Một phụ nữ đang đi mua sắm ở siêu thị Fivimart tại Hà Nội. HSBC cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 của VN có thể khó đạt được.
VOA-04.03.2016
Chính phủ Việt Nam hồi cuối năm 2015 đặt ra mục tiêu tăng trưởng của năm 2016 là 6,7%, cao hơn chút ít so với mức tăng GDP 6,68% đạt được trong năm 2015. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang ở cuối nhiệm kỳ và không còn cơ hội tái cử, hôm 29/2, đã phát biểu trong một cuộc họp chính phủ rằng nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 7%.
Năm 2015, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ (7,3%) và Trung Quốc (6,8%) ở châu Á. Thủ tướng Dũng cho rằng dù năm 2015 rất khó khăn cho cả Việt Nam lẫn nhiều nền kinh tế trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao tạo ra nền móng để “lại vượt qua mục tiêu trong năm 2016”.
Tuy nhiên, theo ngân hàng HSBC, mục tiêu tham vọng 7% có thể khó đạt được. Hôm thứ Năm, HSBC công bố một văn bản nói rằng ngành chế tạo của Việt Nam có vẻ đang chậm lại.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng, PMI, của Việt Nam đã giảm xuống còn 49,5 vào tháng 9/2015, lần đầu tiên sụt giảm trong vòng hơn 2 năm. Chỉ số từ 50 trở lên là tín hiệu sản xuất gia tăng, còn dưới mức 50 cho thấy sự sụt giảm. Sau khi bật tăng lại, đạt mức 50.1 vào tháng 10/2015 khi tiền đồng yếu đi, trong tháng 11/2015 chỉ số lại rơi xuống mức 49.4 vì tiền đồng mạnh lên.
Bên cạnh đó, HSBC nói dường như lạm phát đã chạm đáy. Sau khi về 0 trong hai tháng 9 và 10/2015, phần lớn là vì giá nhiên liệu sụt giảm kéo dài cả năm, lạm phát của Việt Nam là 1,3% hồi tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, do giá thực phẩm tăng. Sau khi loại bỏ các yếu tố dễ biến động là thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản hiện là 1.9% so với cùng kỳ năm trước, và sẽ lên đến 3,3% vào cuối quý 2 so với cùng kỳ năm trước và 5,2% vào cuối năm.
Theo Business Insider, Baomoi.com
No comments:
Post a Comment