Monday, October 20, 2014

Trung Quốc xây phi trường trên Đá Chữ Thập

ĐÀI BẮC 19-10 (NV) - Trung Quốc đang chuẩn bị vật liệu để xây dựng phi trường, cầu cảng tại đảo nhân tạo Yongshu Jiao (Vĩnh Thử Tiêu) tương tự tại một số đảo nhân tạo khác, vốn là bãi đá ngầm.


Mô hình phi trường và cầu cảng tương lai trên đảo nhân tạo Yongshu (Vĩnh Thử) mà Việt Nam gọi là đá Chữ Thập, tên quốc tế là Fiery Cross Reef). (Hình: CJDBY)

Báo Want Chinatimes ở Đài Bắc, dựa trên tuần tin Trung Quốc China NewsWeek cho hay như vậy sau khi các việc hút cá đá từ lòng biển đã hoàn tất, biến bãi đá ngầm nói trên thành một đảo nhân tạo.

Cho tới nay, không thấy các cơ quan thông tin chính thức như Tân Hoa Xã hay tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh viết về những chuyện này. Người ta chỉ thấy tin tức được xì ra ở những tờ báo cấp độ nhỏ, bán chính thức hoặc ở các cơ quan không phải truyền thông của Trung Quốc.

Yongshu Jiao (Vĩnh Thử Tiêu) theo cách  gọi của Trung quốc là Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cướp từ năm 1988. Trước đây, họ đã xây dựng một căn cứ pháo đài nhỏ trấn giữ, trang bị truyền tin vệ tinh và súng lớn. Nay bãi đá ngầm này cùng với 4 tới 5 bãi đá ngầm khác tại Trường Sa được Bắc Kinh cho tàu nạo hút cá đá biến thành đảo nhân tạo.

Hồi Tháng 6 vừa qua, tạp chí thông tin an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense đã đưa ra mô hình gồm doanh trại, nhà ga máy bay, cầu cảng, nhà kiếng trồng rau đến phi trường của một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa. Mô hình này lấy từ tập đoàn đóng tàu quốc doanh của Trung quốc.

Phi Luật Tân rất lo lắng về các hành động này của Trung Quốc vì khu vực rất gần với bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Phi bị Trung Quốc đe dọa cả về an ninh lẫn kinh tế ngay trước cửa nhà.

Trong bản tin hồi Tháng 6-2014, Jane's Defense cho hay tại Đá Gạc Ma (Trung Quốc gọi là Chigua Jiao hay Xích Qua Tiêu – tên quốc tế là Johnson South Reef) cũng đang quốc Trung Quốc ráo riết xây dựng doanh trại, cảng biển và trong tương lai sẽ làm phi trường. Các kế hoạch tương tự cũng diễn ra tại Đá Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương Tiêu – Huayang Jiao, tên quốc tế là Cuarteron Reef) và Đá Ga Ven – Đá Lạc (Trung quốc gọi là Nanxun Jiao và Xiao nanxun Jiao – Nam Huân Tiêu và Tiểu Nam Huân Tiêu , tên quốc tế là Gaven Reefs).

Trước những lời phản đối suông của Việt Nam và Phi Luật Tân, hồi Tháng 8-2014, khi được báo chí yêu cầu bình luận, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh tuyên bố nước họ muốn làm gì thì làm, không ai có quyền phản đối.

Hồi tuần trước, Phi Luật Tân đề nghị các nước ngừng các hành động xây dựng tại vùng biển Trường Sa đang là sự tranh chấp của nhiều nước. Nhưng không thấy có phản ứng gì từ Bắc Kinh khi họ ở thế anh khổng lồ, không ai dám động binh ngăn cản.

Tin tức cuối tuần trước cho hay tướng tư lệnh hải quân Trung Quốc đã đi tàu tới thị sát hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo thời gian gần đây, một hành động chưa từng có. Theo bản tin trên tờ New York Times ngày 16/10/2014, chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chấp thuận các kế hoạch xây dựng các đảo nhân tạo. (TN)
10-20-2014 4:14:59 PM
Theo Người Việt

1 comment:

  1. TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
    NHÂN VẬT SỐ MỘT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
    Hộp thư spam nay đã có 3802 số lần xem trang.

    ReplyDelete