Nguyễn Anh Tuấn
Theo RFA-2018-02-17
Bia Khánh Khê bị đục dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" Courtesy Báo Thanh Niên
Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ "quân Trung Quốc xâm lược" - một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.
Và, trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ.
Hôm nay tình cờ thấy người bạn đăng bài thơ 'Gửi em ở cuối sông Hồng' như bên dưới:
"Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
...
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh."
(Dương Soái)
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
...
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh."
(Dương Soái)
Đây là phiên bản phổ biến của bài thơ hiện nay, được báo chí nhà nước sử dụng mỗi khi nhắc đến, kèm cả dấu 3 chấm (...) ngay trước khổ cuối cùng. [1]
Chưa bàn đến chuyện hay dở của phiên bản này, nhưng đọc lên thấy ý hiển ngôn của nó như thể tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự làm lính biên phòng phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó ở hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Bởi vậy đọc câu cuối nghe rất gượng gạo, vì sao cô gái thấy dòng sông ngàu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai toàn là 'lên chốt', 'xuống sông thả lá', 'gặp rét trên đỉnh đồi cao'? Nghe như một anh chàng tân binh đang 'nổ' với người yêu vậy.
Ý tứ bài thơ như thế, do đó, vừa rất thường, vừa kém tự nhiên.
Nhưng hóa ra không phải vậy, bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế. Những nhát búa của chế độ kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến trong bài thơ. Và, trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục dễ dàng nhận ra bằng mắt thường, thì với bài thơ của Dương Soái ở trên dấu vết ấy chỉ còn lại ba chấm (...).
Mời đọc lại phiên bản đầy đủ của bài thơ 'Gửi em ở cuối sông Hồng' dưới đây, hôm nay, 17-2, không chỉ để hiểu vì sao cô gái nhìn sông Hồng ngàu lên sắc đỏ lại có thể hiểu được chiến công của chàng trai (ấy là vì nghìn xác giặc Trung Quốc đã bị hạ gục máu loang ố nơi đầu nguồn), mà còn là để nhớ tới những gì không được phép quên, dẫu bất kỳ ai, quyền cao chức trọng tới đâu, phương cách thô lậu tệ hại thế nào, luôn muốn chúng ta quên.
Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)
(Dương Soái)
"Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979"
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
No comments:
Post a Comment