Tuesday, December 31, 2013

Thế giới xếp hạng Việt Nam rất thấp

01/01/2014 07:49 (GMT + 7)
TT - Thế giới có nhiều cách xếp hạng năng lực cạnh tranh với nhiều chỉ số khác nhau, nhưng nhìn chung Việt Nam được đánh giá ở mức khiêm tốn, thường thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: V.V.Thành


Theo tài liệu tại cuộc họp ngày 31-12-2013 của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện nay thế giới có nhiều cách xếp hạng năng lực cạnh tranh với nhiều chỉ số khác nhau, nhưng nhìn chung Việt Nam được đánh giá ở mức khiêm tốn, thường thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Đơn cử theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong mấy năm gần đây Việt Nam liên tiếp tụt hạng.
Xếp hạng của Việt Nam năm 2013 tăng năm bậc (lên vị trí 70/148 quốc gia và lãnh thổ) chủ yếu nhờ cải thiện về các chỉ số môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012, chất lượng cơ sở hạ tầng (xếp thứ 82, tăng 13 bậc), hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc) do các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặc dù các chỉ số này tăng bậc, song vẫn chỉ được xếp ở mức thấp, kém cạnh tranh.
Nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng vấn đề đáng quan tâm nhất là tại sao các chỉ số của Việt Nam lại thấp như vậy và giải pháp là gì?
“Tôi biết ngành tài chính làm việc rất vất vả, nhưng có câu chuyện chính tôi nghe được là một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng và số tiền thuế môi trường phải nộp chỉ có mấy trăm ngàn đồng, nhưng phải mất gấp đôi số tiền đó mới nộp được thuế. Đến nộp thuế nhưng vì ít quá, mất thì giờ nên người ta không thu, phải có phong bì hơn số thuế đó thì mới thu. Tôi không dám chắc chuyện này có phổ biến không, nhưng cái kiểu làm việc như vậy thì làm sao cải thiện môi trường kinh doanh được” - ông Tuyển nói.
Ngay sau khi ông Tuyển vừa dứt lời, một số đại biểu tham dự cuộc họp nói ngay: “Chuyện đó là phổ biến”.
Mổ xẻ chỉ số tiếp cận điện năng
Ông Dương Quang Thành, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đề nghị làm rõ việc tăng giảm thứ bậc từng chỉ số có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành, các lĩnh vực trong nước, ví dụ chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam năm 2012 xếp hạng 135 và năm 2013 là 155 ảnh hưởng như thế nào đến thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề: “Việc thế giới đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam như thế đã hoàn toàn chính xác chưa, ngành công thương và ngành điện lực có thể làm gì để nâng cao chỉ số này?”.
Ông Thành báo cáo thêm: “EVN đã phổ biến chỉ số này đến các đơn vị điện lực, coi đây là chỉ số tụt hạng của ngành điện nằm trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Trong năm 2013 EVN đã tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách hàng, số giờ cắt điện giảm 51% so với năm 2012”.
Không xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam
Đối với dự thảo Đề án xây dựng bộ chỉ số và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam, bà Phạm Chi Lan (thành viên hội đồng) cho rằng Việt Nam không cần bộ chỉ số riêng. “Tự mình đo mình không chính xác được, nên dùng thước đo chung, thế giới cũng chỉ công nhận thước đo chung” - bà Lan nói.
Kết luận cuộc họp, ông Vũ Đức Đam nêu rõ việc cải thiện vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới “không phải chạy theo hình thức mà chính là tiền bạc, là cơ hội phát triển”, vì vị trí xếp hạng đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác có liên quan như phát hành trái phiếu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài... Ông nói: “Phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, trong hội nhập không ai đợi mình. Bây giờ nhân dân được thông tin đầy đủ trong nước, ngoài nước, chúng ta đứng trước đòi hỏi là không thể không đi nhanh hơn. Muốn nâng sức cạnh tranh của Việt Nam trong cuộc ganh đua toàn cầu, người ta đã ra luật chơi chung thì chúng ta phải chơi theo đó và phải làm cho điểm số từng tiêu chí, từng lĩnh vực được nâng lên”.
V.V.THÀNH
Xin ra khỏi hội đồng nếu kéo dài cách làm cũ
“Trước đây, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, tôi nghe chủ tịch hội đồng lúc bấy giờ nói đây là hội đồng thứ 23 mà ông chủ trì. Tôi nghe mà rụng rời chân tay, như vậy lấy đâu sức làm việc vì họp hành rất nhiều. Trong hội đồng lại cơ cấu quá nhiều lãnh đạo các bộ, thực lòng tôi không mấy tin ở những hội đồng như vậy, vì quá nhiều quan chức và quá bận rộn ở vị trí của mình. Đã hình thành thì mong hội đồng hoạt động cho hiệu quả, nếu hội đồng cứ kéo dài cách như lâu nay thì có lẽ tôi cũng xin chủ động rút ra để khỏi mang tiếng”.
Bà PHẠM CHI LAN (phát biểu tại cuộc họp

No comments:

Post a Comment