“Những chỉ số” mà bản tin của HSBC đề cập là sự lạc quan của chỉ số Nhà Quản trị mua hàng PMI, “số lượng đơn hàng mới tăng mạnh” và “sản xuất công nghiệp và xuất khẩu vẫn không không ngừng gia tăng trong quý II”.
Đây không phải là lần đầu tiên Ngân hàng HSBC tại Việt Nam đưa ra báo cáo hồng hào về thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Ít nhất từ năm 2011 – khi kinh tế bắt đầu suy thoái mạnh – đến những năm qua, HSBC tại Việt Nam liên tục đưa ra những báo cáo hoặc trấn an về “kinh tế vẫn ổn định”, hoặc quá lạc quan về tình hình kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.
Trong thực tế và chỉ cần nhìn bằng mắt thường, ngay những người dân ít thông tin cũng không thể chấp nhận một sự cải thiện nào về thu nhập và đời sống của họ. Chẳng lẽ khi nói đến “kinh tế phục hồi mạnh mẽ”, HSBC đã quên rằng lạm phát đang trở lại bóng ma lừng lững của nó như hồi năm 2011? Vào năm đó và những năm sau, trong khi HSBC vẫn đồng nhịp với chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về “bài ca” kinh tế phát triển, mặt bằng giá cả và lạm phát đã vọt tăng với mức bình quân vài ba chục phần trăm mỗi năm – hoàn toàn trái ngược với các báo cáo tuyên truyền thậm giả dối của chính phủ.
5 tháng đầu năm 2016, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn không có gì khả quan. Tỷ lệ số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và phá sản vẫn tăng đến 20% so với cùng kỳ năm 2015. Cũng cho đến tháng 5/2016, lượng tín dụng cho vay mà các ngân hàng thương mại đã cố công “đẩy” ra thị trường chỉ đạt khoảng 4-5% so với mức 15% cả năm.
Trong khi đó, con số mà cuối cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải thừa nhận là có đến hơn 200,000 cử nhân, thạc sĩ ra trường bị thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp chung là cao hơn rất nhiều mức công bố chỉ có hơn 2%: đến hơn 20% - theo đánh giá của những nhà phân tích và phản biện độc lập.
Những con số về tăng trưởng GDP quốc gia mà HSBC lặp đi lặp lại thật không khác gì “quyết tâm tăng trưởng 6.5%” của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam. Thế nhưng rất nhiều người dân hiểu rằng đó chỉ là những con số huyễn hoặc và giả tạo mà nói theo cách của ông Vương Đình Huệ từ thời còn là Trưởng ban kinh tế trung ương là “GDP có chân”. Nhiều phân tích độc lập đánh giá GDP thực chất của Việt Nam chỉ vào khoảng 1-2%.
Tinh thần đồng nhịp liên tục và có hệ thống của HSBC tại Việt Nam với lối tuyên giáo một chiều về kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua đã khiến ngày càng xuất hiện nhiều dư luận nghi ngờ về một động tác “cộng tác” nào đó giữa HSBC và chính quyền Việt Nam. Nếu đúng như thế, HSBC nhắm tới mục đích gì? Những hợp đồng béo bở nào đó? Hay vị thế được ưu đãi trong thị trường tín dụng?
Hãu nhớ lại, chính quyền Việt Nam từng “mua” được cả một tổ chức tư vấn quốc tế để thường xuyên phát ra những đánh giá có lợi cho chế độ chính trị này.
06/11/2016 - 20:08
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment