Wednesday, December 28, 2016

Khi tướng cướp phán

Tháng Chín (Danlambao) - Đây là tên Tướng mặc sắc phục với ba ngôi sao lấp lánh trên vai áo. Tên hắn là Tô Lâm, chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, cơ quan có thực quyền cao nhất tại đất nước hơn 90 triệu dân này. Cầm đầu Bộ Công an trong thể chế công an trị, có thể coi Tô Lâm là người có quyền lực cao nhất Việt Nam hiện nay. Đồng nghĩa với việc tội ác của Lâm và guồng máy đàn áp gây ra cho người dân là thành tích không thể kể siết.

Tất nhiên, kẻ tàn ác luôn tranh thủ mọi cơ hội để tuyên truyền láo, ca ngợi cái sự “nhân đạo”, “lo cho dân” vốn là những thứ không bao giờ có của mình.

Trong dịp tổng kết công tác công an năm 2016, Tô Lâm đã dùng Vietnamnet làm sân khấu cho vai diễn của ông ta.

Bài trả lời phỏng vấn của Tô Lâm cũng giống như bao cuộc trả lời báo chí của các tướng lĩnh công an khác, chủ yếu kể lể công trạng của ngành công an, sụt sùi về sự cực khổ, hy sinh của lực lượng an ninh khi làm nhiệm vụ. Và tất nhiên không quên nhắc đến “thế lực thù địch” và bọn “phản động” với lời lẽ sặc mùi hằn học. Sau đó là lồng thêm một vài cảm xúc cá nhân, như một tiểu xảo làm màu cho có vẻ mùi mẫn để gia tăng hiệu quả mị dân. 

Giữa những nội dung không cần đọc cũng biết trước (vì nó giống nhau quá), người viết chú ý tới hai chi tiết được Tô Lâm nhắc đến. Thứ nhất, bình luận về việc các “đồng rận” ôm tiền bỏ trốn, điển hình là vụ Trịnh Xuân Thanh, tên tướng (cướp) này bao biện như sau: “Thông thường xuất cảnh là qua cửa khẩu, nhưng giờ các đối tượng không qua con đường cửa khẩu. Đặc biệt là các đối tượng tội phạm rất nhạy cảm… thì đây là sơ hở trong khâu quản lý, giấy tờ, thủ tục, sự phối hợp giữa các đơn vị.” Thứ hai, Tô Lâm phán “Làm oan cho người dân là vi phạm pháp luật”.

Về việc Trịnh Xuân Thanh trốn đi nước ngoài, đã nhiều bài viết phản biện, phân tích trên báo “lề dân” với những lý lẽ thuyết phục, tôi không nhắc thêm. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc câu đầu tiên sẽ nghĩ tên tướng côn an này… nói nhảm mà ngạc nhiên thắc mắc rằng: Ủa, xuất cảnh không qua cửa khẩu thì đi bằng đường nào? Chả nhẽ có phép độn thổ hay sao? Đọc sang câu thứ hai mới ngỡ ngàng, thì ra ông tướng (cướp) côn an muốn giải thích rằng vụ này có tí sơ hở trong khâu quản lý giấy tờ. Nhưng sao ông không nói toẹt ra là trong phi vụ này, Trịnh Xuân Thanh đã “được” ai đó, có thể ngang quyền ông, có thể dưới quyền ông bảo kê để đàng hoàng rời khỏi Việt Nam một cách êm thấm. Thú nhận có “sơ hở trong khâu quản lý, giấy tờ, thủ tục” khác nào bôi nhọ danh hiệu “điều tra và phá án giỏi nhất thế giới” của côn an Việt Nam. 

Thêm nữa, ông trả lời thế nào về việc hàng trăm công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh, bị thu hộ chiếu và bị bắt giữ, câu lưu ngay tại phi trường một cách tùy tiện mà cái gọi là “cơ quan chức năng” không đưa ra được một lý do nào đúng luật và thuyết phục? Bên cạnh đó, còn hàng ngàn người gốc Việt tại hải ngoại cũng nằm trong danh sách không được nhập cảnh về nước, quê hương ruột thịt của họ. Chưa cần nói đến việc vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, chỉ cần nói đến yếu tố “quản lý”. 

Chế độ công an trị phi thường đến mức có thể quản lý cả những điều không nhìn thấy bằng mắt như tư tưởng của người dân, bỏ tù cả suy nghĩ của công dân thì lẽ nào lại để lọt lưới Trịnh Xuân Thanh hay những tên tội phạm thật sự? Câu trả lời xin nhường cho người đọc.

“Làm oan cho người dân là vi phạm pháp luật”, đến câu này mà Tô Lâm còn phán được thì độ dày của mặt, độ rỗng của não bộ và độ trơ của liêm sỉ đã đạt tới mức thượng thừa.

Pháp luật nào?

Có phải thứ pháp luật cho phép côn an đánh đập, trấn lột tài sản, lột quần áo người dân rồi quẳng họ ra giữa đường mặc kệ cho sống chết?

Có phải thứ pháp luật cho phép công an và tòa án bỏ tù hàng loạt công dân vì họ chỉ ra những sai lầm, vi phạm của nhà nước và thể hiện ước nguyện đất nước tiến bộ?

Có phải thứ pháp luật mà côn an, dân phòng được quyền sách nhiễu, xuyên tạc, bôi nhọ, đánh đập, tra tấn, đàn áp, bắt bớ mọi tiếng nói yêu nước?

Có phải thứ pháp luật mà công dân được tự do chết trong các đồn công an, các trụ sở công quyền và các nhà tù để rồi không một cá nhân hay cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Có phải thứ pháp luật mà khi bị bắt, công dân không được quyền gặp luật sư? Và phiên tòa công khai là người thân, ruột thịt của “bị cáo” không được bén mảng đến khu vựa diễn ra phiên xử. Thậm chí còn bị côn an sắc phục lẫn thường phục đánh đập và nhốt giam nếu đòi hỏi chúng tôn trọng pháp luật?

Có phải thứ pháp luật cho phép côn an đi cướp đất, cướp nhà của người dân? Khi cần thiết, thì bắt “chủ nhà” đi tù để tiện cho việc cướp bóc?

Không thể liệt kê hết. Ngắn gọn lại, thứ pháp luật mà Tô Lâm nói đến là pháp luật để bảo vệ cho bọn phản dân hại nước, bảo vệ quyền lợi cho ngoại bang xâm lược. Công an nào vi phạm luật này đều phải bị trừng trị.

Tóm lại, đấy là luật cộng sản Việt Nam. Nói cho mềm mại một tí là, đây là nền “Luật pháp ma-dzê-in Việt Cộng”.


No comments:

Post a Comment