Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2013, các nhà hoạt động Nhân quyền có tên tuổi như chị Lê Thị Công Nhân- thành viên Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, anh Phạm Bá Hải, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Ngô Duy Quyền và có cả cháu bé mới lên hai tuổi con của chị Nhân - anh Quyền đến thăm hỏi gia đình anh Phạm Văn Trội ở Hà Tây.
Lúc mọi người đến nhà anh Trội, đã có an ninh thường phục canh gác sẵn tại đó. Sau khoảng hai giờ đồng hồ, công an địa phương và an ninh thường phục ập đến nhà anh Trội đòi kiểm tra hành chính vì có người lạ mặt hiện diện ở nhà anh. Chủ nhà quyết định không mở cửa đón tiếp khách không mời mà đến. Công an tiếp tục đập phá cửa và cuối cùng đã xông được vào nhà anh Trội.
Hơn 1h chiều ngày 31 tháng 12 năm 2013, công an địa phương, dân phòng và an ninh thường phục áp giải cả chủ nhà lẫn những vị khách hoạt động Dân chủ-Nhân quyền về UBND xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây.
Về đến UBND xã Chương Dương, trước tiên ông Huỳnh Ngọc Tuấn (thân phụ người viết) bị đưa vào phòng riêng khóa trái cửa, bị nhốt trong đó cùng bốn tên công an lực lưỡng. Họ đánh đập ông rất dã man. Ông bị đánh vào bụng, ngực và đầu. Hiện tại, ông Tuấn bị bệnh tiểu đường và sức khỏe ông vốn rất kém. Sim điện thoại của ông cũng bị tịch thu.
Mọi người đều bị bắt ký tên vào biên bản làm việc với công an xã Chương Dương. Chị Nhân và anh Hải phản đối kịch liệt hành xử côn đồ và phi pháp này của họ.
Chị Lê Thị Công Nhân và anh Ngô Duy Quyền cũng bị hành hung và đánh đập. Cháu bé con gái chị vô cùng hoảng sợ trước cảnh tượng đó. Đây là sự chà đạp phẩm giá phụ nữ nghiêm trọng. Và việc gây tổn thương tâm lý con trẻ là hành động bất lương, phi nhân nhất cần lên án.
Anh Phạm Bá Hải, Phạm Văn Trội cũng bị công an chửi mắng thậm tệ, ép ký vào biên bản làm việc.
Hơn 6h tối, các anh chị mới được thả ra về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Mọi người được anh chị em ở Hà Nội đưa đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và săn sóc y tế.
Sau khi ông Tuấn nhập viện, hơn 8h tối, lực lượng công an vẫn tiếp tục bao vây bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc (55 Yên Ninh, Hà Nội) để gây áp lực với bác sĩ.
Việt Nam vừa mới ký Công ước chống tra tấn và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Đây là một trong những ví dụ trong nhiều trường hợp khác nhau cho thấy khả năng cải thiện Nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 là rất mờ mịt.
Lúc mọi người đến nhà anh Trội, đã có an ninh thường phục canh gác sẵn tại đó. Sau khoảng hai giờ đồng hồ, công an địa phương và an ninh thường phục ập đến nhà anh Trội đòi kiểm tra hành chính vì có người lạ mặt hiện diện ở nhà anh. Chủ nhà quyết định không mở cửa đón tiếp khách không mời mà đến. Công an tiếp tục đập phá cửa và cuối cùng đã xông được vào nhà anh Trội.
Hơn 1h chiều ngày 31 tháng 12 năm 2013, công an địa phương, dân phòng và an ninh thường phục áp giải cả chủ nhà lẫn những vị khách hoạt động Dân chủ-Nhân quyền về UBND xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây.
Về đến UBND xã Chương Dương, trước tiên ông Huỳnh Ngọc Tuấn (thân phụ người viết) bị đưa vào phòng riêng khóa trái cửa, bị nhốt trong đó cùng bốn tên công an lực lưỡng. Họ đánh đập ông rất dã man. Ông bị đánh vào bụng, ngực và đầu. Hiện tại, ông Tuấn bị bệnh tiểu đường và sức khỏe ông vốn rất kém. Sim điện thoại của ông cũng bị tịch thu.
Mọi người đều bị bắt ký tên vào biên bản làm việc với công an xã Chương Dương. Chị Nhân và anh Hải phản đối kịch liệt hành xử côn đồ và phi pháp này của họ.
Chị Lê Thị Công Nhân và anh Ngô Duy Quyền cũng bị hành hung và đánh đập. Cháu bé con gái chị vô cùng hoảng sợ trước cảnh tượng đó. Đây là sự chà đạp phẩm giá phụ nữ nghiêm trọng. Và việc gây tổn thương tâm lý con trẻ là hành động bất lương, phi nhân nhất cần lên án.
Anh Phạm Bá Hải, Phạm Văn Trội cũng bị công an chửi mắng thậm tệ, ép ký vào biên bản làm việc.
Hơn 6h tối, các anh chị mới được thả ra về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Mọi người được anh chị em ở Hà Nội đưa đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và săn sóc y tế.
Sau khi ông Tuấn nhập viện, hơn 8h tối, lực lượng công an vẫn tiếp tục bao vây bệnh viện tư nhân Hồng Ngọc (55 Yên Ninh, Hà Nội) để gây áp lực với bác sĩ.
Việt Nam vừa mới ký Công ước chống tra tấn và trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Đây là một trong những ví dụ trong nhiều trường hợp khác nhau cho thấy khả năng cải thiện Nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 là rất mờ mịt.
Sài Gòn ngày 31 tháng 12 năm 2013
No comments:
Post a Comment