RFA-2018-10-01
Ảnh minh họa: Trong tổng số vụ tai nạn đường sắt, từ năm 2005 đến năm 2017, có đến 60% xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang.Courtesy: Ảnh chụp màn hình nld.com.vn
Các vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại Việt Nam xảy ra suốt 12 năm qua, từ năm 2005 đến năm 2017, ở các địa phương có tuyến đường này đi qua; thế nhưng vẫn chưa có một lãnh đạo địa phương nào bị xử lý trách nhiệm.
Truyền thông trong nước, vào ngày 1 tháng 10 dẫn nhận định vừa nêu của Phó Tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Văn Minh tại cuộc họp bàn về Đề án xử lý các vị trí đường ngang, lối đi tự mở đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường sắt quốc gia, diễn ra trong những ngày cuối tháng 9 năm 2018.
Cục trưởng Cục Đường Sắt, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải, ông Nguyễn Văn Khôi cho biết từ năm 2005 đến năm 2017 có đến 60% trong tổng số vụ tai nạn đường sắt là xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang, trong đó tai nạn xảy ra trên lối đi tự mở chiếm hơn 42%. Hiện, tuyến đường sắt quốc gia có gần 4200 lối đi tự mở và hơn 1500 đường ngang các loại.
Phó Tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh mặc dù những giải pháp trong Đề án được thực hiện trong nhiều năm, thế nhưng qua địa phương bị xóa bỏ gần hết và nhiều địa phương không làm đường gom, hàng rào do kinh phí duy tu, bảo dưỡng quá lớn và chưa có một giới chức lãnh đạo địa phương nào bị xử lý trách nhiệm khi xảy ra tai nạn đường sắt, thậm chí là chủ tịch xã.
Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể đồng ý đề xuất về Đề án liên quan xử lý trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương các cấp, cá nhân lãnh đạo trong tai nạn đường sắt.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết đề án vừa nêu sẽ được hoàn tất trong tháng 10 và trình lên Chính phủ trong tháng 12 tới đấy.
No comments:
Post a Comment