Thật ra gọi là “Cánh Tả” hay “Cánh Hữu” (Left Wing - Right Wing) là chỉ nói đến 2 khuynh hướng thường xuyên đối nghịch nhau trong môt cơ chế điều hành xã hội bình thường.
“Cánh Tả” vốn là những người thích đi theo khuynh hướng phóng khoáng, tự do hơn, họ chủ trương nhắm vào giá trị về quyền con người nhiều hơn, chống chiến tranh tối đa, và luôn thúc đẩy xã hội nâng cao giá trị của quyền con người, kể cả những việc được xem là “nhạy cảm” nhất, ví dụ như ủng hộ phụ nữ phá thai, hay đòi hợp pháp hóa mãi dâm.
Theo lý giải của họ, thì việc cho phép phụ nữ phá thai là phù hợp với xã hội đương đại, khi có những phụ nữ sau khi sanh con, không đủ khả năng nuôi con, và rồi phải sống nhờ vào xã hội, tạo gánh nặng cho xã hội, bên cạnh đó khi đứa trẻ không đủ mái ấm gia đình chăm sóc, hướng dẫn và giáo dục, thì cũng sẽ tạo ra những tệ nạn xã hội trong tương lai, khi đứa trẻ lớn lên thiếu sự kiểm soát của một gia đình đầy đủ (gồm cha và mẹ).
Việc đòi hỏi cho mãi dâm hợp pháp cũng vậy, “Cánh Tả” cho rằng, hợp pháp mãi dâm không những có thể kiểm soát được tệ nạn xã hội, mà còn kiểm soát được những dịch bệnh từ mãi dâm, hay thậm chí còn kiểm soát được tiền thuế lợi tức.
Đa phần những giới nghệ sĩ, truyền thông vẫn thường ủng hộ cho khuynh hướng phóng khoáng (Liberal), vì khuynh hướng này thích hợp với công việc của họ, nhất là quyền tự do diễn đạt, sáng tác, quyền tự do tư tưởng v.v…. Vì khuynh hướng này không tạo ra lực cản cho công việc của họ.
Tuy nhiên nếu một xã hội đi theo khuynh hướng này thì có thể dẫn đến sự rối loạn, vì khi những khuynh hướng này đi đến mức cực đoan, tất cả giá trị gia đình, nền tảng luân lý có thể sẽ bị đảo lộn.
Ngược lại với khuynh hướng “Cánh Tả” là “Cánh Hữu”, vốn được xem là khuynh hướng bảo thủ (Conservative), chủ trương bảo vệ các nền tảng xã hội, bảo vệ các giá trị luân lý gia đình cũng như các giá trị tôn giáo, khuynh hướng này luôn có những nghiêm khắc trong xã hội, từ giáo dục, luật pháp cho đến hệ thống điều hành quốc gia.
Theo lý giải của khuynh hướng này, thì dựa trên căn bản những trải nghiệm của tổ tiên, từ cách sống, tư duy để duy trì nền tảng gia đình, “Cánh Hữu” cũng cho rằng, sự phóng khoáng sẽ dẫn đến loạn lạc, có thể đẩy xã hội đến một mức không còn kiểm soát được, do đó “Cánh Hữu” luôn chủ trương sử dụng vũ lực để bảo vệ các giá trị mà họ tin rằng, là nguồn gốc cho một xã hội trong sạch.
Họ chống phá thai vì cho rằng, đây là hành động giết người, dù rằng đứa trẻ chưa được nhìn thấy mặt trời, nhưng giết đi một linh hồn đã có trong bụng mẹ là tội ác. “Cánh Hữu” cũng cho rằng mãi dâm là một tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ, vì mãi dâm đã dẫn đến những bi kịch cho giá trị của gia đình, giá trị của nền tảng xã hội.
“Cánh Hữu” cũng cho rằng sở hữu vũ khí là quyền bảo vệ cho giá trị gia đình, và là phương tiện hữu hiệu khi xã hội cần chấn chỉnh lại luân lý đạo đức.
Tuy nhiên nếu một xã hội nếu chạy theo khuynh hướng này hoàn toàn, thì sự nghiêm khắt có thể trở thành khắc nghiệt, sự cực đoan trong bảo thủ có thể dẫn đến những lạm dụng quyền lực và dễ dàng trở thành một xã hội độc tài.
Ủng hộ cho khuynh hướng này thông thường là những lãnh đạo tôn giáo, những gia tộc thuộc hàng quí tộc lâu đời trong xã hội hoặc những nhà giáo dục.
Trong một xã hội bình thường ở các quốc gia văn minh, cả hai khuynh hướng này luôn thay phiên nhau điều hành guồng máy quốc gia theo từng chu kỳ, để quân bình xã hội, khi “Cánh Tả” nắm quyền một thời gian, sẽ tháo gỡ những ràng buộc về luật lệ cho con người, để thúc đẩy xã hội phát triển mau hơn, còn khi “Cánh Hữu” lên nắm quyền, thì lại chấn chỉnh xã hội, ngăn chặn những băng hoại về đạo đức, luân lý tỏ ra nghiêm khắc hơn trong các luật lệ.
Chinh nhờ các yếu tố này, mà các xã hội văn minh luôn luôn trong sạch hơn các xã hội độc tài, độc đảng hay gia đình trị, và những con người sinh sống trong xã hội được quân bình bởi hai khuynh hướng trên, luôn luôn có đời sống cao hơn, sung túc hơn so với các xã hội “bị cai trị” bởi một cá nhân, một tổ chức hay một gia đình trong nhiều thập kỷ liên tục.
Sống trong những xã hội mà có hai khuynh hướng nói trên thay nhau nắm quyền điều hành chính phủ, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên, luôn được tiếp cận một cách trực tiếp và cả gián tiếp với cả hai khuynh hướng nói trên, nên tư duy, kiến thức sẽ dồi dào hơn so với những đứa trẻ sống trong xã hội “bị cai trị”.
Các bạn trẻ ở Việt Nam khi hỏi tôi đến vấn đề này, cho thấy các bạn từ nhỏ đã bị “chính phủ” của các bạn dẫn theo một con đường “không giống ai” trên thế giới này, các bạn bị đưa vào cái mớ lý luận “xã hội chủ nghĩa với tư bản”, khiến cho các bạn phải bị “lùng bùng”.
‘Lùng bùng” là vì các bạn cứ “bơi” trong cái mớ lý luận đó, bỏ mặc cho “chính phủ” của các bạn tha hồ thao túng, và kết quả, các bạn cứ tin vào cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” cuộc sống của các bạn lúc nào cũng sống trong đói nghèo, không có tiền nên phải mua thức ăn rẻ ngoài chợ, toàn đồ độc hại nhập khẩu từ “mẫu quốc”, trong khi quan chức trong “chính phủ” của các bạn thì toàn đi xe Lexus, Mercedes, ăn thì toàn hải sản cao cấp nhập khẩu ở Singapore, thậm chí cả Hoa Kỳ hay Canada, uống thì toàn là rượu mắc tiền nổi tiếng như Hennessy, Remy Martin, mỗi năm “xách” cả gia đình sang Mỹ, Âu châu mua toàn đồ hiệu như Channel, LV.
Các bạn có biết tại sao các bạn chưa hề nghe những chữ như “Cánh Tả” “Cánh Hữu” trong sách giáo khoa nhà trường không? Nếu có biết thì cũng chỉ là nhờ Internet của xứ “Tư Bản Bản giãy chết”, đó là vì nền giáo dục của “chính phủ” các bạn nó tệ nhất thế giới và không có giải pháp nào thay đổi cả, mà chỉ có “chắp vá” từng lỗ hổng thôi, thay đổi toàn bộ nền giáo dục, thì có khác nào “cắt cổ” cái “chính phủ” của các bạn.
Này nhé, chỉ đơn cử một ví dụ nhỏ thôi, trong nền giáo dục ở xứ văn minh, trong đó người dạy học cho phép học trò, sinh viên tranh biện với họ bất cứ đề tài nào từ chuyên môn như Lý, Hóa, cho đến các vấn đề xã hội, chính trị hay kinh tế. Văn hóa tranh biện này không chỉ khẳng định bản lãnh của người dạy học, mà còn tạo cho những sinh viên, học sinh có cơ hội nghe được những lý luận ngược chiều, những thông tin đa chiều và họ sẽ tự suy nghĩ chọn cho họ một giải pháp mà họ cho là đúng với đề tài đưa ra, nó bắt người sinh viên phải động não, phân tích.
Còn trong nền giáo dục của “chính phủ” các bạn, sách giáo khoa chỉ nêu quan điểm một chiều, và không có văn hóa tranh luận, sinh viên vô lớp thì như "buồn ngủ", tranh luận về xã hội, chính trị hay kinh tế là đề tài “nhạy cảm” làm sao thầy giáo của các ạn cho phép? Nói “nhạy cảm” là vì khi tranh biện sẽ nói đến cái gốc của vấn đề, mà cái gốc chính là guồng máy điều hành xã hội, hay còn gọi là “chính phủ” đấy. Tạo sao giáo dục ở Việt Nam thuộc hàng tệ nhất thế giới? Tại sao 90 triệu con dân Việt Nam không thể chọn một guồng máy điều hành tương tự như xã hội văn minh tân tiến đã và đang làm? Tại sao các quốc gia đi theo chủ nghĩa Cộng Sản đều nghèo đói và phải đi “ăn mày” khắp thế giới? Những câu hỏi này thầy giáo nào của “bộ giáo dục đảng cộng sản” dám cho các bạn tranh luận.
Hay khi tranh luận về lịch sử, chỉ nói đến vụ “cướp chánh quyền” năm 1945 thôi, “chính phủ cộng sản” của các bạn cướp chính quyền từ tay của chính phủ Trần Trọng Kim, chứ nào có cướp từ tay người Pháp đâu, mà nói là dành độc lập, chụp mũ cho chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai người Nhật, vậy cộng sản Việt Nam không phải tay sai của Nga Sô - Trung Cộng thì là gì? Định nghĩa của chữ “tay sai” như thế nào? Thời tranh đấu với người Pháp dành độc lập có thế lực nào không dựa dẫm vào nước ngoài? Sinh viên ở Việt Nam mà tranh luận kiểu này thì thầy giáo nào của cộng sản dám cho tranh biện công khai? Tại sao dưới thời “Pháp thuộc” còn có tư nhân ra báo chí, còn “xã hội chủ nghĩa” của cộng sản thì người dân mất cái “quyền” này? Tại sao dưới thời “Pháp thuộc” và cả trên thế giới hiện nay, người dân tự do đi lại không cần báo cáo, không cần xin phép còn ở Việt Nam thì phải đòi chế độ "kiểm sóat hộ khẩu”?
Và khi tranh biện về xã hội đang sinh sống, sinh viên hỏi tại sao có sự phân biêt đối xử với người ngoài “đảng” và trong “đảng”? Tại sao người ngoài “đảng” không được phép được làm lãnh đạo ban ngành trong chính phủ? Tại sao không dám cho trưng cầu dân ý để xem dân có chọn “đảng” hay không? Và tại sao ở các quốc gia văn minh người dân được bỏ phiếu cho các luật lệ còn ở Việt Nam hiện nay thì người dân không được? Hay tại sao người dân Việt Nam phải để “quốc tang” cho cái ông “thổ tả” nào ở xứ Cuba, trong khi ngư dân chết trên biển thì... lấy tiền “xây công viên Fidel Castro”?
Những câu hỏi cần được tranh biện cho tới nơi tới chốn để có nguồn thông tin đa chiều cho sinh viên, lấy đó làm hành trang vào đời đóng góp cho xã hội thì không bao giờ được phép xảy ra dưới cái “chính phủ cộng sản” của các bạn?
Xã hội con người chỉ cần hai khuynh hướng “Tả- Hữu” thay đổi trong guồng máy điều hành, để duy trì sự quân bình và công bằng tương đối, đó chính là những xã hội ổn định, phát triển lâu dài và người dân sẽ được sinh sống trong sung túc, an toàn.
Còn xã hội mà suốt ngày cứ phải bị nhồi nhét ba cái lý thuyết suông “chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa tư bản”, đói rã họng mà cứ trông chờ “xứ tư bản sắp sửa giãy chết”, thì đó chỉ là xã hội của những “con cừu” đang được chăn dắt, nuôi lớn để làm thịt. Trong những xã hội như vậy những kẻ “thảo khấu” như Lương Sơn luôn được xem là anh hùng, vì dám trừng trị những tham quan, những tên vô lại trong guồng máy công quyền mà không thèm xem cái luật lệ của chúng ra cái gì cả.
Nhà tranh đấu dân quyền nổi tiếng của Hoa kỳ ông Martin Luther King có một câu nói trước khi bị bắn chết là “ I Have A dream…”, còn các bạn sống trong xã hội “đảng trị”, cũng nên hiểu câu “I Have A Gun….” Để tự bảo vệ cho các bạn. Chọn lựa thế nào, đó là tương lai của các bạn.
Trần Nhật Phong
danlambaovn.blogspot.com
Trần Nhật Phong
danlambaovn.blogspot.com
No comments:
Post a Comment