Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Chuyện thật giả bắt đầu từ thời Nguyễn Tất Thành xuống Tàu Pháp tìm đường cứu đói. Ông bố Nguyễn Sinh Sắc bị mất chức vì tội đánh chết người khi say sỉn. Đảng CSVN sau này tâng lên là từ quan về dạy học sau đó vào miền Nam làm thầy thuốc vườn.
Thật ra Nguyễn Tất Thành có viết đơn xin nhập học trường Pháp Ecole Cololiale nhưng bị từ chối, đường công danh coi như bị khép lại nên bắt buộc NTT phải ra đi tìm đường cứu đói làm những công việc mà bây giờ người ta gọi là Osin trên Tàu Latouch Treville của Pháp, sau đó đảng CSVN tâng bốc là đi tìm đường cứu nước. Cha ông ta ngày xưa đâu cần phải xuống Tàu để tìm đường cứu nước như NTT, hễ giặc vào xâm lược là đánh, đánh cho vỡ mộng xâm lăng, cuốn gói rút êm.
Năm 1933, ngày 20-1, để trả lời công điện của Mật thám Pháp tại Đông Dương, Toàn quyền Hồng Kông gửi công điện cho biết Nguyễn Tất Thành đã chết trong tù vì bệnh lao và nghiện thuốc phiện (Hsltr /Quốc gia Pháp; hồ sơ AOM, SPCE 639).
Ngày 26/06/1932 Nguyễn Ái Quốc bút danh của Nguyễn Tất Thành trong tờ Le Paria, và cũng là bút danh chung của Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường đã tử vong do báo Cahiers Bolchevisme xuất bản tại Liên Sô đăng ngày 15/02/1933.
Từ đó đến nay chuyện thật giả lẫn lộn bắt đầu từ đây kể từ năm 1945 thì hồ sơ Nguyễn Ái Quốc được mở trở lại sau 13 năm khép lại. Có giả thuyết cho rằng luật sư Loseby người bào chữa cho Nguyễn Ai Quốc tung tin đồn này để mật thám Pháp không truy lùng NAQ khi ra tù.
Năm 2008 có một giáo sư sử học tên là Hồ Tuấn Hùng tác giả của cuốn sách "Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo", ông này đọc trong sách của sử gia Quinn Judge có ghi trong báo Daily Worker loan tin Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù Hồng Kong, tiếp theo là sách của sử gia William Duiker thì trong văn khố của Quốc Gia Pháp có một công điện của toàn quyền Hồng Kong báo cho mật thám Pháp tại Đông Dương rằng NAQ đã chết trong nhà tù Hồng Kong vì bị bệnh lao và nghiện ngập thuốc phiện.
Căn cứ vào những tài liệu trên giáo sư Hồ Tuấn Hùng đã cho ra đời cuốn sách trên và đưa ra giả thuyết NAQ đã chết trong tù và người thay thế chỉ là người giả danh tên là Hồ Tập Chương, một người dân tộc Miêu có bà con với giáo sư Hồ Tuấn Hùng.
Sau đó báo Cương Sơn loan tải HCM chính là thiếu tá Bát Lộ Quân phục vụ trong quân đội nhân dân giải phóng quân Trung Quốc (PLA) tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán.
Như thế tình trạng giả thiệt bắt nguồn từ đây. Cho đến nay những điều này xảy ra hằng ngày như cơm bữa. Vụ Nguyễn Bá Thanh "Tau có chi mô" cuối cùng cũng đứt bóng, đại tướng bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh thiệt giả, giả thiệt cũng chưa biết, giờ tới chủ tịch Trần Đại Quang cũng giả thiệt, thiệt giả cũng chào thua. Ngay cả đất nước lâm nguy, Tàu Cộng lấn dần biển đảo mà nghe đồn CSVN kết thân với Mỹ để cứu đất nước thoát khỏi tay Tàu Cộng cũng không biết thiệt hay giả vì CSVN có truyền thống đu dây, các cụ nói làm đĩ bốn phương chừa một phương lấy chồng, CSVN làm đĩ thập phương, Nga, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Châu Âu và Mỹ. Vì thế một cán bộ về hưu có nói một câu: "Một trăm năm nữa chúng ta cũng chưa hiểu nổi người CS nghĩ gì và muốn gì".
Một chế độ mà thiệt giả, giả thiệt người dân bị quay như chong chóng không biết đâu là thiệt, không biết đâu là giả nên đầu óc lúc nào cũng quay cuồng trong đầu óc câu hỏi, đâu là thiệt, đâu là giả đâu là đúng, đâu là sai nhưng lại không dám hé răng hé lợi vì những người chung quanh mình cũng thiệt giả lung tung, lỡ bị tố cáo là phản động thì coi như là xong phim.
Ngày 27/09/2017
No comments:
Post a Comment