 10-11h, buổi chiều từ 15-16h để công nhân tan ca ra rút”, đại diện này nói.
Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ các năm trước ATM luôn bị quá tải trong các giờ cao điểm, năm nay phòng giao dịch chủ động tính toán giờ đổ lương cũng như dán thông báo để công nhân đến phòng giao dịch trực tiếp rút tiền mặt, tránh việc xếp hàng dài tại ATM mà không thể rút được tiền.Nhiều máy ATM của Agribank ngay trụ sở nhưng cũng hết tiền. |
Về việc chi trả tiền mặt qua máy ATM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, cơ quan này đã chỉ đạo các ngân hàng không được để thiếu tiền tại bất cứ máy ATM nào quá thời gian quy định. Các ngân hàng phải tích cực tiếp quỹ, tránh để người dân không rút được tiền.
Ông Minh cũng khuyến nghị các doanh nghiệp nên tính toán việc chuyển tiền thưởng Tết sớm để người lao động có nhiều thời gian hơn trong việc rút tiền, không nên đổ dồn vào vài ngày cuối năm âm lịch rồi gây nên tình trạng tắc nghẽn.
Hiện nay, cả hệ thống ngân hàng có gần 80 triệu thẻ và khoảng 16.000 máy ATM đang hoạt động. Riêng địa bàn thành phố là hơn 3.700 máy nên đại diện Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng tại TPHCM cho biết việc giám sát cũng khó xuể.
Cơ quan này đã cử rất nhiều đoàn thanh tra đến các ngân hàng nhưng chưa phát hiện sai phạm nào cụ thể. Theo ông, từ khi Nghị định 96 có hiệu lực, trong đó có nội dung sẽ xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với trường hợp ngân hàng không giám sát mức tồn quỹ tại máy ATM, không đảm bảo máy ATM phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng theo quy định, vẫn chưa có nhà băng nào trên địa bàn TPHCM bị xử phạt vì để máy ATM hết tiền quá lâu.
Liên quan đến việc đảm bảo các máy ATM vận hành an toàn dịp Tết Nguyên đán, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho hay Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các nhà băng cung ứng đủ tiền mặt cho hệ thống ATM. Bản thân Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng cung ứng đủ tiền cho các ngân hàng thương mại, thậm chí ưu tiên tiền mới những mệnh giá hay sử dụng cho hệ thống ATM để không bị kẹp, dính…“Dịp Tết, nhu cầu tiền mặt tăng đột biến, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng phục vụ với tinh thần cao nhất, tránh hiện tượng máy ATM không có tiền, hoạt động không đáp ứng đủ. Tôi khẳng định lượng tiền mặt cho máy ATM đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là thành phố lớn, khu công nghiệp…”, Phó thống đốc cho hay.
Theo VnExpress
No comments:
Post a Comment