Tuesday, October 16, 2018

Quanh vụ TP.HCM 'bảo vệ cán bộ trên không gian mạng'

Theo BBC-16 tháng 10 2018 

Ngày càng nhiều người dùng internet ở Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều người dùng Internet ở Việt Nam đang quan ngại trước luật An ninh mạng được thực thi từ đầu năm 2019
Nhà quan sát bình luận với BBC rằng việc TP.HCM "bảo vệ cán bộ trên không gian mạng" là "biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên."
Theo báo Dân Trí hôm 16/10, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh giao các cơ quan liên quan "xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng, nhất là bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố".
Tuy vậy, các báo ở Việt Nam không cho biết chi tiết về kế hoạch nêu trên sẽ được triển khai như thế nào.
Có suy đoán rằng kế hoạch bảo vệ cán bộ sẽ được tiến hành chủ yếu trên mạng xã hội, nơi nhiều blogger thường xuyên bày tỏ ý kiến về phát ngôn của giới lãnh đạo.

'Khước từ tiếng nói bất đồng'

Hôm 16/10, trả lời BBC, nhà bất đồng chính kiến Phạm Lê Vương Các nói: "Đây rõ ràng là một chính sách nhằm gia tăng việc kiểm soát quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng."
"Hoạt động này nhắm đến việc ngăn chặn và trừng phạt đối với những ai bày tỏ quan điểm phê phán hay chỉ trích lãnh đạo trên không gian mạng."
"Đây là biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên thì hệ quả của nó là lãnh đạo sẽ khước từ tiếng nói bất đồng từ phía người dân."
"Có thể hiểu nó là một chính sách để thi hành luật an ninh mạng trong phạm vi TP.Hồ Chí Minh, cho thấy chính quyền ở đây là nơi đi đầu của cả nước đang tích cực thi hành triệt để luật An ninh mạng dù luật này chưa có hiệu lực."
"Có thể họ đưa ra quyết định này là vì báo chí chính thống đang ngày càng gây mất niềm tin đối với quần chúng khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho lãnh đạo."
mạngBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionGiới blogger quan ngại luật An ninh mạng sẽ đe dọa quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của người dân
"Theo tôi, một xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu dập tắt những tiếng nói phê phán, chỉ trích đối với lãnh đạo."
"Luật nhân quyền quốc tế đã khuyến nghị các quốc gia cần phải dỡ bỏ các rào cản pháp lý, tạo ra một môi trường an toàn để người dân có thể bày tỏ quan điểm của mình về các chính sách quốc gia hay phê bình lãnh đạo trên không gian mạng."
"Chính sách này của chính quyền TP.Hồ Chí Minh cho thấy họ đang đi ngược lại với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế."
Dự kiện nhà nước Việt Nam chuẩbn bị Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đang gây lo ngại cho một số giới.
Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác ý kiến nói với BBC họ quan ngại Luật An ninh mạng sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống người dân và các quyền trong xã hội.
Gần đây, viết trên Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Duy Hậu viết về văn bản này:
"Nó khiến cho ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet, hoặc con người trên internet của ta không bằng con người ngoài đời thật của ta..."
"Nó sẽ mở đường cho sự lạm quyền, theo dõi quần chúng, giám sát tư tưởng, hay tệ hơn là sự kiểm soát cá nhân mang tính thù ghét."
Hồi tháng 1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cao nhất của Bộ Quốc phòng dự lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng.
Truyền thông Việt Nam nói việc này xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Như tên gọi, lực lượng mới này của quân đội sẽ tập trung hoạt động trên mạng internet để "bảo vệ Tổ quốc".
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ "phối hợp chặt chẽ" với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông dặn dò biên chế lực lượng "phải tinh gọn, trang bị vũ khí phải đồng bộ, hiện đại nhất", theo trang web chính phủ.
Đây sẽ là lực lượng "trung thành, kỷ luật, trí tuệ, nhạy bén, hiệu quả".
Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh "tuyệt đối không để các thế lực thù địch móc nối, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội".
Hồi tháng 12/2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam - tiết lộ về "lực lượng 47", có có hơn 10.000 người.
Ông mô tả lực lượng 47 là "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng", "vừa hồng vừa chuyên".

No comments:

Post a Comment