Monday, November 19, 2018

Tham nhũng – Chuyện dài vô tận



Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp“.
Đấy là câu nói của ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang là chủ tịch Quốc hội. Rõ ràng ông này đã thừa nhận, đã làm quan chức thì có làm sai. Và cũng thừa nhận, đừng dùng đúng pháp luật để xét tội quan chức (tức dùng đạo đức để tha thứ), nếu làm thế thì không còn ai để lãnh đạo. Và thực tế là vậy, có quyền là tất tham nhũng, cho nên khi đấu đá, họ dùng bài chống tham nhũng thì đối thủ có mà chạy đằng trời.
Để chống được tham nhũng, phải làm gì? Ở các nước tự do, người ta làm rất khoa học. Thứ nhất, lương phải đủ sống để người ta có thể sống khi không tham ô. Thứ nhì, giáo dục nhân bản để hướng thiện con người, giúp họ tránh khỏi sự cám dỗ của tiền bạc. Thứ ba, phải minh bạch để mọi hành động tham ô, dù nhỏ nhất, cũng được phát hiện. Thứ tư, phải thượng tôn pháp luật để trừng trị kẻ tham ô thích đáng. Như vậy, người làm công chức ở các nước tự do phải chịu 4 lớp khống chế như thế, cho nên bộ máy chính quyền của họ trong sạch.
Còn ở Việt Nam? Hoàn toàn không có một lớp nào để khống chế tham nhũng cả. Tất cả đều được thả cửa.
Thứ nhất, lương cơ bản không đủ sống là buộc họ phải tìm cách tham ô. Mà để phát lương đủ sống thì bộ máy phải tinh giảm. Nhưng chính quyền CS không làm.
Thứ nhì, giáo dục thất bại, kết quả là con người ta có lối sống trọng vật chất. Từ thế hệ trẻ đến thế hệ trưởng thành, đa phần thích khoe tiền của, khoe sự xa hoa hơn là nâng cao trí tuệ. Anh nào giàu thì làm tủ rượu bạc tỷ để khoe cuộc sống vương giả thay vì làm một tủ sách để học làm người và nâng cao kiến thức. Những con người như thế, có quyền lực trong tay sẽ bốc hốt thật nhiều về mình.
Thứ ba, phải minh bạch nghĩa là liên quan đến thể chế chính trị. Phân quyền để giám sát và chế tài, báo chí tự do soi rọi mọi ngóc ngách của bộ máy công quyền để đem lên mặt báo. Nhân dân có quyền biểu tình để đòi hỏi chính quyền xử lý vv.. Nếu được như vậy thì ai dám làm bậy? Nhưng thể chế độc tài CS không thể có những đặc điểm này. Họ không minh bạch để che chở cho nhau.
Thứ tư, Việt Nam không thượng tôn pháp luật. Tức luật pháp chỉ để trừng trị dân, còn với quan chức thì dùng thứ luật riêng của đảng. Không có tư pháp độc lập nên tòa án chỉ là nơi làm theo chỉ thị. Với dân thì họ tuyên những bản án nặng đến phi lý, với quan chức thì án nhẹ như lông hồng. Ăn cắp ổ bánh mi thì bị tù, ăn cắp ngàn tỉ thì miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở Việt Nam, làm quan chức là không thể không tham nhũng. Chính quyền lập ra một uỷ ban chống tham nhũng, nhưng chống đâu không thấy, chỉ thấy tham nhũng len lỏi vào trong uỷ ban này. Và cuối cùng lại hô hào chống tham nhũng ngay trong uỷ ban chống tham nhũng. Thuốc trị bệnh của chính quyền CS cũng mang mầm bệnh thì thử hỏi trị gì?
Tham nhũng sẽ gây hậu quả gì? Tiền thuế của dân đóng là cho quan chức bỏ túi. Chính quyền đánh thuế cao và vay nợ nhiều nhưng an sinh xã hội không có. Cuối cùng, thế hệ này trả không xong thì con cháu trả. Con cháu trả nhưng nợ công vẫn ngày một tăng và thuế má vẫn ngày một nặng. Thế là đến thế hệ tiếp nữa gánh. Và cứ như thế nợ truyền kiếp, đói khổ truyền kiếp. Khi kinh tế sụp đổ như Venezuela thì dân sẽ gánh hết hậu quả, còn chính quyền thì dùng quyền lực để tìm chỗ nào hốt được thì hốt. Thằng hàng xóm xảo trá sẵn sàng quẳng ra một chút lợi ích để đổi lấy sự nhượng địa cho của con nợ vvv… Thế đấy! Chấp nhận Cộng Sản là chấp nhận kiếp trâu ngựa./.

No comments:

Post a Comment