Hàng trăm tấn cá nuôi lồng ở Huế chết trắng
Tất cả cá trên các luồng bè trên sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, đều đã chết sạch, thiệt hại mỗi gia đình nuôi cá ước tính lên tới cả trăm triệu đồng, theo báo SGGP.
Bần thần nhìn cá chết chen nhau ngửa bụng trắng phếu, ông Lê Quang Huyễn, ở xã Quảng Phú, cho biết bình thường cá bán 50,000 đồng/kg (khoảng $2.2), nhưng giờ vớt lên chỉ bán cho người ta làm thức ăn gia súc với giá rẻ bèo.
“Tôi nuôi 10 lồng, mỗi lồng gần năm tấn cá, giờ đã chết sạch, tiền đầu tư cá giống, thức ăn đã tốn cả hàng trăm triệu đồng, giờ coi như đổ sông hết rồi. Biết lấy gì mà trả nợ đây,” ông nói.
Cạnh đó, ông Nguyễn Hải Tiều xót xa nói: “Nước trên sông Bồ đột ngột chảy về do thủy điện Hương Điền xả lũ, bà con không ai trở tay kịp. Nhiều chủ lồng cá chỉ biết đứng trên bờ nhìn xuống bè nuôi mà khóc không thành tiếng.”
Dọc hai bên bờ sông Bồ, người dân đau xót nhìn những lồng cá đang độ xuất bán trôi theo dòng nước lũ. Những lồng còn sót lại, cá trong lồng với trọng lượng gần 1 kg/con thì bị nước lũ đánh tróc vảy, nổ mắt chết trắng.
Trong cơn bĩ cực, nhiều người như gục ngã. Thế nhưng, gánh nặng cơm áo lại buộc họ phải căng mình lựa chọn và vớt ra khỏi lồng những con cá còn ngoi ngóp đưa ra bán dọc đường, nhờ vào sự mủi lòng của người đi đường mua giúp.
Ông Nguyễn Kim Tiến, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, nói: “Tối 4 Tháng Mười Một, mực nước trên sông Bồ vẫn ở mức bình thường. Nhưng từ khi thủy điện xả lũ, nước thượng nguồn đột ngột đổ về. Đến khoảng một tiếng sau thì lũ đã lên đến bờ, bà con không ai trở tay kịp.”
Những người nuôi cá khác cho biết, họ nuôi cá nhiều năm nay trên con sông này nhưng đây là lần đầu họ chứng kiến nhiều loại cá thi nhau chết hàng loạt như vậy.
Ngày 6 Tháng Mười Một, ông Nguyễn Xuân Ty, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thị xã Hương Trà, cho biết toàn thị xã có khoảng 120 tấn cá nuôi lồng trên sông Bồ bị cuốn trôi hoặc cá nổ mắt chết trắng do lũ sông Bồ đổ về quá mạnh. Hiện Phòng Kinh Tế thị xã đang phối hợp với các địa phương thống kê thiệt hại.
Tương tự, theo thống kê của ủy ban huyện Quảng Điền, có khoảng 200 tấn cá diêu hồng bị chết vì mưa lũ.
Trước đó, hồi Tháng Tư và Tháng Bảy vừa qua, do thời tiết hạn hán, người nuôi cá trên sông Bồ thuộc huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà cũng đã nhiều lần điêu đứng vì cá chết bất thường.
Người nuôi tôm ở Khánh Hòa, Phú Yên trắng tay
Báo Tuổi Trẻ cho hay, sau cơn bão Damrey, những làng nuôi tôm hùm ở Phú Yên và Khánh Hòa trắng tay và lâm vào cảnh nợ nần.
Tại thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, được xem là “vương quốc tôm hùm” của miền Trung sau bão hoang tàn, xơ xác. Những lồng tôm bị sóng đánh, quăng quật đang nằm chồng chất, lộn xộn lên nhau.
Ông Đỗ Thanh Dũng, trưởng thôn Vịnh Hòa, cho biết có 60 gia đình nuôi tôm, mỗi nhà hơn 100 lồng nuôi tôm, mỗi lồng khoảng 200 con, gần như mất trắng, thiệt hại ước tính khoảng 9.5 tỷ đồng (khoảng $418,945).
Cách làng tôm Vịnh Hòa khoảng 100 cây số về phía Nam, là một “vương quốc tôm hùm” khác ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, còn bị thiệt hại khốc liệt hơn.
Nơi đây, có khoảng 281 gia đình nuôi thả tôm hùm và cá bằng lồng bè trên biển, sau bão có đến 99% người nuôi bị thiệt hại, khiến người nuôi tôm ở đây gần như mất trắng, người ít thì vài trăm triệu đồng, người nhiều thì lên tới hơn chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Ý, trưởng Phòng Kinh Tế huyện Vạn Ninh, cho biết toàn huyện có 12,400 lồng bè nuôi thủy sản và sau cơn bão số 12 gần như toàn bộ đều mất trắng. Ước tính về thiệt hại nuôi trồng thủy sản là 27,280 tỷ đồng (khoảng $1.2 tỷ).
“Đây là tài sản người dân cầm cố vay mượn ngân hàng, nên giờ hoàn toàn trắng tay,” ông nói.
Để tự cứu mình, một số người nuôi tôm hùm, cá chẽm, cá chim… tại tâm bão Khánh Hòa phải mang vào Sài Gòn, vừa khóc vừa bán giá rẻ để vớt vát những gì còn lại sau cơn bão Damrey.
Theo báo Tuổi Trẻ, gần trưa 7 Tháng Mười Một, tại điểm bán “dã chiến” ở đường số 1, phường 3, quận Gò Vấp, Sài Gòn, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cùng với sáu thùng xốp đựng tôm, cá, nước mắt lưng tròng, cho biết đây là ngày thứ hai chị chở tôm, cá “chạy bão” vào Sài Gòn tiêu thụ, vì bán ngay tại Khánh Hòa bị “ép giá.”
Chị cho biết, giá của tôm hùm loại lớn, mỗi con từ 600 gr đến 1 kg, bán 800,000 đồng/kg (khoảng $35), còn loại nhỏ hơn giá chỉ 500,000 đến 600,000 đồng/kg (từ $22 đến $26). Giá này chỉ bằng phân nửa, thậm chí bằng một phần ba, nếu so với giá lúc bán đủ tháng.
Ngoài tôm hùm, tại đây hàng chục ký cá chẽm và cá chim trắng, nhiều con có trọng lượng nặng trên dưới 1 kg, với giá bán chỉ 60,000 đến 90,000 đồng/kg (khoảng $3 đến $4), thấp hơn khoảng một nửa so với bình thường. (Tr.N)
Hàng trăm tấn cá nuôi lồng ở Huế chết trắng
Tất cả cá trên các luồng bè trên sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, đều đã chết sạch, thiệt hại mỗi gia đình nuôi cá ước tính lên tới cả trăm triệu đồng, theo báo SGGP.
Bần thần nhìn cá chết chen nhau ngửa bụng trắng phếu, ông Lê Quang Huyễn, ở xã Quảng Phú, cho biết bình thường cá bán 50,000 đồng/kg (khoảng $2.2), nhưng giờ vớt lên chỉ bán cho người ta làm thức ăn gia súc với giá rẻ bèo.
“Tôi nuôi 10 lồng, mỗi lồng gần năm tấn cá, giờ đã chết sạch, tiền đầu tư cá giống, thức ăn đã tốn cả hàng trăm triệu đồng, giờ coi như đổ sông hết rồi. Biết lấy gì mà trả nợ đây,” ông nói.
Cạnh đó, ông Nguyễn Hải Tiều xót xa nói: “Nước trên sông Bồ đột ngột chảy về do thủy điện Hương Điền xả lũ, bà con không ai trở tay kịp. Nhiều chủ lồng cá chỉ biết đứng trên bờ nhìn xuống bè nuôi mà khóc không thành tiếng.”
Dọc hai bên bờ sông Bồ, người dân đau xót nhìn những lồng cá đang độ xuất bán trôi theo dòng nước lũ. Những lồng còn sót lại, cá trong lồng với trọng lượng gần 1 kg/con thì bị nước lũ đánh tróc vảy, nổ mắt chết trắng.
Trong cơn bĩ cực, nhiều người như gục ngã. Thế nhưng, gánh nặng cơm áo lại buộc họ phải căng mình lựa chọn và vớt ra khỏi lồng những con cá còn ngoi ngóp đưa ra bán dọc đường, nhờ vào sự mủi lòng của người đi đường mua giúp.
Ông Nguyễn Kim Tiến, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, nói: “Tối 4 Tháng Mười Một, mực nước trên sông Bồ vẫn ở mức bình thường. Nhưng từ khi thủy điện xả lũ, nước thượng nguồn đột ngột đổ về. Đến khoảng một tiếng sau thì lũ đã lên đến bờ, bà con không ai trở tay kịp.”
Những người nuôi cá khác cho biết, họ nuôi cá nhiều năm nay trên con sông này nhưng đây là lần đầu họ chứng kiến nhiều loại cá thi nhau chết hàng loạt như vậy.
Ngày 6 Tháng Mười Một, ông Nguyễn Xuân Ty, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thị xã Hương Trà, cho biết toàn thị xã có khoảng 120 tấn cá nuôi lồng trên sông Bồ bị cuốn trôi hoặc cá nổ mắt chết trắng do lũ sông Bồ đổ về quá mạnh. Hiện Phòng Kinh Tế thị xã đang phối hợp với các địa phương thống kê thiệt hại.
Tương tự, theo thống kê của ủy ban huyện Quảng Điền, có khoảng 200 tấn cá diêu hồng bị chết vì mưa lũ.
Trước đó, hồi Tháng Tư và Tháng Bảy vừa qua, do thời tiết hạn hán, người nuôi cá trên sông Bồ thuộc huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà cũng đã nhiều lần điêu đứng vì cá chết bất thường.
Người nuôi tôm ở Khánh Hòa, Phú Yên trắng tay
Báo Tuổi Trẻ cho hay, sau cơn bão Damrey, những làng nuôi tôm hùm ở Phú Yên và Khánh Hòa trắng tay và lâm vào cảnh nợ nần.
Tại thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, được xem là “vương quốc tôm hùm” của miền Trung sau bão hoang tàn, xơ xác. Những lồng tôm bị sóng đánh, quăng quật đang nằm chồng chất, lộn xộn lên nhau.
Ông Đỗ Thanh Dũng, trưởng thôn Vịnh Hòa, cho biết có 60 gia đình nuôi tôm, mỗi nhà hơn 100 lồng nuôi tôm, mỗi lồng khoảng 200 con, gần như mất trắng, thiệt hại ước tính khoảng 9.5 tỷ đồng (khoảng $418,945).
Cách làng tôm Vịnh Hòa khoảng 100 cây số về phía Nam, là một “vương quốc tôm hùm” khác ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, còn bị thiệt hại khốc liệt hơn.
Nơi đây, có khoảng 281 gia đình nuôi thả tôm hùm và cá bằng lồng bè trên biển, sau bão có đến 99% người nuôi bị thiệt hại, khiến người nuôi tôm ở đây gần như mất trắng, người ít thì vài trăm triệu đồng, người nhiều thì lên tới hơn chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Ý, trưởng Phòng Kinh Tế huyện Vạn Ninh, cho biết toàn huyện có 12,400 lồng bè nuôi thủy sản và sau cơn bão số 12 gần như toàn bộ đều mất trắng. Ước tính về thiệt hại nuôi trồng thủy sản là 27,280 tỷ đồng (khoảng $1.2 tỷ).
“Đây là tài sản người dân cầm cố vay mượn ngân hàng, nên giờ hoàn toàn trắng tay,” ông nói.
Để tự cứu mình, một số người nuôi tôm hùm, cá chẽm, cá chim… tại tâm bão Khánh Hòa phải mang vào Sài Gòn, vừa khóc vừa bán giá rẻ để vớt vát những gì còn lại sau cơn bão Damrey.
Theo báo Tuổi Trẻ, gần trưa 7 Tháng Mười Một, tại điểm bán “dã chiến” ở đường số 1, phường 3, quận Gò Vấp, Sài Gòn, chị Nguyễn Thị Bích Ngân, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cùng với sáu thùng xốp đựng tôm, cá, nước mắt lưng tròng, cho biết đây là ngày thứ hai chị chở tôm, cá “chạy bão” vào Sài Gòn tiêu thụ, vì bán ngay tại Khánh Hòa bị “ép giá.”
Chị cho biết, giá của tôm hùm loại lớn, mỗi con từ 600 gr đến 1 kg, bán 800,000 đồng/kg (khoảng $35), còn loại nhỏ hơn giá chỉ 500,000 đến 600,000 đồng/kg (từ $22 đến $26). Giá này chỉ bằng phân nửa, thậm chí bằng một phần ba, nếu so với giá lúc bán đủ tháng.
Ngoài tôm hùm, tại đây hàng chục ký cá chẽm và cá chim trắng, nhiều con có trọng lượng nặng trên dưới 1 kg, với giá bán chỉ 60,000 đến 90,000 đồng/kg (khoảng $3 đến $4), thấp hơn khoảng một nửa so với bình thường. (Tr.N)
No comments:
Post a Comment