“…Thể chế dân chủ không phải là phép màu, nó là kết quả của sự đấu tranh, vươn lên hoàn thiện không ngừng của mọi thành viên trong xã hội mà trước hết cần tinh thần lương thiện…”
Tôi đã từng trải qua cuộc sống với nhiều thử thách, nhiều vị trí công việc. Tôi đã từng làm giảng viên đại học, được chứng kiến đời sống giảng viên, sinh viên và những ước mơ lãng mạn của tuổi trẻ, từng làm nhân viên cho các công ty bất động sản đủ để hiểu họ hoạt động thế nào. Tôi đã từng làm phó giám đốc, trưởng phòng các công ty thiết kế và hiểu được các công ty ở Việt Nam vận hành thế nào.
Từ những trải nghiệm đó tôi hiểu thấu khái niệm: DÂN CHỦ
Thật đáng tiếc là tất cả môi trường tôi đã trải qua, đâu đâu tôi cũng thấy một đặc tính của người Việt là tính đố kỵ, ganh ghét với người khác. Trong các môi trường trí tuệ như giảng đường đại học tính đố kỵ, ghen ăn tức ở, khống chế, hãm hại người tài lại diễn ra như ở những nơi tối tăm của cuộc đời. Tính ghen ăn tức ở khiến con người ta biến tất cả những giao tiếp, đối xử với nhau trỏ thành giả dối, biến cuộc sống xã hội trở nên tù túng, kìm hãm mọi sáng tạo và phá hủy mọi ước mơ được cống hiến và xây dựng một xã hội đáng sống hơn.
Đi theo đó là tính độc tài khiến con người ta tàn ác, sẵn sàng làm những việc phi nhân, vô đạo đức. Một ông giảng viên được bố trí làm trưởng bộ môn (một chức rất nhỏ trong cấu trúc trường đại học ) là lãnh đạo của tôi có một tham vọng là biến cả bộ môn, với các giảng viên trẻ từ 25 đến 40 tuổi của mình thành những tay vẽ thuê không công, để ông lợi dụng kiếm tiền, coi như là một trách nhiệm với trưởng bộ môn. Ở trường vẫn gọi ông ta là Đỉnh Ru (đi Rumani về).
Ông ta đã đặt ra những việc tủn mủn vô lý như đi scan các cuốn sách để chuyển thành văn bản Word để tiện cho giảng dạy, trích dẫn sau này. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức làm ngày làm đêm ở nhà mới kịp trong khi lương giảng viên mới vào trường chỉ đủ tiền ăn sáng và họ còn phải làm thêm để kiếm sống. Về sau tôi biết đó là một cách để kiểm tra độ chịu đựng của những người dưới quyền. Nếu anh chấp nhận thì sẽ có vô số việc không công tới tấp gửi đến, nếu anh chống lại thì sẽ liên tục có những cuộc tra tấn tinh thần như kiểm điểm, phê bình nhằm loại anh ra khỏi cơ quan... Bi kịch thay trong các cơ quan nhà nước ở chúng ta lai có kiểu đánh giá đạo đức của người lớn kiểu bình bầu, đánh giá như thế, đó là môi trường cho tính độc tài phát huy. Xin không kể thêm những bi kịch cho tôi và cho đồng nghiệp trong môi trường như thế. Có cậu đồng nghiệp với tôi khi cả bộ môn đi nghỉ mát ở Sầm Sơn lăn ra cảm sốt trong khi đi nghỉ, sốt kinh khủng lên đến 41 độ và tôi phải chạy giúp cậu cấp cứu cả đêm, chỉ vì mấy đêm trước khi đi cậu đã làm giúp một công việc cho Đỉnh Ru.
Ông ta đã đặt ra những việc tủn mủn vô lý như đi scan các cuốn sách để chuyển thành văn bản Word để tiện cho giảng dạy, trích dẫn sau này. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức làm ngày làm đêm ở nhà mới kịp trong khi lương giảng viên mới vào trường chỉ đủ tiền ăn sáng và họ còn phải làm thêm để kiếm sống. Về sau tôi biết đó là một cách để kiểm tra độ chịu đựng của những người dưới quyền. Nếu anh chấp nhận thì sẽ có vô số việc không công tới tấp gửi đến, nếu anh chống lại thì sẽ liên tục có những cuộc tra tấn tinh thần như kiểm điểm, phê bình nhằm loại anh ra khỏi cơ quan... Bi kịch thay trong các cơ quan nhà nước ở chúng ta lai có kiểu đánh giá đạo đức của người lớn kiểu bình bầu, đánh giá như thế, đó là môi trường cho tính độc tài phát huy. Xin không kể thêm những bi kịch cho tôi và cho đồng nghiệp trong môi trường như thế. Có cậu đồng nghiệp với tôi khi cả bộ môn đi nghỉ mát ở Sầm Sơn lăn ra cảm sốt trong khi đi nghỉ, sốt kinh khủng lên đến 41 độ và tôi phải chạy giúp cậu cấp cứu cả đêm, chỉ vì mấy đêm trước khi đi cậu đã làm giúp một công việc cho Đỉnh Ru.
Ở môi trường trí thức đại học, tôi thấy những khuôn mặt u sầu, bất lực của các lớp giảng viên lớn tuổi. Như các bạn biết, đó chắc chắn là những tài năng ở lứa tuổi của họ. Song họ đã bị khóa chặt mọi tự do và ước mơ với mức lương giảng viên 3 cọc 3 đồng và cả một môi trường tù túng không thể cống hiến và sáng tạo. Không chỉ kinh tế hành hạ người ta mà môi trường tinh thần hủy hoại niềm tin và nhân cách họ không kém. Xin thưa, đó là môi trường độc tài, phủ nhận ý kiến và tài năng, môi trường của vô cảm và cam chịu. Một số đông giảng viên đã chọn cách ăn tiền sinh viên, bán điểm và thậm chí quấy rối tình dục.
Tôi đã bỏ trường đại học và đi ra thế giới bên ngoài, làm một kiến trúc sư và tham gia nhiều loại công ty. Ở đâu tôi cũng gặp loại người bóc lột, cướp ý tưởng của người khác. Mẫu người đố kỵ, xoi mói, đòi lê đòi mách và vu khống sau lưng người khác. Nhiều mẫu người trâng tráo đến kinh tởm mà người ta thường goi là Kỳ đà cản mũi.
Một môi trường quan trọng của con người là gia đình. Và rồi tôi cũng hiểu để có một gia đình yêu thương trân trọng nhau rất khó. Nhiều gia đình chỉ tồn tại dựa trên bộ khung đầy đủ thành viên và trách nhiệm nạp tiền hàng tháng. Lẽ thường thấy ở nước ta những mâu thuẫn như vợ khinh chồng không làm ra tiền, hoặc khi chồng hoặc vợ làm ra tiền hơn người thì tự cho mình một tự do tình cảm ngoài gia đình thái quá. Vậy hóa ra để con người tìm được hạnh phúc về tinh thần thật khó khăn. Chọn một người bạn đời để tạo ra một môi trường gia đình đáng sống cũng là một thử thách lớn biết bao.
Dần dần tôi nhận ra có một quy luật sâu sắc giữa Cấu trúc, chất lượng xã hội với cấu trúc của các công ty, các gia đình trong xã hội đó.
Một quốc gia dân chủ thì các công ty của nó cũng dân chủ. Trong môi trường công ty dân chủ người lao đông được tôn trọng và được bảo đảm về thu nhập và tương lai. Mô hình công ty cổ phần đã phát triển sâu sắc ở các nước tiến bộ.
Một quốc gia độc tài thì các công ty của nó cũng độc tài, bảo hộ, phủ nhận sáng kiến và đời sống người lao động phụ thuộc và yếu kém. Chúng ta cũng có công ty cổ phần song mấy công ty trong đó thực sự hoạt động một cách cổ phần đúng nghĩa. Thông thường trong các công ty cổ phần ở nước ta thường cổ phần chính và quyền lực chính chỉ tập trung vào 1 người và một gia đình. Những người khác có cổ phần tượng trưng và sẽ bị ra đi bất kỳ lúc nào. Có thể nói mô hình công ty cổ phần là một mô hình kinh tế dân chủ, song về VN đã bị biến thái và vẫn mang hình thức công ty 1 sở hữu hoặc gia đình trị. Như vậy chúng ta có thể hiểu, có sự liên hệ chặt chẽ giữa mô hình xã hội và văn hóa sống.
Đối lập với xã hội Dân chủ, nơi tinh thần, ý thức dân chủ được tôn trọng, khuyến khích là xã hội Độc tài, nơi tình thần và ý thức độc tài được tôn trọng, khuyến khích. Tinh thần độc tài ủng hộ kẻ mạnh hà hiếp những người dưới quyền, nó được tạo thành từ sự khiếp sợ quyền lực, sợ chết đói, từ tính dĩ hòa vi quý, tính đố kỵ ghen ghét.
Tôi đã bỏ trường đại học và đi ra thế giới bên ngoài, làm một kiến trúc sư và tham gia nhiều loại công ty. Ở đâu tôi cũng gặp loại người bóc lột, cướp ý tưởng của người khác. Mẫu người đố kỵ, xoi mói, đòi lê đòi mách và vu khống sau lưng người khác. Nhiều mẫu người trâng tráo đến kinh tởm mà người ta thường goi là Kỳ đà cản mũi.
Một môi trường quan trọng của con người là gia đình. Và rồi tôi cũng hiểu để có một gia đình yêu thương trân trọng nhau rất khó. Nhiều gia đình chỉ tồn tại dựa trên bộ khung đầy đủ thành viên và trách nhiệm nạp tiền hàng tháng. Lẽ thường thấy ở nước ta những mâu thuẫn như vợ khinh chồng không làm ra tiền, hoặc khi chồng hoặc vợ làm ra tiền hơn người thì tự cho mình một tự do tình cảm ngoài gia đình thái quá. Vậy hóa ra để con người tìm được hạnh phúc về tinh thần thật khó khăn. Chọn một người bạn đời để tạo ra một môi trường gia đình đáng sống cũng là một thử thách lớn biết bao.
Dần dần tôi nhận ra có một quy luật sâu sắc giữa Cấu trúc, chất lượng xã hội với cấu trúc của các công ty, các gia đình trong xã hội đó.
Một quốc gia dân chủ thì các công ty của nó cũng dân chủ. Trong môi trường công ty dân chủ người lao đông được tôn trọng và được bảo đảm về thu nhập và tương lai. Mô hình công ty cổ phần đã phát triển sâu sắc ở các nước tiến bộ.
Một quốc gia độc tài thì các công ty của nó cũng độc tài, bảo hộ, phủ nhận sáng kiến và đời sống người lao động phụ thuộc và yếu kém. Chúng ta cũng có công ty cổ phần song mấy công ty trong đó thực sự hoạt động một cách cổ phần đúng nghĩa. Thông thường trong các công ty cổ phần ở nước ta thường cổ phần chính và quyền lực chính chỉ tập trung vào 1 người và một gia đình. Những người khác có cổ phần tượng trưng và sẽ bị ra đi bất kỳ lúc nào. Có thể nói mô hình công ty cổ phần là một mô hình kinh tế dân chủ, song về VN đã bị biến thái và vẫn mang hình thức công ty 1 sở hữu hoặc gia đình trị. Như vậy chúng ta có thể hiểu, có sự liên hệ chặt chẽ giữa mô hình xã hội và văn hóa sống.
Đối lập với xã hội Dân chủ, nơi tinh thần, ý thức dân chủ được tôn trọng, khuyến khích là xã hội Độc tài, nơi tình thần và ý thức độc tài được tôn trọng, khuyến khích. Tinh thần độc tài ủng hộ kẻ mạnh hà hiếp những người dưới quyền, nó được tạo thành từ sự khiếp sợ quyền lực, sợ chết đói, từ tính dĩ hòa vi quý, tính đố kỵ ghen ghét.
Vây điều gì sinh ra một xã hội dân chủ
1. Chính khát vọng tự do, khát vọng được sống tự tôn, kiêu hãnh của con người. Khát vọng này khiến cho các cá nhân dám lên tiếng, dám chống lại cái kìm hãm mình và dần dần tìm ra cộng đồng của mình để kiến tạo nên những hội nhóm, công ty, cấu trúc mới xa dần mô hình xã hội trì trệ.
2. Chính sự yêu thương con người. Tình yêu thương con người đến đầu tiên từ sự xót thương chính mình, con người dần dần muốn góp sức mình để tạo ra những cấu trúc nhỏ, trước hết là những người đồng điệu cùng quan điểm với mình. Tình yêu thương đó khiến họ gặp nhau và lắng nghe nhau, cùng làm với nhau những điều nhỏ nhặt. Tình yêu thương đó xây dựng nên những gia đình nhỏ bé hạnh phú nơi tinh thần yêu thương, tinh thần dân chủ trong gia đình được nuôi dưỡng. Tình yêu thương cũng làm người ta nhận ra điều quý giá nhất trong đời sống là tự do, tự do làm tinh thần và năng lực con người được giải phóng, được sung mãn. Đối lập với tự do là cam chịu, là thỏa hiệp và đạo đức giả.
3. Tinh thần trí thức và ý thức quyền con người.
Tất nhiên sử dụng tình thương để cải biến các môi trường giáo dục, công ty như tôi đã kể trên là không thể. Ở các môi trường này, để cải tạo nó cần những con người mạnh mẽ về tư duy, khẳng khái dám chống lại những kẻ áp chế độc tài, và những sai trái. Chừng nào những người trí thức còn chưa dám lên tiếng, còn chưa dám đấu tranh dựa trên một tinh thần khoa học và đối đầu, chấp nhận thiệt thòi để thay đổi cái thói quen đó thì chứng đó môi trường làm việc của chúng ta vẫn còn u tối, độc hại.
Sự đấu tranh này hoàn toàn không mâu thuẫn với tình thương, tinh thần dân chủ. Tinh thần dân chủ không thể là sự đồng lõa, dĩ hòa vi quý về những sai trái của người khác để yên thân. Tinh thần dân chủ cần sự minh bạch, sự khoa học và trí tuệ, tức là làm theo cái đúng những người trí thức và sự hưởng ứng, ủng hộ từ những người xung quanh một cách kiên trì, khéo léo. Từ đó mà môi trường làm việc, các cơ sở sản xuất được hoạt động đúng đắn và tốt đẹp. Như vậy đấu tranh cho dân chủ cần trí thức dẫn đường và sự nâng cao hiểu biết cũng như ý thức đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình của đám đông.
Quãng đường tiến tới dân chủ còn xa
Nhìn vào xã hội từ tế bào của nó là gia đình, từ các cấu trúc to hơn như công ty, trường học, bệnh viện... đâu đâu chúng ta cũng thấy hỗn loạn, độc tài, lệ thuộc, thiếu sáng tạo... Và con người chỉ có thể thay đổi điều đó khi họ được ánh sáng trí tuệ, tình yêu thương soi sáng và thúc đẩy trong mọi hành động.
Vì tình yêu thương con người mà người ta trân trọng mình.
Vì tình yêu thương con người mà người ta biết lắng nghe, biết trao đổi và biết tôn trọng người khác. Từ đó quyền con người được tôn trọng, người mà người ta biết sống tuân thủ luật pháp, biết xây dựng xã hộ pháp quyền.
Vì tình yêu thương mà người ta biết đấu tranh, biết quan tâm đến từng số phận lẫn những mâu thuẫn trong các cơ quan, đoàn thể. Để người tài được trọng dụng, kẻ ác phải dừng lại...
Một quốc gia lương thiện mới hy vọng có thể có dân chủ.
Dân chủ không chỉ là một thiết chế áp đặt, nó là một cấu trúc xã hội do những cá nhân nhỏ sáng tạo ra từ trong mọi suy nghĩ của mình. Khi tinh thần yêu thương - dân chủ trong môi con người lớn mạnh, xã hội dân chủ sẽ ra đời.
Mỗi người bằng yêu thương trí tuệ , trách nhiệm sống của mình.
Hãy biến mình trở thành một con người có tinh thần dân chủ
Hãy biến gia đình mình trở thành một gia đình dân chủ.
Hãy lan tỏa tinh thần dân chủ đến bạn bè mình.
Và rồi chúng ta sẽ xây dựng được một quốc gia dân chủ.
Vì tình yêu thương con người mà người ta trân trọng mình.
Vì tình yêu thương con người mà người ta biết lắng nghe, biết trao đổi và biết tôn trọng người khác. Từ đó quyền con người được tôn trọng, người mà người ta biết sống tuân thủ luật pháp, biết xây dựng xã hộ pháp quyền.
Vì tình yêu thương mà người ta biết đấu tranh, biết quan tâm đến từng số phận lẫn những mâu thuẫn trong các cơ quan, đoàn thể. Để người tài được trọng dụng, kẻ ác phải dừng lại...
Một quốc gia lương thiện mới hy vọng có thể có dân chủ.
Dân chủ không chỉ là một thiết chế áp đặt, nó là một cấu trúc xã hội do những cá nhân nhỏ sáng tạo ra từ trong mọi suy nghĩ của mình. Khi tinh thần yêu thương - dân chủ trong môi con người lớn mạnh, xã hội dân chủ sẽ ra đời.
Mỗi người bằng yêu thương trí tuệ , trách nhiệm sống của mình.
Hãy biến mình trở thành một con người có tinh thần dân chủ
Hãy biến gia đình mình trở thành một gia đình dân chủ.
Hãy lan tỏa tinh thần dân chủ đến bạn bè mình.
Và rồi chúng ta sẽ xây dựng được một quốc gia dân chủ.
Thể chế dân chủ không phải là phép màu, nó là kết quả của sự đấu tranh, vươn lên hoàn thiện không ngừng của mọi thành viên trong xã hội mà trước hết cần tinh thần lương thiện. Để sống lương thiện cũng không phải đơn giản, nó là thành quả của một quá trình vượt lên lòng tham, sự ngu dốt và tàn ác trong mỗi người.
Trung Quang
No comments:
Post a Comment