Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-12-02
Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. RFA photo
Theo quyết định 1880 QĐ – TTg do ông Trương Hòa Bình phó thủ tướng chính phủ ký ngày 29 tháng 09 năm 2016, thì yêu cầu các địa phương phải xác định kinh phí, mức bồi thường gửi về cho trung ương để xem xét và làm sao các ngư dân có thể nhận được tiền đền bù trong tháng 10 để ngư dân có thể ổn định cuộc sống, tuy nhiên đến hôm nay đã là tháng 12 các bà con ngư dân ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chính quyền vẫn làm chậm trễ trong việc sao kê những thiệt hại cho bà con, trong khi ngư dân ở 3 tỉnh còn lại đã nhận được tiền đền bù.
Từ tháng 10 đến nay, chính quyền thị xã Kỳ Anh đã tập trung bà con nhiều lần để họp, để thảo luận trong việc sao kê những thiệt hại, tuy nhiên trong những cuộc họp đó thì chính quyền không giải đáp những thắc mắc của bà con, không lắng nghe ý kiến của bà con. Trước tiên, vào tháng 10 thì chính quyền Kỳ Anh đã dùng quyết định số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để sao kê tài sản, tuy nhiên quyết định này đã không có hiệu lực, sau khi có quyết định mới của chính phủ, trước việc chính quyền dùng sai quyết định để sao kê tài sản, thì người dân đã phản đối kịch liệt và không sao kê vì họ cho rằng chính quyền cố ý làm sai. Trước sự phản đối của người dân thì chính quyền mới dùng quyết định số 1880 để sao kê, tuy nhiên sau đó theo quyết định 1880 thì các em trên 15 tuổi được tính 1 lao động nhưng chính quyền Kỳ Anh vẫn không chấp nhận, nhiều ngư dân họ cho biết họ rất mệt mỏi trước những việc làm không minh bạch của chính quyền Kỳ Anh, họ chỉ mong muốn chính quyền Kỳ Anh làm giống với quyết định số 1880 của chính phủ, để ngư dân sớm nhận được tiền đền bù, vì tính đến nay đã gần 8 tháng ngư dân không có việc làm, không có thu nhập gì.
Người dân bức xúc
Chính phủ đưa ra một công văn của chính phủ là từ 15 tuổi trở lên là đủ tuổi kê khai cho lao động bắt hàu, bắt ốc cho nên dân ở đây không đồng ý như rứa.
-Bà Truyền
Trước việc chính quyền liên tục làm sai với quyết định, không giải quyết thỏa đáng cho người dân, thì nhiều ngư dân tỏ ra bức xúc, chia sẻ với chúng tôi bà Truyền ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh cho biết, trong thông báo mới của chính phủ thì trẻ em trên 15 tuổi thì được tính 1 lao động, nhưng chính quyền xã, huyện không đồng ý, bà Truyền cũng cho biết, ở vùng quê của bà thì các em học sinh từ 6,7 tuổi trở lên, buổi đi học buổi đi bắt ốc, bắt Hàu để kiếm sống rồi không riêng gì các em từ 15 tuổi trở lên, bên cạnh đó nhiều người già sống neo đơn sống bằng việc bắt Hàu cũng không được đền bù nên người dân đang đòi.
Bà Truyền chia sẻ:
“Nhà chị đây là ba đứa sinh viên mà đến mùa hè là hắn về hắn nghỉ ba tháng hè là con nhà chị đây là tập trung ra ngoài rào để hắn bắt con nghêu, con hàu, con cua, con ốc để hắn kiếm tiền để vào trường học. Chính phủ đưa ra một công văn của chính phủ là từ 15 tuổi trở lên là đủ tuổi kê khai cho lao động bắt hàu, bắt ốc cho nên dân ở đây không đồng ý như rứa”
Chị Bàu ở Kỳ Hà cũng cho biết thêm là chính quyền ở đây đang cố tình làm sai quyết định mới của chính phủ về việc đền bù, 1 số chủ ghe, chủ thuyền cũng bị bớt xén.
“Luật của chính phủ ra là ghe cũng có, rồi người chủ ghe cũng có mà giờ họ nói lại là chủ ghe lại không có thuyền viên đi thuyền không có mà chủ ghe cũng không có. Giờ kiểu họ đang bắt làm đi làm lại là dân họ không chịu hiện giờ vẫn chưa có một đồng tiền đền bù mô hết.”
Ông Hoa ở thôn Đông Yên cũng cho biết, chính quyền làm sai quyết định của chính phủ nên anh liên tục phản đối và sẽ không nhận tiền đền bù đó.
“Quyết định của chính phủ 1 đàng nó làm 1 nẻo”
Đến khi nào người dân mới nhận được tiền đền bù?
Từ khi thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra đến nay, thì người dân không còn thu nhập nào nữa hết, 1 số người trẻ đã đi làm culi ở các nơi khác để kiếm sống, giờ ở nhà toàn phụ nữ và trẻ em, nhưng họ rất chờ vào khoản đền bù ít ỏi này của Formosa để duy trì cuộc sống, nhưng câu hỏi để khi nào người dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhận được tiền đền bù thì là câu hỏi mà người dân cũng rất khó để trả lời.
Bà Truyền cho biết, chính quyền nói nếu người dân làm theo ý của chính quyền xã, huyện Kỳ Anh thì đến lễ Noel người dân sẽ nhận được, còn nếu người dân vẫn không hợp tác và đòi quyền lợi của mình thì chưa biết đến khi nào.
“Nếu mà đồng ta như quyết định của họ đưa ra thì họ nói đến lễ Noel là có tiền mà giờ dân đây nói là nọ biết đến lễ Noel là có tiền có thể sang năm cũng chưa có.”
Chị Bàu cũng cho biết thêm:
“Giờ họ nói là làm nhanh thì có không thì ra ngoài tết.”
Ở xã Kỳ Lợi việc sao kê đã xong, nhưng khi nào dân nhận được tiền đền bù thì chưa biết, vì chính quyền hết lần này đến lần khác thẩm định.
Ông Hoa cho biết:
“Cũng không biết nữa, hấn nói làm xong khi mô nhận tiền khi đó, nhưng thẩm định các thứ nữa”
Người dân vẫn tiếp tục đấu tranh
Người dân ở Kỳ Anh cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, dù có thể nào đi nữa, họ cũng cho biết thời tiết hiện nay không thuận lợi nên người dân không có những cuộc xuống đường.
Bà Truyền chia sẻ:
Dân muốn xuống đường để biểu tình để nhà báo quốc tế về để họ phỏng vấn để mà nói với họ là:
Cuộc sống người dân giờ chưa có nghề chi mà giờ dân khổ lắm nghề thì không có nghề chi cả tiền đền bù thì giờ đang nằm một nơi thì chưa có nói thật chứ giờ tiền cũng không có một đồng mà tiêu giờ khổ lắm.
-Chị Bàu
Tiền xử lý rác thải,
Tiền đền bù thiệt hại,
Đảng đã lấy từ lâu,
Nay đã để ở đâu,
Phải nói cho dân biết,
Đừng đồng loã cấu kết,
Dân sống không bằng chết,
Là để mà nói nhà báo để họ quay phim để họ đòi hỏi đồng tiền cho mình chứ giờ khổ lắm sống không bằng chết dân ở đây. Vẫn tiếp tục đấu tranh vẫn xuống đường nhưng mà về mùa này là do thời tiết không thuận lợi chứ họ rất muốn xuống đường để mà đi đòi hỏi cho con em họ. Rồi đây họ sẽ bắt con em mình bỏ học chứ họ cũng không cho đi học nữa bởi vì lấy gì mà mà ăn mà học đây.
Chị Bàu cũng cho biết hiện cuộc sống của người dân rất khó khăn, nhiều gia đình phải chấp nhận vay nặng lãi để trang trải cuộc sống:
“Cuộc sống người dân giờ chưa có nghề chi mà giờ dân khổ lắm nghề thì không có nghề chi cả tiền đền bù thì giờ đang nằm một nơi thì chưa có nói thật chứ giờ tiền cũng không có một đồng mà tiêu giờ khổ lắm, dân giờ khổ và bức xúc lắm rồi nói xuống đường mà giờ đang mưa gió đây không thì họ cũng xuống đường rồi.”
Nhiều ngư dân ở Kỳ Anh chia sẻ với chúng tôi, cuộc sống của người dân quá khổ do Formosa gây nên rồi, giờ họ chỉ mong chính quyền Hà Tĩnh làm đúng quyết định đền bù để ngư dân sớm có tiền để trang trải cuộc sống, nhất là trong dịp cuối năm này.
No comments:
Post a Comment