Kim Văn Chính-26-11-2023
Danh hiệu này trên thế giới rất ít nước sử dụng. Những nước có nền văn hóa, nghệ thuật phát triển cao họ càng không dùng. Các vinh danh của họ trong nghề nghiệp và cống hiến được chế định bởi các danh hiệu khác mà Việt Nam chúng ta cũng đã học như giải thưởng Liên hoan phim, Liên hoan ca nhạc, Giải thưởng gắn với vĩ nhân nào đó về lĩnh vực nghệ thuật đó…
Nguồn gốc của danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú (cống hiến) và nghệ sỹ nhân dân là từ chế độ khen thưởng và vinh danh của Liên Xô. Khi Liên xô sụp đổ, Nga vẫn duy trì các danh hiệu này.
Ngay tại Nga, khoảng hơn 10 năm gần đây mỗi năm họ cũng chỉ vinh danh được rất ít nghệ sỹ nhân dân (3-7 người mỗi năm), thay vì gần 100 người như thời 1990-2000. Có lẽ vai trò của danh hiệu cũng hết cả ở Nga nên số lượng rất ít như vậy.
2. Riêng ở Việt Nam, có lẽ là đất nước háo danh và chạy chọt danh vị mạnh nhất thế giới, nên danh hiệu này càng ngày càng sôi động.
Số lượng nghệ sỹ nhân dân [được] phong càng ngày càng nhiều (ưu tú thì đông quá tôi không theo dõi nổi). Ví dụ năm nay đến hơn 100 hồ sơ chuyển lên Chủ tịch nước ký. Và ở bước cuối cùng này, có sự thẩm định lại và được ký ban danh hiệu còn khoảng 70.
Nhiều nghệ sỹ nhân dân mà tôi là người cũng chịu khó xem báo và tìm hiểu xã hội, chả biết ông/ bà đó ở lĩnh vực gì, cống hiến cái gì về nghệ thuật?
Và có một scandal: Nghệ sỹ Đỗ Kỷ (hay đóng vai mafia) bị trượt – cùng với Xuân Bắc, Thanh Lam…
Ông đã viết đơn kêu cứu giải thích tại sao ông bị trượt? (dù các bước khác ông đã lọt hết rồi…).
Bộ máy quản lý văn hóa lại một phen lao xao bận rộn vì một thứ danh hiệu mà đáng lý ra phải vứt vào sọt rác từ lâu rồi, để nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam đồng hành và hội nhập được với thế giới.
No comments:
Post a Comment