Saturday, November 10, 2018

Lãnh đạo Việt Nam sao phải trần tình “vì dân”?

RFA-2018-11-09  
Ông Nguyễn Thành Phong chủ tịch UBND thành phố tại buổi tiếp xúc người dân Thủ Thiêm.
Ông Nguyễn Thành Phong chủ tịch UBND thành phố tại buổi tiếp xúc người dân Thủ Thiêm.Screen Capture from Video
Hôm ngày 7/11 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố ông Nguyễn Thành Phong tại buổi tiếp xúc người dân Thủ Thiêm khi bị chất vấn lãnh đạo thành phố có thực tâm giải quyết vấn đề Thủ Thiêm hay không, ông Nguyễn Thành Phong trần tình rằng “Tôi làm Chủ tịch Thành phố mà không xuất phát từ lợi ích của người dân thì làm cái gì? Không quan tâm đến lợi ích của người dân thì làm sao đủ tư cách làm chủ tịch”
Ông Lê Văn Lung, một trong những người đại diện nhóm người dân khiếu kiện tại Thủ Thiêm, khẳng định rằng ông không tin vào lời nói đó, bởi thật sự nếu vì dân thì việc giải quyết khiếu nại của hàng trăm người dân bao năm qua đã không kéo dài cho đến hiện nay và không biết đến bao lâu nữa.
Nhà báo Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng cho rằng, đa phần các quan chức lâu nay tại các diễn đàn họ nói rất nhiều về việc bảo vệ quyền lợi người dân nhưng trong thực tế hoàn toàn khác.
“Bây giờ có vì ai, vì dân, vì nước hay vì ông nào thì phải xem lại thực sự các việc làm của họ, chứ nói một đường làm một nẻo thì hãy nhìn vào việc làm của họ chứ không phải dựa vào lời nói lâu nay.”
 Có lẽ lãnh đạo Việt Nam bị mắc một căn bệnh chung là hay quên những điều mà họ nói trước dân. 
- LS. Đặng Đình Mạnh
Đồng quan điểm với nhà báo Trương Duy Nhất, luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẻ với chúng tôi rằng, các lãnh đạo Việt Nam đều mắc chung một triệu chứng:
“Có lẽ lãnh đạo Việt Nam bị mắc một căn bệnh chung là hay quên những điều mà họ nói trước dân. Cho nên, công chúng Việt Nam thường phải chứng kiến những hành xử của lãnh đạo trái ngược với điều họ đã nói”
Còn theo Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật làm việc tại rừng Nam Cát Tiên cho rằng lời nói phải được kiểm chứng qua hành động, chứ như những việc xảy ra thời gian gân đây, thì người dân không còn tin vào chính quyền.
“Nếu vì dân thì xã hội phải thật dân chủ, mọi người cùng thức tỉnh bầu một cách dân chủ thì cái điều đó gần như sẽ đúng nhưng mà cái xã hội mình qua quá trình bầu cử và qua quá trình đụng đâu dính đó của ông Trọng về việc chống tham nhũng như thứ trưởng rồi các lãnh đạo công an … những người được gọi là tinh khiết nhất cũng tham nhũng.”
Chỉ riêng trong vụ Thủ Thiêm, sau khi có những phát biểu của lãnh đạo như của ông bí thư Nguyễn Thiện Nhân ‘chúng tôi không gạt bà con đâu’ cho đến lời trần tình của ông Nguyễn Thành Phong ‘không làm vì dân thì vì cái gì’, hầu hết mọi ý kiến của người dân trong cuộc đều nêu rõ họ không cần lời nói họ cần một hành động thật sự từ phía chính quyền, nhất là ban lãnh đạo phải làm gương để người dân noi theo.
Đồng ý về điều này luật sư Mạnh cho biết:
“Tôi nghĩ rằng, trong quan hệ thông thường giữa con người với nhau, thì sự thành tín, nhất quán giữa lời nói và việc làm là hết sức cần thiết và phải xem là tiêu chuẩn ứng xử bình thường. Huống chi là lãnh đạo thì càng phải gương mẫu về điều này.”
Buổi tiếp dân Thủ Thiêm hôm ngày 7/11 có mặt Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp dân Trung ương. Hình ảnh được truyền đi trên mạng cho thấy giữa những người dân, ông này cầm một điếu xì gà, đeo đồng hồ Rolex nhận khá nhiều ‘búa rìu dư luận’.
Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang cho rằng hình ảnh đó cho thấy thực tế lời nói của cán bộ không đi đôi với hành xử hằng ngày của họ đối với người dân:
Nói thẳng ra cho dễ hiểu là chỉ vơ vét thôi chứ họ chả có lý tưởng gì đâu.
- NB. Võ Văn Tạo
“Tôi nghĩ rằng với hình ảnh đó nó đã chứng minh được hơn tất cả mọi lời bình, mọi nhận xét đánh giá. Tôi cho rằng quan chức đi tiếp dân ai cho cầm điếu thuốc, hình ảnh như vậy đã tố cáo hết tất cả rồi.”
Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật làm việc tại rừng Nam Cát Tiên cho rằng bản chất của chính trị là thủ đoạn. Tại Việt Nam lâu nay người ta chỉ hô hào suông ‘vì dân, vì nước’; chức mục đích chính là phục vụ cho quyền lợi của chính những người lãnh đạo và nhóm lợi ích cùng họ trục lợi.
“Nói thẳng ra cho dễ hiểu là chỉ vơ vét thôi chứ họ chả có lý tưởng gì đâu, nếu cần thiết họ sẵn sàng đuổi những người đổ xương máu, gia đình thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng ra chỗ khác để họ lấy đất để cấu kết với doanh nghiệp làm dự án họ bỏ túi. Khắp cả nước chỗ nào cũng có cả. Đó là vì sao các lãnh đạo chóp bu của Việt Nam luôn luôn hò hét là phải ổn định chính trị, bởi vì ổn định thì mới vơ vét được chứ, đa nguyên đa đảng thì làm ăn được gì nữa.”Nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định:
Ông này nêu ra thực trạng hễ cứ làm quan chức lãnh đạo là sẽ phất lên một cách chóng mặt.
Gần đây vô số cơ ngơi lộng lẫy, hoành tráng của nhiều quan chức cả đã nghỉ hưu hay còn tại chức bị bóc mẽ. Truyền thông và người dân đều phân tích rõ với mức lương hiện nay họ không thể có được những ngôi biệt thự mang dáng vẻ ‘cung điện’ của giai cấp quí tộc, phong kiến, tư bản trước đây.
Đó là giai cấp mà hiện nay trong sách vở, giáo trình về cách mạng Việt Nam vẫn còn ghi là ‘thống trị, bóc lột…’ mà quần chúng nhân dân bị chúng đàn áp phải vùng lên đánh đổ, tiêu diệt.

No comments:

Post a Comment