03.03.2016
Nhiều người Việt “mơ được cầm lá phiếu thực sự”, “trực tiếp lựa chọn người lên tiếng cho mình”, sau khi dõi theo cuộc bầu cử “Siêu thứ Ba” cách Việt Nam nửa vòng trái đất.
Trong cuộc chạy đua “nóng bỏng” hôm 1/3, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên thuộc Đảng Cộng hòa Donald Trump đã củng cố vị trí dẫn đầu, sau khi giành được một loạt thắng lợi tại các tiểu bang quan trọng trên toàn Hoa Kỳ.
Một bạn đọc tên Nguyễn Thanh Bình viết trên trang Facebook của VOA tiếng Việt: “Tôi mơ tới ngày tôi được cầm lá phiếu bầu trực tiếp. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi sẽ chọn (tự tôi chọn, không nhờ hay ủy quyền cho ai cả) một trong hai, ba hay nhiều vị mà tôi cho là người tốt nhất theo kỳ vọng của tôi”.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 2/3 khi đang trên đường tới Philippines để tham dự một hội thảo về biển Đông, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức có tên gọi Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, nhận định rằng nhiều người Việt trong nước theo dõi cuộc bầu cử ở Mỹ bởi lẽ Hoa Kỳ “là một trong những nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới”.
Nó đã giúp cho người ta mấy trăm năm nay để thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất của cường quốc số một trên thế giới mà không cần phải đổ máu. Thì đó là điều rất đáng ngưỡng mộ.Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về bầu cử Mỹ.
“Nó đã giúp cho người ta mấy trăm năm nay để thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất của cường quốc số một trên thế giới mà không cần phải đổ máu. Thì đó là điều rất đáng ngưỡng mộ,” ông Bích nói. Nhà hoạt động này nói thêm:
“Ai cũng thấy rằng chế độ hiện tại ở trong nước đã tồn tại quá lâu và có nhiều điều bất cập. Cho nên giải pháp dân chủ là điều người dân Việt Nam trông tới, cũng như nó đã xảy ra ở Đông Âu, thậm chí cả ở Liên Xô và các quốc gia Cộng sản cũ đấy. Người dân bây giờ đã ý thức được rằng có thể có một con đường khác, chứ không chỉ độc nhất một con đường như Đảng Cộng sản định nghĩa.”
Tôi mơ tới ngày tôi được cầm lá phiếu bầu trực tiếp. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi sẽ chọn (tự tôi chọn, không nhờ hay ủy quyền cho ai cả) một trong hai, ba hay nhiều vị mà tôi cho là người tốt nhất theo kỳ vọng của tôi-Bạn đọc VOA Nguyễn Thanh Bình viết.
Việt Nam kết thúc Đại hội Đảng đầu năm nay, và tại sự kiện được tổ chức 5 năm một lần này, ban chấp hành trung ương đã lựa chọn tổng bí thư và 19 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam, quyết định các chức danh chủ chốt của đất nước.
Trên Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Hoang Thai viết một cách đầy châm biếm: “Bầu cử của Mỹ quá… tốn kém và mất công sức của...dân! Tại sao họ không bắt chước cách bầu cử của "Đảng CSVN ưu việt"?! "Phe ta tự bầu cho phe mình" cho... chắc ăn, "ứng cử 1 thằng, bầu đúng 1 thằng", coi như thắng tuyệt đối! và nhờ không có Đảng đối lập cho nên không cần dân chọn lựa, có thẻ cử tri cũng như không, dân không cần quan tâm kết quả (vì đã biết.... hậu quả!), tiết kiệm được ngân sách và thời gian, vì dân thừa biết rằng, dân ưa người nào là người đó.... chết sớm, bất đắc kỳ tử, không rõ lý do, nói chung là bị Đảng loại từ trong trứng nước......! Hy vọng Mỹ sẽ cử chuyên gia qua Việt Nam tập huấn cách thức bầu cử này của Đảng "ta" cho lần sau...!”
Một tấm biển nhiều thứ tiếng chỉ dẫn tới phòng phiếu trong ngày bầu cử Siêu thứ Ba tại Houston, Texas, ngày 1/3/2016.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng việc so sánh cuộc bầu cử giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là điều “khập khiễng”.
Tuy nhiên, giáo sư Bích cho rằng việc người dân Việt để ý tới tiến trình dân chủ của Mỹ là “việc rất đáng mừng”.
Khi được hỏi viễn cảnh người dân thực sự được cầm lá phiếu và được quyền bầu chọn một cách minh bạch người đại diện cho quyền lợi của mình có xa vời hay không, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ nói:
Nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự...Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, nhận xét
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng việc so sánh cuộc bầu cử giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là điều “khập khiễng”.
Tuy nhiên, giáo sư Bích cho rằng việc người dân Việt để ý tới tiến trình dân chủ của Mỹ là “việc rất đáng mừng”.
Khi được hỏi viễn cảnh người dân thực sự được cầm lá phiếu và được quyền bầu chọn một cách minh bạch người đại diện cho quyền lợi của mình có xa vời hay không, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ nói:
Nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự...Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ, nhận xét
“Nếu mà cứ chế độ như thế này và họ cứ giữ độc quyền thì nó rất xa vời. Còn nếu chế độ họ có thiện tâm, có ý chí, muốn thực sự đổi nước Việt Nam sang một thể chế, mà ít nhất, nếu chưa nói là dân chủ như các quốc gia Tây phương, thì cũng có thể làm được như chúng ta thấy trường hợp Miến Điện mới đây. Không thể một sớm một chiều tự nhiên các tự do được tái lập. Nhưng mà nó cứ cởi gỡ dần dần, bắt đầu từ những việc như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo thì rồi xã hội sẽ ổn định thật sự, chứ nó không phải ổn định bằng bạo lực hay công an.”
Những ngày qua, vấn đề bầu cử ở Việt Nam cũng “nóng” lên sau khi nhiều người tuyên bố tự ứng cử vào vị trí đại biểu Quốc hội khóa 14, theo chân Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Hiện nay đã có gần 2.000 người ký tên ủng hộ nhà hoạt động xã hội từng là sáng lập viên của IDS, một viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở Việt Nam.
Trên trang Facebook cá nhân, ông A viết: “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh “dân chủ đến thế là cùng”.
Phát biểu tại Đại hội 12, Tổng bí thư hơn 70 tuổi của Việt Nam từng nói rằng mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.
No comments:
Post a Comment