Theo báo cáo tài chính, tính tới ngày 10/8, Kho bạc Nhà nước đã giải ngân gần 12.000 tỷ trong gói hỗ trợ đợt một 62.000 tỷ đồng.
danlambaovn.blogspot.com
Hướng Dương (Danlambao) - Không thể đánh cá trên vùng biển của mình, ngư dân VN lén lút đánh cá tại vùng biển Malaysia và bị bắn chết.
Ngày 10/8 vừa qua, trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thảo luận về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau về Luật cưu trú, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có nói: “Cái gì thuận tiện cho dân, hiện đại thì ta làm. Đừng luyến tiếc thủ tục hành chính quá rườm rà”. Không chỉ vậy, bà Ngân còn nói: “Tôi từng bị mất sổ hộ khẩu, làm lại rất vất vả, khai tới khai lui”. Theo kế hoạch, khoảng 01/7/2021, Luật cư trú (sửa đổi) có hiêu lực. Nếu như tiến trình thay đổi thuận lợi, khi đó Việt Nam sẽ bỏ sổ hộ khẩu.
Trong chế độ toàn trị cộng sản, chúng ta biết rằng, để thống trị người dân, nhà cầm quyền cần có các chính sách và các phương tiện để thực hiện điều đó. Có hai chính sách 'khủng khiếp' nhất, chế độ cộng sản sử dụng để thống trị và kiểm soát người dân. Đó là chính sách kiểm soát về kinh tế, và chính sách kiểm soát về nhân khẩu. Việc kiểm soát người dân về kinh tế, ép buộc người dân vào các nhà máy, xí nghiệp, các hợp tác xã để kiểm soát người dân thông qua miếng ăn, dạ dày được thực thi thời bao cấp. Phương tiện điển hình cho chính sách này chính là cái “sổ gạo” mà các hộ gia đình, từ công nhân đến các xã viên hợp tác xã đều đã trải qua. Tầm quan trọng của chiếc sổ gạo đã được người dân dùng hình ảnh một người thất thần, rụng rời chân tay, mặt cắt không còn giọt máu để diễn tả tình trạng “mất sổ gạo” thời bao cấp. Nhưng chính sách kiểm soát về kinh tế này đã hết hiệu lực khi cơ chế kinh tế bao cấp thất bại và bị thay đổi bằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Sổ gạo cũng bị khai tử từ đó, và hoàn toàn không còn gây hại cho người dân được nữa.
Nhưng chính sách kiểm soát về nhân khẩu thì khác. Nó đã không mất đi sau khi cơ chế bao cấp thất bại và bị thay đổi. Việc người dân cần có hộ khẩu, và chính sách khai báo tạm trú tạm vắng thời bao cấp chính là việc kiểm soát người dân thông qua nhân khẩu. Sổ hộ khẩu chính là phương tiện thực thi chính sách này. Tất cả những hoạt động, sinh hoạt của người dân đều phải có, và gắn liền với hộ khẩu. Từ việc sinh con đẻ cái, con cái đi học, xây dựng, mua bán nhà cửa, mua bán những vật dụng đắt tiền, chưa bệnh, … có thể nói toàn bộ các sinh hoạt của nhân dân đều phải liên quan tới sổ hộ khẩu. Chính sách nhân khẩu của chế độ cộng sản nhắm tới hai mục tiêu. Thứ nhất, kiểm soát sinh hoạt của người dân, đi đâu, làm gì thông qua hộ khẩu và khai báo tạm trú, tạm vắng. Thứ hai, tất cả các công việc đều liên quan tới hộ khẩu, nên nhà cầm quyền có thể kiểm soát và khống chế người dân thông qua hộ khẩu. Có thể nói rằng, những người dân trưởng thành, đi làm đi học đều có thể đã và đang trải qua những khốn khổ, vất vả với những công việc có liên quan tới hộ khẩu. Sau năm 1990, gọi là cột mốc chuyển đổi nền kinh tế, sổ gạo đã bị tiêu hủy, nhưng sổ hộ khẩu thì không mất đi, mặc dù tính chất khắc nghiệt của thời bao cấp đã giảm bớt. Đến nay sau hơn 30 năm đổi mới, theo thống kê vẫn còn 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ vẫn đang yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú (báo Tuổi trẻ online ngày 10/8/2020).
Nhưng việc bỏ sổ hộ khẩu có đồng nghĩa với việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ bỏ việc kiểm soát, theo dõi người dân hay không? Chắc chắn là không. Đó chỉ là việc thay đổi cách thức theo dõi, kiểm soát người dân cho phù hợp với tình hình mới mà thôi. Chúng ta biết là việc sử dụng hộ khẩu đến nay ngay cả nhà cầm quyền cũng thấy bất hợp lý, không cần thiết nhưng tại sao phải tới hơn 30 năm mới đặt ra vấn đề thay đổi này. Lý do quan trọng nhất là cần phải chuẩn bị được đầy đủ hạ tầng, các phương tiện và con người để có thể tiếp tục theo dõi, kiểm soát người dân theo cách khác, tức là hệ thống Internet. Gần đây có thông tin việc gắn chip điện tử trên thẻ định danh công dân, đã có sự phản đối của người dân, dù còn manh nha. Không chỉ có chip gắn trên thẻ định danh công dân, mà chắc chắn còn có sự phân loại người dân thông qua mã số định danh để quản lý theo cách của nhà cầm quyền mong muốn, và chỉ có một bộ phận quản lý nào đó biết được cách thức phân loại này. Nhưng dù sao, việc xóa bỏ sổ hộ khẩu cũng là việc cần thiết và làm nhẹ người tất cả những ai đã từng bị hành hạ thông qua phương tiện tàn bạo để thống trị người dân này./.
Hà Nội, ngày 20/8/2020
N.V.B
Ngày 20/08 tại Hội nghị cho ý kiến về Dự thảo Văn kiện và các dự thảo văn bản phục vụ Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2020 – 2025, Bí thư Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu, trong đó ông nhấn mạnh rằng ‘’Hà Nội phấn đấu đi bằng 2 chân để phát triển đồng đều hơn’’. Ông Huệ chưa nói rõ trước giờ Hà Nội đi kiểu gì, có thể ý ông nói về sự chênh lệch phát triển ở TP này, nơi đô thị hóa nhanh quá nơi thì chậm phát triển? Hay ý ông Huệ lâu nay thành phố sống được nhờ ngân sách của Miền Nam, nên giờ đã đến lúc tự đi bằng đôi chân của mình, không trông chờ vào ai chăm bẳm, nuông chiều nữa…?
Dù ý ông Huệ là gì, tôi cho rằng, cũng có nhiều điều suy nghĩ khi ta ngước nhìn cao hơn nữa để thấy cái bức tranh mà không chỉ Hà Nội đi bằng 2 chân không đâu, mà ở đó ta thấy, quan chức Việt Nam lâu nay đi bằng 4 chân, hoặc là đi bằng đầu gối.
Nhìn hình ảnh Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh và luồn cúi và cố cười ra vẻ trân trọng với kẻ ‘bề trên’ hay Tổng bí thư Nguyễn phú trọng khen trà TQ ngon hơn trà Việt để chúng ta thấy, đó là cách leo lên ngôi trị vì của các quan ở VN, họ không đi lên bằng thực lực của bản thân, không đi bằng đường chính ngạch là Dân bầu, mà họ đi lên bằng đầu gối, may là những hình ảnh này không chụp toàn thân cho chúng ta thấy rõ thế nào, theo tôi nghĩ quần của các ông này nó mòn rách cả đầu gối ấy chứ.
Đảng viên cộng sản ngoài quan liêu, tham nhũng, lãng phí ra thì xu nịnh có lẽ là một căn bệnh trầm kha, khó mà dứt hết được, chả thế VN có tiến sĩ đổ đề tài ‘’Nịnh trong tiếng Việt’’. Họ nịnh bợ cấp trên để mong được lòng, ngoài biếu quà cáp như tiền, nhà, xe mỗi khi có dịp cho sếp ra, mà không có dịp cũng biếu luôn, quan chức đảng viên còn dâng vợ cho sếp mong thăng quan tiến chức. Thậm chí, quan chức khi bị thất thế do phe khác mạnh lên, đã phải tự sát để bảo toàn tài sản tham ô mà có cho vợ cho con.
Họ khen lấy khen để, khen bất kể đúng sai, sếp cũng vì thói háo danh, ảo tưởng hào quang mình giỏi thật nên tấm tắc mà bổ nhiệm đám nịnh thần lên chức cao. Ví dụ rõ nhất như ông thủ tướng Phúc đọc ông ‘’Nguyên Ngọc và nhiều ông nhà văn nhà thơ còn sống sờ sờ đã hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ’’ mà bên dưới có nhiều kẻ biết họ còn sống đấy nhưng vẫn cố vỗ tay cho đều, cố vỗ tay khen Thủ tướng giỏi quá, thủ tướng hay quá đó thôi.
Hay ông lú lẫn nhà ta cũng cúi đầu khen lấy khen để trà TQ ngon hơn trà VN, mà chưa biết trà nào ngon hơn trà nào.. tất cả, đó là biểu hiện của những kẻ đi bằng đầu gối. Sự luồn cúi xu nịnh thời nào cũng có, nhưng mà đổi cả thể diện quốc gia, hạ thấp một đất nước do mình đang cai trị chỉ mong làm vui lòng minh chủ thì chỉ duy nhất thời Phú trọng mới làm được, chỉ ông ta mới làm được điều đó. Nó hèn hạ, và bỉ ổi vô cùng tận.
Cái đau hơn, người có học như Nguyễn Thiện Nhân, Vương Đình Huệ nó khen kẻ giỏi hơn mình thì không nói, suốt ngày nghe đám niễng ,lú lý luận Mác Lê cố ngồi nghe được, miệng thì khen giỏi khen hay, tay thì vỗ ầm ầm được, cái hay cái giỏi ấy nó sao mà đểu cáng vô cùng, nó lưu manh vô cùng tận.
Quan chức VN họ ngoài dốt, lú lẫn, quẹo ra, họ chẳng có thứ vũ khí gì để tiến thân xa hơn, ngoài phải đi bằng đầu gối. Vì người giỏi đâu có được phép tồn tại ở đất nước này.
Đất nước VN nó tréo ngoe như thế đấy!
Mấy ngày nay, facebook dậy sóng vì các cháu bé. Cháu bé thứ nhất là cháu bé sơ sinh, bị vứt vào khe tường giữa hai nhà. Còn cháu bé thứ hai là cháu bé 2,5 tuổi, bị bắt cóc.
Đây là hai cháu bé có hai hoàn cảnh rất trái ngược nhau. Một cháu thì bị chính mẹ đẻ của mình hắt hủi, bỏ đi, còn cháu kia thì được cha mẹ yêu mến, và bị một người phụ nữ hiếm muộn bắt cóc mang về nhà để làm con mình. Hình như mỗi người sinh ra đều mang một số phận, và những số phận ấy đôi khi rất trái ngược nhau.
Tôi đã nhiều lần đi qua lại đèo Hải Vân, nhưng thường là tôi tự lái xe. Cũng có lần đi xe thuê, nhưng lại đi đường hầm. Cách đây vài năm, có một lần, tôi thuê xe từ Đà nẵng đi lên đèo Hải Vân. Tôi rùng mình khi người lái xe cho biết, rằng con đường mà tôi đang đi có rất nhiều đứa trẻ mới sinh bị vứt ra đó.
Sao lại có thể có những người mẹ nhẫn tâm như vậy nhỉ? Lâu lâu người ta biết một vài người mẹ vứt con. Thường đó là những người ít được học hành, hoàn cảnh nghèo khó. Nhưng gần đây nhất, nghe nói mẹ của đứa trẻ bị vứt dưới khe tường là một sinh viên đại học. Tại sao họ lại có thể tàn nhẫn đến như vậy?
Tất nhiên, những người mẹ vứt bỏ con mình, nhét con vào cầu tiêu, ném xuống hố ga, vứt xuống khe tường, hay bỏ bên đường đèo… là những ác mẫu. Hành vi của những người đó là tội ác. Nhưng chúng ta có vô can hay không?
Một nền giáo dục thiếu vắng tính nhân bản, đề cao việc chém giết, coi rẻ mạng người. Một nền văn hoá lấy mê tín và buôn thần bán thánh đội lốt tín ngưỡng, tha hoá ngay cả những nơi linh thiêng như chùa chiền. Trong một xã hội như vậy, làm sao mà có đủ nền tảng đạo đức, để những người mẹ không may rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã có đủ khả năng xử lí tình huống một cách nhân văn.
Cuộc tranh cãi về việc ai là người cứu cháu bé bị bỏ dưới khe tường được cư dân mạng quan tâm, chủ yếu là câu chuyện giống như chuyện Thạch Sanh và Lý Thông. Nhưng gần như rất ít người phân tích bản chất của việc tranh giành ấy là gì. Đó chính là thói giả dối, đạo đức giả.
Chính vì cái thói giả dối, đạo đức giả đó mà những người mẹ đang tâm thực hiện một tội ác, đó là giết chết con mình. Họ sợ mang tiếng là chửa hoang, là mẹ đơn thân. Họ sợ người đời khinh rẻ họ. Và, họ thực hiện một tội ác, để mọi người vẫn nhìn họ như là người có đạo đức tốt, sống theo khuôn phép, lễ giáo (tất nhiên là đạo đức theo tiêu chuẩn của họ).
Cũng liên quan đến đạo đức, đó là sự nghiệt ngã của những người làm cha, làm mẹ, khi cho rằng con gái mình làm bại hoại gia phong, làm mất mặt cha mẹ… Tôi nhớ lại trường hợp một bệnh nhân của tôi bị chấn thương cột sống. Khi đưa lên bàn mổ, chúng tôi mới phát hiện cô đang có thai. Cô chối ngay chuyện mình đã có quan hệ với bạn trai khi cô tỉnh thuốc mê và được biết mình đang mang thai.
Nhưng người thực sự hoảng loạn sau khi biết điều đó là mẹ cô. Mẹ cô cho rằng cha cô sẽ giết cô khi biết chuyện. Người cha ấy không nghĩ rằng cách hành xử khắt khe của ông sẽ đẩy con gái mình vào con đường tội ác. Và khi đó thì gia phong sẽ còn bại hoại như thế nào, danh dự gia đình của họ sẽ ra sao?
Tôi không biết ở Việt nam có bao nhiêu người theo công giáo, và có bao nhiêu ác mẫu theo công giáo. Tôi tin số đó không nhiều, vì công giáo được tổ chức khá bài bản.
Đa số dân Việt nam theo đạo Phật, hoặc ít ra là họ có thiên hướng đi chùa hơn là đi nhà thờ. Nhưng chùa chiền của chúng ta ra sao? Thật tiếc là nhiều ngôi chùa lao vào kinh doanh mê tín dị đoan như cúng sao giải hạn. Có những nhà sư nổi tiếng thì kêu gọi vũ trang, hoặc “xin tí khí”… Những người rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khi muốn hướng đến tôn giáo thì biết trông vào đâu?
Và một điều rất quan trọng, đó là vai trò của các đoàn thể. Hội phụ nữ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em… hàng loạt các đoàn thể ngốn hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế của người dân mỗi năm. Những cái gọi là đoàn thể ấy làm gì, ngoài việc tung hô và làm đầu sai cho đấng quang vinh, tài tình, sáng suốt?
Và họ kết luận rằng vì Việt Nam nằm cạnh nước lớn Trung Quốc nên chế độ đa đảng là không phù hợp.
Vậy lý luận của những người bênh vực cho chế độ độc đảng cộng sản có đúng không?
Tôi sẽ phân tích về ưu điểm của chế độ đa đảng và bản chất phản động của chế độ độc đảng CS để quí vị thấy rõ.
Trước hết, chúng ta cùng xem các ưu điểm của đa đảng:
Khi có đa đảng thì hiển nhiên có hệ thống tam quyền phân lập, báo chí tư nhân tự do hay truyền thông độc lập. Và đó là cơ chế giám sát trong một thể chế chính trị dân chủ.
Hệ thống tam quyền phân lập tạo ra sư cân bằng quyền lực, giám sát quyền lực lẫn nhau giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Báo chí tự do hay truyền thông độc lập là lực lượng quyền lực thứ tư của Nhân dân để giám sát hệ thống tam quyền phân lập và giám sát luôn các đảng phái chính trị.
Các đảng phái chính giám sát lẫn nhau. Các đảng đối lập giám sát đảng cầm quyền.
Nhân dân là những trọng tài công bằng và khách quan nhất trong mỗi kỳ bầu cử để chọn ra người lãnh đạo đất nước, đảng cầm quyền.
Việc tranh cử của các đảng chính trị, các ứng cử viên độc lập được diễn ra công khai và minh bạch trước sự giám sát của truyền thông, các cơ quan pháp luật và Nhân dân.
Không một cá nhân hay đảng chính trị nào có thể thao túng được chính trị của đất nước.
Đó là một vài lợi điểm của chế độ chính trị dân chủ đa đảng.
Trong chế độ chính trị độc đảng cộng sản tại Việt Nam. Tuy là chế độ một đảng, nhưng bên trong của đảng CSVN lại có hàng nghìn băng đảng Mafia chính trị, phe nhóm lợi ích được hình thành và tồn tại từ cấp Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương, các bộ ngành, các địa phương từ cấp tỉnh tới thôn bản.
Tại sao lại gọi là Mafia chính trị?
Bởi vì các nhóm quan chức cộng sản từ Bộ chính trị tới các địa phương tranh giành quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế với nhau trong bóng tối, quyết liệt với mọi thủ đoạn đê tiện và hèn hạ nhất. Thậm trí có thể hạ sát lẫn nhau.
Các băng đảng Mafia chính trị, phe nhóm lợi ích chúng cấu kết với nhau theo ngành dọc, theo ngành ngang, từ trung ương tới địa phương để đấu đá với nhau trong bóng tối để tranh giành quyền lực chính trị và các lợi ích kinh tế.
Trong Bộ chính trị có gần 20 thành viên, nhưng đều là thủ lĩnh của những băng đảng Mafia chính trị khác nhau trong đảng CSVN.
Mỗi ủy viên BCT thì lại có đàn em nằm trong Ban chấp hành trung ương, rồi chúng lần lượt nằm ở các bộ, các tỉnh, thành phố.
Ở cấp tỉnh, cấp bộ cũng vậy, mỗi tỉnh ủy viên, ủy viên đảng bộ Bộ A, B, C,.. đều có đàn em ở các vụ, các sở ban, ngành,…..
Tương tự như vậy cho tới cấp huyện, xã, thôn,….
Đặc trưng nổi bật của chế độ độc đảng CSVN là các cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực chính trị và các lợi ích kinh tế đều diễn ra trong bóng tối. Báo chí của chế độ không được biết, nếu biết không được đưa tin.
Nhân dân càng không thể giám sát và đương nhiên không có quyền lựa chọn và quyết định người có tài năng, đạo đức đẻ phục vụ Nhân dân.
Trước đây những kẻ thua cuộc trong cuộc đua tranh quyền lực chính trị trong đảng CSVN thường được nghỉ hưu khi sắp đến tuổi hoặc cho ngồi chơi xơi nước chờ nghỉ hưu.
Nhưng trong những nhiệm kỳ gần đây thì những kẻ thua cuộc sẽ phải vào ngồi tù với những bản án tới cả hàng chục năm hay chung thân như Đinh La Thăng và Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn.
Vậy sự nguy hiểm của chế độ độc đảng CSVN với nhiều đa băng đảng Mafia như thế nào?
Thứ nhất, không có sự giám sát của Nhân dân, đảng đối lập và truyền thông độc lập nên đảng cộng sản VN dễ dàng bán lãnh thổ, chủ quyền quốc gia cho Trung cộng như Hiệp định phân định biên giới Việt- Trung năm 1999, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Hiệp định qua lại biên giới, Thỏa thuận dẫn độ,…
Thứ hai, các cuộc đấu đá, tàn sát lẫn nhau trong nội bộ đảng CSVN sẽ đưa những kẻ cơ hội, bất tài, thủ đoạn độc ác,… lên nắm quyền lực từ trung ương tới địa phương. Như vậy chúng tước đoạt đi quyền và cơ hội của những người có tài năng và đạo đức.
Thứ ba, những kẻ nắm giữ quyền lực dành quá nhiều thời gian để tính toán việc tham nhũng, ăn chơi, đối phó với các đối thủ khác trong đảng. Nên chúng không còn thời gian để suy nghĩ tìm ra những giải pháp tốt nhất xây dựng và phát triển đất nước;
Thứ tư, chúng đặt lợi ích của phe nhóm, của đảng, của chế độ CS lên trên lợi ích của đất nước, của Nhân dân. Chúng sẵn sàng hy sinh lợi ích của đất nước, của Nhân dân vì lợi ích của đảng và chế độ. Ví dụ chính sách đu dây ngoại giao, hay chính sách 4 Không,…
Thứ năm, để bảo vệ quyền lực cai trị tuyệt đối của đảng và chế độ CS đối với đất nước và Nhân dân thì chúng tước đoạt, chà đạp lên các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Đàn áp, sách nhiễu, bắt cầm tù những người dám đứng lên đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ.
Thứ sáu, tham nhũng là lý tưởng, mục đích, lẽ sống, bản chất của quan chức, chế độ CSVN. Nên chúng tìm mọi cách để vơ vét nhiều nhất có thể để làm giàu và nuôi dưỡng băng đảng, phe nhóm của chúng trong đảng. Tham nhũng của chế độ CSVN làm mất đi ít 30% nguồn lực của quốc gia mỗi năm.
Qua sự so sánh và phân tích trên cho chúng ta thấy xu thế tất yếu trong việc đấu tranh để chuyển đổi từ chế độ độc đảng CS lạc hậu, phản động sang xây dựng chế độ dân chủ đa đảng mang tính ưu việt ở Việt Nam.
Mọi vấn đề đều nằm trong tay, quyền quyết định của đa số Nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam. Chúng ta không thể thụ động ngồi chờ vào sự đấu tranh, hy sinh của một vài người, vài tổ chức. Khi mà toàn thể thế hệ trẻ Việt Nam hiểu được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với đất nước, với tương lai của chính mình và mong muốn, khát khao được thể hiện tài năng của bản thân. Chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, hợp tác đứng lên cùng đấu tranh thay đổi đất nước.
Chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Chỉ tới năm 1992, Việt Nam khi đã hợp nhất mới có bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận sự lãnh đạo và duy nhất của Đảng cộng sản, được đổi tên từ Đảng lao động. Đây là dấu mốc đánh dấu sự độc quyền chính trị một cách chính thức của đảng này.
Tuy nhiên, Hiến pháp không phải là cố định bất di bất dịch và đảng phái cũng chỉ là một tổ chức, đáng ra nó không có quyền đứng trên lãnh đạo nhà nước chứ không ai trao cho tổ chức đó quyền tuyên bố chỉ một mình nó có thẩm quyền để chấp nhận hay không chấp nhận sự đa nguyên (đa đảng) chính trị và đa dạng tư tưởng.
Không hiểu bà ta có đọc Hiến pháp và các Công ước về dân quyền và nhân quyền mà Việt Nam tham gia? Rõ ràng quyền lập hội, lập đảng là một quyền chính trị và quyền con người cơ bản. Nó được ghi rõ trong các văn kiện pháp lý của các khối quốc tế và luật quốc tế.
Cũng giống như công đoàn độc lập, ban đầu, đảng cộng sản cũng không cho tồn tại quyền này đối với công nhân mà chỉ được thông qua công đoàn do chủ doanh nghiệp thành lập và trực thuộc Công đoàn Việt Nam. Nhưng đến nay, khi than gia vào CPTPP thù Đảng cộng sản đã phải chấp thuận điều kiện cơ bản này để hội nhập và khối liên minh kinh tế quốc tế này.
Đảng cộng sản, thông qua một tiến sỹ chính trị chuyên chính cộng sản, không có kiến thức cơ bản về dân quyền và nhân quyền, tuyên bố sự đại diện cho nhân dân và dân tộc để khẳng định sự độc quyền chính trị và độc tôn quyền lực của Đảng cộng sản, và từ đó phủ nhạn mọi quyền cơ bản khác của người dân.
Nhân dân có quyền lập đảng, lập hội không? Có.
Việc lập đảng chính trị có phù hợp với các quy định pháp lý của quốc tế (Liên Hiệp quốc) về các quyền dân sự và chính trị không? Có.
Việc Đảng cộng sản nắm giữ toàn bộ quyền lực (lãnh đạo) nhà nước và cả hệ thống báo chí, tuyên bố không chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng, có tước bỏ đi quyền cơ bản quyền chính trị của công dân không? Có.
Vế không cần đa đảng, điều này có thể đúng trên quan điểm và lập trường của Đảng cộng sản, vì họ đang nắm quyền độc tôn, không ai muốn chia sẻ cho bất kỳ tổ chức nào khác. Nhưng vế không chấp nhận thì họ lại không có quyền, mặc dù họ đang có sức mạnh để đưa ra tuyên ngôn đó một cách không công bằng và hoàn toàn độc đoán.
Luật pháp, bao gồm Hiến pháp, cũng là một khế ước xã hội, và xã hội khi thay đổi cơ bản cấu trúc của nó, thì những bản Hiến pháp cũng sẽ thay đổi để phù hợp với thực tế của nó. Đây chính là nội dung của phép biện chứng duy vật của Marx.
Nhưng như đã phải nói, dù có bất cứ sự thay đổi (biểu hiện) nào diễn ra, nhưng có thể thấy chúng có dẫn tới sự thay đổi có tính bản chất hay không, ta dựa vào tính biểu trưng của nó – triều đình nào cũng chỉ có một vua, nên chỉ có một đảng thì có khác gì vị vua thực hiện quyền chuyên chính của mình.
Luật Trưng cầu ý dân, với những vấn đề trọng đại, đặc biệt liên quan tới việc định đoạt quyền lực của mình chưa khi nào được áp dụng.
Ngay cả là một tiến sỹ chính trị hậu bối của Marx, cô ta cũng đã quên mất một phác hoạ nghiêm túc của Marx, về việc nhà nước cũng tiêu biến, và khi đó thì chẳng cần tới sự tồn tại của bất cứ đảng chính trị nào.
Nhưng Marx cũng viết về sự đấu tranh của các mặt đối lập để sự vật có thể phát triển, nhưng đáng tiếc, cô ta đã đứng ra để triệt tiêu một nguyên lý hết sức quan trọng của Marx, người mà họ tôn thờ và luôn giơ ra làm biểu tượng trước bất cứ quan điểm nào đến từ những người khác./.
ĐCS họ tự xưng là đại diện cho giai cấp nghèo khổ, nhiệm vụ của họ là đấu tranh “xóa bỏ sự khác biệt giai cấp”. Thế nhưng khi cầm quyền, họ đã phân loại công dân như phân loại súc vật ngoài chợ để định giá từng thành phần. Đầu tiên đó là ra chế độ lý lịch ưu tiên cho con em đảng viên và người có công trong bộ máy chính quyền. Tiếp theo đó là chế độ hộ khẩu để phân biệt công dân hạng 1 và công dân hạng 2 để phân biệt đối xử trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Tiếp theo là chính sách phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vv..
Tất cả những chính sách phân biệt đối xử đó nó xuất phát từ chủ trương xuyên suốt của ĐCS. Khi soạn Hiến Pháp, CS đã tự đặt ra điều 4 để ưu tiên quyền lãnh đạo đất nước cho riêng họ. Kỳ thị là một thứ tư tưởng bệnh hoạn, nó đã bị thế giới văn minh loại bỏ. Như ta biết, nước Mỹ đã tiến bộ cùng với lịch sử đẩy lùi nạn kỳ thị. Kỳ thị nặng nhất là thời kỳ chế độ nô lệ, từ thời nội chiến trở về trước. Đến sau thời kỳ nội chiến, tuy chế độ nô lệ bị bãi bỏ nhưng người da đen vẫn bị kỳ thị bằng định kiến xã hội. Và đến những năm 60 của thế kỷ 20, thì Đạo Luật Dân quyền ra đời đã loại bỏ những hành động kỳ thị người da đen công khai. Nước Mỹ không thể văn minh nếu luật pháp không ngăn cản nạn kỳ thị. Còn ở Việt Nam thì sao? Tư tưởng kỳ thị được luật hóa ngay trong bản Hiến Pháp. Nên đừng kỳ vọng Việt Nam có tiến bộ.
Hôm nay trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Trẻ em KT3 lo không được vào lớp 1”. Hiện nay những người không có hộ khẩu mà chỉ có KT3 có nguy cơ con cái không vào lớp 1 được. Chính CS đã đẻ ra sổ hộ khẩu để định giá cho loại công dân hạng 1, họ đẻ ra tiếp cái gọi là KT3 để định giá loại công dân hạng 2, và thành phần còn lại được định giá là công dân hạng 3. Theo bài báo này, hiện nay đang có hàng ngàn trẻ em có nguy cơ bị tước mất quyền được đi học vì thứ quy định bệnh hoạn này. Trẻ nó có tội lỗi gì mà sao ra luật để tước bỏ quyền cơ bản của chúng? Đã không soạn luật, không làm chính sách ưu tiên cho chúng thì thôi chứ sao lại ra loại quy định bệnh hoạn để làm hại chúng?
Một anh nông dân trồng khoai, đến mùa khi thu hoạch anh ta sẽ phân ra khoai loại 1, khoai loại 2, loại 3 vv… để mà định giá. Một anh nuôi heo thì cũng thế, anh ta cũng phân ra giống heo này là loại 1, giống kia loại 2, giống nọ lại 3 để mà định giá. Và tương tự như vậy, ĐCS Việt Nam cũng làm thế với công dân Việt Nam. Họ đã ra nhiều chính sách, soạn nhiều điều luật hoặc dưới luật để phân loại người như phân loại heo-gà-chó để đám quan chức yếu kém dễ bề quản lý.
Như ta biết, mọi yếu kém của chính quyền CS cuối cùng hậu quả cũng đổ lên đầu dân. Nhìn ở góc độ khác, thì việc phân loại công dân nó cũng tựa như phân loại sọt rác vậy. Những cái sọt rác này sẽ là nơi chứa đựng những hậu quả yếu kém của chính quyền CS gây ra. Tầng công dân hạng 1 chính là cái sọt rác thứ nhất, tầng công dân hạng 2 chính là sọt rác thứ hai, tầng công dân hạng ba chính là sọt rác thứ ba. Yếu kém ít họ quẳng hậu quả vào sọt rác thứ ba, yếu kém nhiều hơn làm cho sọt rác thứ 3 dầy thì họ nhét nó vào sọt rác thứ 2, còn quá yếu kém làm 2 sọt rác kia đầy thì họ lại dùng đế sọt rác thứ nhất. Khi cả 3 sọt rác đày ắp thì trường hợp này chính là hậu quả ảnh hưởng đến toàn xã hội không trừ một ai.
Chúng ta nên nhớ rằng, nước Mỹ trước khi Đạo Luật Dân Quyền năm 1964 thì luật pháp nước này không hề quy định người da trắng phải kỳ thị người da đen. Nạn kỳ thị chủng tộc trong xã hội Mỹ thời đó là do định kiến từ thời chế độ nô lệ còn sót lại chứ không phải luật pháp nước Mỹ quy định “người da trắng phải kỳ thị người da đen”. Nạn kỳ thị thời đó chỉ là hiện tượng “người da trắng có quyền làm những gì luật pháp không cấm” thôi. Từ khi có Đạo Luật Dân Quyền, thì hành động kỳ thị được xem như làm phạm pháp, và từ đó hành động kỳ thị chủng tộc bị loại bỏ. Luật pháp loại bỏ kỳ thị là luật pháp tiến bộ, luật pháp làm lơ cho nạn kỳ thị thì cũng đã là chậm tiến. Còn với thứ luật pháp cổ võ cho tư tưởng kỳ thị, thì có thể nói ĐCS đang định hướng xã hội Việt Nam đi thụt lùi so với thế giới.
Vấn đề tư tưởng kỳ thị được luật hóa hoặc được nâng lên thành quốc sách và áp dụng trong các chính sách cai trị, thì rõ ràng đứng góc độ nào ta cũng thấy người dân chỉ là thứ công cụ của đảng. Nếu ĐCS là chủ trại thì dân là súc vật, nếu ĐCS là chủ nhà thì dân là những cái sọt rác không hơn không kém. Kỳ thị là một thứ tư tưởng bệnh hoạn, nó không được chấp nhận trong một xã hội tiến bộ. Với ĐCS cai trị thì thế nào dân Việt cũng sẽ là dân tộc chậm tiến so với phần còn lại của thế giới. Hãy bước ra ngoài biên giới Việt Nam, sẽ thấy xã hội Việt Nam chẳng khác nào một bãi rác./.
-Đỗ Ngà-
https://tuoitre.vn/tre-em-kt3-lo-khong-duoc-vao-lop-1-20200822090153832.htm