Giữa tháng 11 tới đây, nhà cầm quyền CSVN sẽ phải ra giải trình trước một uỷ ban của Liên Hiệp Quốc về thực thi Công ước Chống tra tấn.
Việt Nam ký công ước này vào ngày 7 tháng 11 năm 2013, và quốc hội CSVN đã phê duyệt công ước vào tháng 11 năm 2014. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam kể từ tháng 2 năm 2015.
Theo tổ chức Liên minh Chống tra tấn Việt Nam, để chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm sắp tới, hồi tháng 9 năm 2017, nhà cầm quyền CSVN đã nộp một bản phúc trình cho Uỷ ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Bản phúc trình này nói về các nỗ lực “luật hoá” các cam kết, nhưng không nói đến việc thực thi cam kết trong xã hội.
Cuộc kiểm điểm sẽ diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong các ngày 14 và 15 tháng 11 tới đây. Vẫn theo Liên minh Chống tra tấn Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự ở trong và ngoài nước có cơ hội để cung cấp thông tin bổ khuyết hoặc phản biện. Hạn chót cho các bản báo cáo của xã hội dân sự là ngày là 15 tháng 10 này.
Theo trang mạng EndTortureVN.org, tổng số nạn nhân tử vong trong các đồn công an ở Việt Nam từ năm 2007 tới 2018 là 140 người. Năm thành phố có nhiều vụ tra tấn nhất là Sài Gòn với 23 vụ, Hà Nội 14 vụ, Thanh Hóa 8 vụ, Cà Mau 7 vụ và Hải Dương 6 vụ.
Huy Lam / SBTN
No comments:
Post a Comment