ào những ngày này, bên cạnh bóng đá, chủ đề được bàn luận nhiều nhất ở Việt Nam luôn là ngày nhà giáo Việt Nam khi các trường từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học hay trường dạy nghề đều tổ chức các sự kiện kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11. Nhiều trường học còn tổ chức mấy chục năm ngày thành lập thu hút hàng ngàn lượt người tới dự.
Tuy nhiên, cũng giống bao sự kiện khác trong năm như ngày nhà báo, ngày phụ nữ, ngày đoàn thành niên, ngày ABC … Ngày nhà giáo Việt Nam cũng chỉ là sản phẩm của tuyên truyền bởi suy cho cùng, những sự kiện như vậy không thể giúp cải thiện được thực trạng giáo dục của đất nước. Đơn cử như trường hợp của ông bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ – tư lệnh ngành và là mẫu mực của nền giáo dục thì nói ngọng.
Trong một bài phát biểu bằng tiếng Anh gần đây, ông Nhạ cũng gây sốt cộng đồng mạng với lối phát âm tiếng Anh mà có lẽ ông ấy cũng không thể hiểu nếu nghe lại bài diễn văn của mình. Không chỉ kém về chuyên môn và phát âm L… N nẫn nộn, bộ trưởng Nhạ còn cho thấy một thái độ làm việc thiếu nghiêm túc khi ông ngủ ngon lành trong một phiên họp của Quốc Hội. Chưa hết, trước những sai phạm nghiêm trọng của ngành giáo dục trong thời gian qua cùng với số phiếu tín nhiệm rất thấp và bị quốc hội kêu gọi từ chức nhưng Nhạ ngọng vẫn bình yên trên chiếc ghế bộ trưởng của mình bất chấp sự lên án của xã hội cho ông là “Thờ ơ, vô trách nhiệm và vô liêm sỉ”.
Trong khi đó, dù đã liên tục đổi mới nhưng Việt Nam vẫn chưa có bất cứ đại diện nào góp mặt trong tốp 350 trường đại học tốp đầu châu Á. Đấy là chưa kể đến việc nhiều chuyện trong thực tế xã hội khác hẳn với sách giáo khoa và với lời thầy cô truyền đạt cho các em học sinh trên lớp học. Ngay cả những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân cũng không phải là tấm gương của học giỏi.
Trong bối cảnh như vậy, học sinh sinh viên học được gì từ ngày 20/11 năm nay nhỉ???
No comments:
Post a Comment