Wednesday, November 30, 2016

Ra tòa phúc thẩm, bà Cấn Thị Thêu lên án đảng cộng sản là ‘cướp có tổ chức’

Ra tòa phúc thẩm, bà Cấn Thị Thêu lên án đảng cộng sản là ‘cướp có tổ chức’
Ảnh: VNA/Doan Tan/via REUTERS
Bà Cấn Thị Thêu hôm 30/11 bị tòa phúc thẩm ở Hà Nội tuyên y án 20 tháng tù giam, với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật hình sự cộng sản Việt Nam.
Trước tòa, nhà tranh đấu nổi tiếng trong việc chống thu hồi đất đai bất công tuyên bố rằng, đảng cộng sản và tòa án Hà Nội là kẻ cướp có tổ chức, và nền công lý của Việt Nam chỉ là “diễn viên hài.” Đài RFA thuật lại rằng đó là lời cuối cùng của bà Cấn Thị Thêu trước tòa, theo lời kể của con trai bà là anh Trịnh Bá Phương.
Hãng tin Reuters dẫn lời Luật sư Hà Huy Sơn, một trong 5 người bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu tại phiên phúc thẩm, cho biết phiên tòa chỉ diễn ra nửa ngày, và ông chưa biết thân chủ của ông có muốn kháng cáo tiếp lên giám đốc thẩm hay không. Nói chuyện với RFA, Luật sư Sơn nói thêm rằng, đây là một bản án vô lý bất công, dàn dựng ra để người ta bỏ tù bà Cấn Thị Thêu, và để lấy đất của người dân cho dễ, trong khi từ chối quyền khiếu nại của người dân.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành địa ốc tại Việt Nam trong những năm gần đây đã dẫn đến những cuộc biểu tình chống đối của các nông dân mất đất vì những dự án xây cất. Nhiều người tố cáo rằng những vụ thu hồi đất là bất hợp pháp, bởi vì nhà cầm quyền ấn định mức bồi thường quá thấp. Bà Cấn Thị Thêu, 54 tuổi, từng bị bắt và và ở tù vì tham gia những cuộc khiếu kiện và biểu tình của dân oan bị mất đất, trong đó có gia đình bà.
Hôm 30/11, tổ chức Human Rights Watch lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do vô điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu. Tổ chức này nói rằng, hành động bỏ tù bà chứng tỏ rằng ở Việt Nam, việc phản kháng ôn hòa để đòi hỏi công lý bị coi là một hành vi tội phạm. Human Rights Watch cũng thúc giục chính phủ Hà Nội sửa đổi luật đất đai nhằm bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nông dân.
Huy Lam / SBTN

Các giám đốc công ty và tập đoàn ở Việt Nam được yêu cầu kê khai thu nhập

Các giám đốc công ty và tập đoàn ở Việt Nam được yêu cầu kê khai thu nhập
Bộ Công Thương CSVN yêu cầu các giám đốc công ty và tập đoàn thuộc bộ này kê khai tổng thu nhập cá nhân năm 2016.
Trong một thông báo hôm Thứ Ba 29/11, Bộ Công Thương nói rằng việc kê khai thu nhập nhằm nâng cao tính minh bạch để ngăn ngừa nạn tham nhũng. Theo đó, các lãnh đạo của bộ, cơ quan, ban ngành và đại diện các công ty cổ phần đều phải báo cáo thu nhập. Các thanh tra của Bộ Công Thương được giao trách nhiệm thu thập, đánh giá và báo cáo các dữ liệu về thu nhập cá nhân. Các dữ liệu này sẽ được công bố trên trang mạng của Bộ Công Thương Cộng Sản Việt Nam.
Trong một yêu cầu mang hơi hướm ảnh hưởng cách làm việc của Sở Thuế Vụ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương CSVN yêu cầu các báo cáo phải được gửi về qua thanh tra bộ bằng văn bản và thư điện tử trước ngày 15 tháng 4 năm 2017.
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương CSVN cho thấy, mức lương hàng tháng của lãnh đạo trong các công ty vào khoảng từ 38 triệu đến 74 triệu đồng, tương đương với từ 1,600 đến 3,200 Mỹ kim. Trên thực tế, đã có trường hợp các lãnh đạo công ty quốc doanh có mức lương và tiền thưởng lên đến nhiều tỉ đồng mỗi năm nhưng được giấu kín và chỉ được khám phá ra khi bị thanh tra. Cách đây ít lâu, báo chí trong nước đưa tin 8 giám đốc tại 4 công ty dịch vụ công ích ở thành phố Sài Gòn nhận những mức lương trên dưới 100,000 Mỹ kim một năm.
Huy Lam / SBTN

Sở Giáo Dục TPHCM buộc giáo viên, học sinh viếng tang lễ Fidel Castro

Sở Giáo Dục TPHCM buộc giáo viên, học sinh viếng tang lễ Fidel Castro
Đảng CSVN tiếp tục có những hành động gây phẫn nộ dư luận, trong việc tổ chức tang lễ rình rang quá đáng cho lãnh tụ cộng sản Cuba Fidel Castro.
Thông báo đăng trên trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM  cho biết, theo lệnh của ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực thành ủy, các trường học mang tên Nguyễn Văn Trỗi đều phải “tổ chức đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh viếng tang đồng chí Tổng tư lệnh Phi-đen cát-xtơ-rô Ru-xơ”, tại Tổng Lãnh sự quán Cuba ở TP.HCM trong ngày thứ sáu 2-12-2016.
Phía Sở Giáo dục cho biết sở dĩ chọn các trường mang tên Nguyễn Văn Trỗi vì phía Cuba đã đặt tên Nguyễn Văn Trỗi không chỉ ở một con đường tại thủ đô La Habana, mà còn có ở một bệnh viện, sân banh, trường học, vườn hoa.
Việc ban hành một văn bản hành chánh để buộc các thầy cô giáo và học sinh phải đi dự lễ tang như nói trên, được giới luật gia Sài Gòn cho rằng là không có giá trị thực hiện, vì “tang lễ đồng chí Tổng tư lệnh Phi-đen cát-xtơ-rô Ru-xơ” không nằm trong bất kỳ văn bản pháp luật nào của chính nhà nước CSVN.
Cũng cần nói thêm rằng ngày nay, việc đặt bom ở cầu Công Lý, Sài Gòn- nơi có đông người qua lại- của Nguyễn Văn Trỗi từ nửa thế kỷ trước phải coi là một hành động khủng bố cần lên án, chứ không phải tôn vinh như anh hùng.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Nỗi đau mất đất: Bộ phim của máu và nước mắt

‘Nỗi đau mất đất’ là tập 1 trong loạt phim phóng sự–tài liệu ‘Vượt qua nỗi sợ hãi’ dài 5 tập do nghệ sỹ Kim Chi và cô Helena Lee từ California cùng một số bạn bè cả ở trong lẫn ngoài nước chung tay thực hiện.
‘Nỗi đau mất đất’ là tập 1 trong loạt phim phóng sự–tài liệu ‘Vượt qua nỗi sợ hãi’ dài 5 tập do nghệ sỹ Kim Chi và cô Helena Lee từ California cùng một số bạn bè cả ở trong lẫn ngoài nước chung tay thực hiện.
 Trà Mi-VOA-30.11.2016 
Một nhóm các nhà làm phim độc lập trong và ngoài nước vừa trình làng bộ phim tài liệu do chính các ‘ký giả công dân’ thực hiện nói về một trong những vấn đề gây bức xúc nhất trong xã hội Việt Nam, nguồn gốc của đại đa số đơn thư khiếu kiện trong nước và cũng là nguyên nhân đẩy biết bao gia đình, đa số là nông dân, vào cảnh lầm than, màn trời chiếu đất.
‘Nỗi đau mất đất’ là tập 1 trong loạt phim phóng sự–tài liệu ‘Vượt qua nỗi sợ hãi’ dài 5 tập do nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, và cô Helena Lee từ California cùng một số bạn bè cả ở trong lẫn ngoài nước chung tay thực hiện.
Ê kíp làm phim trên dưới chục người đã mất 1 năm rưỡi thu thập tài liệu, phỏng vấn nhân chứng, quay, dựng, và biên tập phim. Kinh phí cho các chuyến đi và chi phí kỹ thuật đến từ sự tự nguyện của mỗi người đóng góp công sức trong phim.
Cô Helena cho biết vì loạt phim hoàn toàn mang tính tự nguyện, vô vụ lợi nên nhóm đã tặng quyền công chiếu cho các kênh truyền hình, các kênh Youtube, và các trang Facebook.
Tập đầu ‘Nỗi đau mất đất’ được phát hành rộng rãi và miễn phí ngay trước phiên xử phúc thẩm một nhà hoạt động đất đai được nhiều người biết tiếng, bà Cấn Thị Thêu, vào ngày 30/11/16.
‘Nỗi đau mất đất’ vừa công chiếu trên các phương tiện truyền thông xã hội là bức tranh toàn cảnh về những vụ cưỡng chế đất đai xảy ra trên khắp mọi miền đất nước, trong đó nhấn mạnh hai trường hợp điển hình là bà Cấn Thị Thêu ở phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) và ‘người nông dân nổi dậy’ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
‘Nỗi đau mất đất’ nối kết các sự kiện riêng lẻ về tình trạng dân oan bị cưỡng chế đất, bị bần cùng hóa, mất phương tiện sinh sống, trở thành những ‘dân oan’ khiếu kiện hay những ‘tù nhân bất đắc dĩ’ vì các hoạt động đấu tranh của họ bị hình sự hóa với các tội danh như ‘Gây rối trật tự’ hay ‘Chống người thi hành công vụ.’
Đa số tư liệu trong phim, kể cả những cảnh đàn áp, bố ráp đều do chính các nạn nhân quay lại.
Tập 2 nhan đề “Phá vỡ khuôn khổ” nội dung chính xoay quanh việc định hình của xã hội Việt Nam bị dằng co giữa hai chiều hướng cộng Sản tập trung và tư bản tư hữu.
Tập 3 “Nói không với đảng” chuyển tải những suy nghĩ của một số đảng viên kỳ cựu trong bối cảnh đất nước hiện nay về vai trò của đảng cộng sản và khát vọng dân chủ của người dân.
Tập 4 “Những người tù vĩ đại” nói về những tù nhân lương tâm tại Việt Nam, những người bị lãnh án vì các hoạt động đấu tranh cho các nhân quyền căn bản và kêu gọi tôn trọng quyền làm chủ đất nước của công dân.
Tựa đề tập cuối nói lên chủ đề xuyên suốt của loạt phim, “Vượt qua nỗi sợ hãi”, đúc kết tất cả các vấn đề nguyên thủy những người thực hiện muốn chuyển tải nhằm thức tỉnh nhận thức của mọi người về vai trò công dân trước hiện trạng xã hội.
Cô Helena cho biết ý tưởng làm nên bộ phim “Vượt qua nỗi sợ hãi” xuất phát từ chính ‘nỗi sợ hãi’ của bản thân và sự cảm nhận về nỗi sợ hãi đã bám rễ sâu xa trong tư tưởng của người dân Việt ‘sợ’ nói ra chính kiến hay suy nghĩ thật của mình, ‘sợ’ bị bắt, bị tù đày và bị trù dập.
Thông điệp chính của bộ phim là chia sẻ câu chuyện của những người trong cuộc về thực tế dân chủ và nhân quyền, những vấn đề đang hiện hữu ở Việt Nam, để mọi người ‘cởi trói tư tưởng’, tìm hiểu sự thật, và tìm kiếm công lý.
Nhóm làm phim nói những câu chuyện đó cần được chuyển tải đến mọi người, không phải để nói xấu chế độ hay bôi xấu xã hội Việt Nam, mà để hướng tới sự cải thiện, làm cho xã hội tốt đẹp và công bằng hơn.
Cô Helena chia sẻ dù đây không phải là những thước phim chuyên nghiệp nhà nghề, nhưng giá trị của chúng chan đầy máu và nước mắt của những nhân chứng sống. Trong phần giới thiệu phim trên kênh YouTube USAflows của nhóm, những người thực hiện viết rằng: “Đây không phải là những thước phim hoàn hảo vì nó đơn thuần được quay lại bởi cán nạn nhân trong cuộc, nhưng những thước phim này là vô giá bởi nó được trả bằng máu của chính họ.”
Sau phần 1, những tập phim kế tiếp sẽ được hoàn tất ra mắt khán giả trong năm 2017 tới đây.

Nhìn tổng quát, đất nước thật sự ra sao?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, nhân dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, ngày 13/11/2016.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, nhân dân thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, ngày 13/11/2016.
Bùi Tín 
Theo VOA-30.11.2016
Ngày 13 tháng 11 vừa qua, tại thôn Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc và có bài nói chuyện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông chính thống. Nội dung quan trọng nhất được nhiều người chú ý là những lời "vàng ngọc" sau đây của ông Trọng: "Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này! Chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, có nhiều hình thức hoạt động mới. Con em được học hành đến nơi đến chốn, đời sống bà con có nghĩa có tình. Đây không chỉ là sự thay đổi của Tiên Du, Bắc Ninh mà nhìn rộng ra là thay đổi của cả nước". Ông nói thêm: "Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao. Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, tham gia tất cả các tổ chức quốc tế. Triển vọng phát triển của đất nước ngày càng lớn".
Thế rồi ông Tổng Bí thư phủ dụ, trấn an dân chúng rằng: "Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình! Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả, nhưng nhìn tổng quát lại, đất nước ta có bao giờ được thế này không?".
Ý ông Trọng là trình bày một bức tranh sáng rực đầy màu sắc rạng rỡ của đất nước dưới quyền lãnh đạo của ông và của Đảng Cộng sản của ông, không chỉ nhằm vào dân Tiên Du mà là cho cả nước ngắm nhìn và nức lòng tin tưởng.
Tại sao lại "nhìn tổng quát"? Ý ông Trọng muốn nói là mặt chính, mặt bản chất là tích cực, mặt xấu, thất bại, tiêu cực, suy thoái chỉ là hiện tượng tạm thời, không đáng kể, nên bỏ qua.
Đây là một kiểu cách suy nghĩ nông cạn, hời hợt, làm công tác tuyên truyền đơn giản, rẻ tiền, chỉ cần học thuộc lòng một số công thức, khẩu hiệu đã nhàm chán để tuyên đọc một cách hùng hồn, dõng dạc cho dân nghe, vỗ tay tán thưởng là coi như xong cuộc đi thăm và ban huấn thị cho dân.
Thật đáng não lòng khi ở vào thời đại này mà một ông tổng bí thư lại đi làm công việc tuyên truyền một cách ngây ngô, ấu trĩ, thấp kém đến thế. Sách báo các nước đầy rẫy những hướng dẫn, giới thiệu kinh nghiệm thực hiện mối quan hệ giữa các chính khách, nhà hoạt động chính trị với công luận, với nhân dân, với xã hội, sao cho đó là mối quan hệ tin cậy, ngay thật, chân thành với nhau.
Trong các trường, lớp đào tạo cán bộ hành chính, tuyên truyền đã có những bài học cơ bản và những buổi thực tập, rèn luyện cho người học năng khiếu tiếp xúc với quần chúng sao cho có kết quả. Tôi từng được biết tại trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, trường Tuyên huấn Trung ương, Học viện Chính trị QĐND cũng có những bài học về quan hệ công chúng.
Đại thể các bài học chính là: đến với nhân dân phải chân thành, giản dị; không quan liêu, cũng không mị dân; phải lắng nghe nhiều hơn nói; phải hiểu những vấn đề nổi cộm nhất của địa phương để góp phần giải quyết. Mối quan hệ của chính quyền xã, huyện, tỉnh với dân ra sao? Vấn đề ruộng đất ra sao? Tỷ lệ dân nghèo ra sao? Sử dụng ngân sách ra sao? Y tế, giáo dục ra sao? Trật tự an ninh ra sao? Tệ nạn xã hội ở mức nào? Trộm cắp, tham nhũng, cờ bạc … tương trợ, từ thiện ra sao? Khen ra khen, chê ra chê. Hai mặt đều rõ, đúng mức. Không mặc áo thụng vái nhau. Nghiêm cách mà chân thành. Thế mới là "gần dân", "trọng dân" như chính ông Trọng từng đề xuất. Thế mới là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Còn như đi thăm theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, rồi đưa ra lời tâng bốc: "Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ đẹp như thế này không?" để ru ngủ quần chúng thì thật đơn giản, hời hợt, lừa mị quá. Trong khi ở đâu cũng có những vấn đề nổi cộm, có khi kinh hòang, ghê sợ.
"Chưa bao giờ đẹp như thế này" mà nợ quốc gia lên đến hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng hơn 2/3 tổng thu nhập quốc dân; tham nhũng hàng chục, hàng trăm vụ, mỗi vụ vài ngàn tỷ đồng không sao thu hồi được; hàng triệu ngư dân mất việc; bộ trưởng giáo dục thì nói rằng cho nữ giáo viên đi "tiếp khách" là chuyện vui vẻ bình thường; nam nữ công dân yêu dân chủ đòi nhân quyền cho dân bị tống vào tù; khi Đảng Cộng sản và Nhà nước một mực tỏ ra hèn với giặc, ác với dân; khi công dân Việt Nam mang hộ chiếu công vụ nổi tiếng về ăn cắp vặt ở Thái Lan, Thụy Điển, Nhật Bản và Singapore…
Thật ra ông Trọng phải là người cần nhớ rất lâu, rất kỹ các hiện tượng "chưa bao giờ đẹp" như thế để mà nhận ra trách nhiệm của đảng ông, của Bộ Chính trị, và của cá nhân ông ta trong bức tranh xám xịt, buồn thảm của đất nước hiện nay.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Quan chức Việt Nam được yêu cầu kê khai thuế thu nhập

Hình minh họa.
Hình minh họa.
VOA-30-11-2016
Bộ Công Thương Việt Nam đã yêu cầu lãnh đạo các công ty và tập đoàn thuộc Bộ kê khai tổng thu nhập cá nhân năm 2016.
Động thái này nhằm nâng cao tính minh bạch để ngăn ngừa tham nhũng, Bộ Công Thương cho biết trên website hôm thứ Ba.
Theo đó, các lãnh đạo của bộ, cơ quan, ban ngành và đại diện các công ty cổ phần đều phải báo cáo thu nhập.
Trong khi các thanh tra của bộ thu thập, đánh giá và báo cáo các dữ liệu, bộ phận nhân sự sẽ được phân công và giám sát quá trình.

Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, tiền lương hàng tháng của lãnh đạo trong các công ty dao động từ 38-74 triệu đồng (khoảng 1.600-3.200 đôla).
Theo dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), người lãnh đạo, quản lý các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư sẽ bị kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, cổ đông, người góp vốn, người gửi tiền.
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) có chương “Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng trong doanh nghiệp”. Trong đó, điều 112 quy định “người giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập”.
Theo Xinhua, SaigonTimes

Thế kỷ ánh sáng


Những năm tháng là sinh viên, tôi hay tò mò về việc phân chia đất nước Đại Hàn. Một bên theo Tư bản và một bên theo Cộng sản. Nhất là vào những năm 80 và 90, tôi luôn ấn tượng về phong trào sinh viên Nam Hàn xuống đường biểu tình đòi thống nhất, ủng hộ Bắc Hàn. Truyền hình đưa tin sinh viên đụng độ với cảnh sát, lập chiến lũy, bị truy bắt… là những câu chuyện khiến tôi háo hức tìm đọc rất nhiều thứ về đất nước bị chia cắt đó. Lý do tôi muốn biết, vì Đại Hàn cũng tương tự với một Việt Nam trong lịch sử.
May mắn thay, tôi lại có cơ hội bạn bè với nhiều sinh viên Nam Hàn. Trong đó có một nam sinh viên là Oh và một nữ sinh viên là Kim. Những người này hay ngạc nhiên hỏi tôi là vì sao cứ hỏi những chuyện không ai hỏi, và họ bày tỏ cũng rất chân thành suy nghĩ của mình.
Oh từng xuống đường biểu tình nhiều lần, và bị cảnh sát Nam Hàn đánh tơi tả. Anh nói là anh xuống đường không vì chính trị mà vì bạn bè mình đã đi, mình cũng phải đi. Và bị đánh thì phải đánh trả. Còn Kim thì ngồi suốt với tôi và anh Đỗ Trung Quân ở một quán nhỏ ở Binh Thạnh, nói về lý tưởng. Kim nói cô thần tượng lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, tức ông nội và cha của Kim Chính Ân, lãnh tụ Bắc Hàn hiện nay. Cô sinh viên Nam Hàn này xuống đường biểu tình, đòi thống nhất với Bắc Hàn, chống chính quyền Nam Hàn đến mức bị truy tìm, phải bỏ trốn ra nước ngoài, rồi cô đến Việt Nam vì cô nghĩ rằng Việt Nam gần và thân thuộc với Bắc Hàn.
Tôi còn nhớ mình và anh Đỗ Trung Quân im lặng nghe cô Kim ngợi ca về chủ nghĩa Cộng sản. Anh Quân cố hỏi vài câu thăm dò rồi sau đó, cả hai thoái thác không gặp lại Kim nữa. Khác với cô sinh viên Nam Hàn ấy, trong muôn vàn ảo tưởng của đời người, tin vào chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn là điều chúng tôi đã may mắn, sớm bước qua từ tuổi 20.
Nhiều năm sau, tôi có gặp lại Oh, và cũng nghe nói về cô Kim ấy. Họ vẫn ở Việt Nam vì đã có cơ sở làm ăn và quen cuộc sống ở đây. Nhưng không ai muốn nhắc về những gì của tuổi trẻ của họ khi còn ở trong đất nước. Oh thì cười xòa, nói “thôi thôi”. Còn cô Kim thì không còn nói gì về Bắc Hàn hay thống nhất nữa. Thời đại mới với truyền thông tự do khắp nơi, đủ để lan truyền về  một Bắc Hàn thật sự ra sao. Và giờ đây, tôi cũng không còn thấy những cuộc biều tình đòi thống nhất của giới sinh viên cánh tả Hàn Quốc trên truyền hình nữa. Tin tức thì lại hay nói về những phong trào chuyển lương thực, đồ chơi và tin tức bằng bong bóng qua biên giới Bắc Hàn, giúp cho người dân khốn khổ ở sau đường biên của chế độ độc tài.
Tôi nhớ câu nói của Martin Luther King (1929-1968), câu nói hay làm tôi nghĩ ngợi “Chúng ta phải biết sống chung với nhau như là anh em, hoặc tiêu tan cùng nhau như những kẻ ngu muội”. (We must learn to live together as brothers or perish together as fools). Chắc là rất nhiều người Nam Hàn đã tìm mọi cách để đem sự thật đến cho thế hệ mình và sau nữa. Họ sống với tinh thần như những người anh em với nhau. Thật kiên nhẫn và đáng quý. Họ đã làm được, để thế hệ Nam Hàn hôm nay đủ nhận biết về các ảo tưởng cách mạng và những kẻ độc tài biên kia Bàn Môn Điếm, để tương lai người Nam Hàn sống với nhau mà không tàn phá nhau, không rửa nát trong ngu muội.
Nhiều thập niên trước, tôi cũng thần tượng Fidel Castro và cách mạng Cuba. Thầy dạy sử của tôi kể say mê rằng Fidel Castro đã thành huyền thoại khi tự mình đứng trước tòa bào chữa cho mình, và chế độ độc tài Batista buộc phải trả tự do cho ông. Nhưng rồi nhiều năm sau, tôi cũng tự hỏi một nền tư pháp của chế độ độc tài ấy, vì sao có thể tuyệt vời đến nhường ấy khi nhìn ra công lý để trả tự do cho Fidel.
Trong khi 47 năm cầm quyền của Fidel Castro, tòa án là vô nghĩa, hàng chục ngàn người phải lưu đày, tù ngục hoặc bỏ trốn khỏi nước. Hàng trăm người hành quyết công khai bởi các nhóm xử bắn lưu động nhưng không có cơ hội nào được tự bào chữa như Fidel Castro đã từng. Huyền thoại về công lý ở Cuba từng cứu sống Fidel, và rồi bị bóp chết bởi chính ông.
Tôi cũng muốn sống với thế hệ mình, và thế hệ mai sau như những người anh em, để chúng ta không rửa nát trong ngu muội. Vì vậy, tôi đã cố viết và nói, như có sự thúc giục không ngừng trong mình, rằng chúng ta phải tồn tại trong lẽ phải và sự thật. Chúng ta không thể rửa nát bằng sự tưởng tượng hay niềm tin bất cần lịch sử của những khổ đau mà con người đã gánh chịu.
Như một con cua phải tự lột vỏ mỉnh, hết sức đau đớn, nhưng để sống còn, tôi đã bước qua những ngày tháng thiếu niên, mệt mỏi tự truy vấn để thôi ôm ấp những giấc mơ về Stalin, Lenin hay Fidel Castro, cũng không khác gì việc tôi đã tự mình chạy ra khỏi những hội hè mang tên Lê Văn Tám, Bảy Lốp… giữa những e dè và tổn thương của người quen, bạn bè trong suốt một giai đoạn dài. Nơi tôi đến, là sự thật. Mà sự thật thì không thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình bằng sinh mạng và máu của người khác.
Nhưng vì tôi tin rằng chúng ta là anh em, là đồng bào. Và chúng ta sẽ tồn tại cùng nhau chứ không thể cùng rửa nát trong sự ngu muội. Và đôi khi, tôi biết, thật đau đớn khi phải lột bỏ những gì đã học, đã biết, đã tin để bước ra cánh cửa, nhận ra sự thật mới mẻ. Nhưng đó là cách cuối cùng để chúng ta hay con cháu chúng ta không rửa nát, không trở thành kẻ đáng thương trong thế kỷ ánh sáng.

Lật đổ hay kiến tạo ?


Bài này được viết ra trong mục đích tiến dần tới chỗ xác định mục tiêu chung cho một nước Việt Nam duy nhất và là của chung của chín mươi triệu người Việt Nam. Và thực ra những bài blog ngắn chỉ có thể mang tính gợi mở vấn đề mà thôi.
Bầu cử tổng thống ở Mỹ vừa kết thúc, bầu cử tổng thống ở Pháp đang được tiến hành. Chúng ta có cơ hội so sánh đối chiếu để thấy sự khác biệt giữa việc bầu cử các chức vụ của hệ thống quyền lực ở các nước dân chủ khác với ở các nước độc tài như thế nào. Chúng ta có cơ hội để thấy lá phiếu của người dân có trọng lượng như thế nào trong một cuộc bầu cử thực sự dân chủ. Đã có và sẽ còn rất nhiều phân tích về các cuộc bầu cử này, ở đây tôi chỉ nêu một điểm phục vụ cho mục đích bài viết của tôi.
Việc người dân bỏ phiếu lựa chọn lãnh đạo chính trị thể hiện một nguyên tắc tối cao của hệ thống dân chủ : cạnh tranh quyền lực bằng con đường ôn hoà, thông qua chiến dịch tranh cử để giành lá phiếu của người dân, tức là tìm kiếm sự ủng hộ của người dân.
Chiếu theo nguyên tắc này thì các giải pháp đoạt quyền bằng bạo lực đều vi phạm nguyên tắc dân chủ. Vì thế, nếu đem nguyên tắc này để đối chiếu với chính thể Việt Nam Cộng hoà trước 75 ở miền Nam Việt Nam thì ta sẽ thấy rằng Việt Nam Cộng hoà trên thực tế chưa phải là một chính thể hoàn toàn dân chủ, các cuộc đảo chính liên tục của chính quyền Sài Gòn cho phép có nhận xét này. Và cũng vì thế hành động lật đổ một chính quyền cũng sẽ không được xem là phù hợp với nguyên tắc dân chủ. Donald Trump không lật đổ Obama, Trump cũng không lật đổ Hilary Clinton. Trump thắng Clinton dựa trên số phiếu của đại cử tri.
Đến đây có thể nói rằng, nếu áp dụng nguyên tắc này vào trường hợp Việt Nam, thì hiện tại Việt Nam không có dân chủ. Trước hết là vì Việt Nam không có cạnh tranh quyền lực, chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền. Thứ hai là các chức vụ trong hệ thống quyền lực là do đảng cộng sản chọn, việc người dân đi bầu chỉ hoàn toàn là hình thức. Vì thế chưa bầu mà đã biết ai đứng ở vị trí nào. Và cũng vì thế, trước vô vàn các vấn nạn hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp bách cần dân chủ hoá hệ thống chính trị.
Nhưng điều quan trọng mà tôi muốn nói trong bài này là những người thực sự muốn xây dựng một Việt Nam dân chủ sẽ không thể chọn giải pháp bạo lực. Và trên thực tế thì giải pháp này là bất khả, vì hiện nay, trong bối cảnh chia rẽ cùng cực của người Việt, không một nhóm người Việt nào có đủ tiềm lực để tiến hành việc đoạt quyền bằng bạo lực.
Nếu đã loại bỏ giải pháp bạo lực, lựa chọn con đường ôn hoà, thì việc dân chủ hoá Việt Nam, nếu có thể diễn ra, sẽ buộc phải chấp nhận một kịch bản (kịch bản này đã xảy ra ở Miến Điện trong quá trình dân chủ hoá ở nước này): sự tồn tại bình đẳng của nhiều tổ chức và đảng phái chính trị khác nhau, trong đó có cả đảng cộng sản. Thậm chí phải hình dung đến tình thế đảng cộng sản tiếp tục cầm quyền nhưng cho phép các đảng khác tham gia chính phủ. Đây là điều đã xảy ra ở Miến Điện: Tướng Thein Sein, vốn thuộc chính phủ độc tài quân đội, trở thành Tổng thống Miến Điện, nhưng cho phép đại diện của các đảng khác tham gia chính phủ, trong đó có lãnh đạo của Liên minh quốc gia vì dân chủ. Có thể nói đây là kịch bản lý tưởng nhất, nó sẽ tránh cho dân tộc, tránh cho đất nước tình trạng hỗn loạn và những hậu quả chưa lường trước được.
Nhưng kịch bản trên đây không thể xảy ra một khi đảng cộng sản vẫn mạnh như hiện nay, và các đảng chính trị khác không thể hình thành được, hoặc có tồn tại nhưng quá nhỏ và quá yếu. Trong điều kiện Việt Nam, đảng cộng sản chỉ có động lực thay đổi khi phải chịu áp lực bởi các tổ chức chính trị khác đủ mạnh. Đây chính là lý do của sự cần thiết phải hình thành được các đảng phái hay các liên minh chính trị mạnh. Và một trong những điều kiện để xác định một tổ chức chính trị có mạnh hay không là khả năng thu hút và tập hợp quần chúng của tổ chức đó.
Một khi đã không thể đoạt quyền bằng bạo lực thì một tổ chức chính trị thu hút sự ủng hộ của người dân bằng cách nào? Bằng cách nào, để trong điều kiện một cuộc bầu cử thực sự dân chủ, một đảng chính trị có thể giành được sự ủng hộ của người dân bằng lá phiếu? Chính là bằng các chương trình chính trị nhằm xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia.
Tất cả những phân tích trên đây là để nói rằng, dân chủ hoá Việt Nam không gắn với sự lật đổ, mà gắn với sự kiến tạo.
Paris, 29/11/2016
Nguyễn Thị Từ Huy

Việt Nam đặc xá hơn 4.000 tù nhân

 RFA 2016-11-30  
Việt Nam hôm 30/11/2016 quyết định ân xá cho gần 4.390 tù nhân, ảnh minh họa chụp tại một trại giam ở ngoại thành Hà Nội vào tháng 8 năm 2015.
 Việt Nam hôm 30/11/2016 quyết định ân xá cho gần 4.390 tù nhân, ảnh minh họa chụp tại một trại giam ở ngoại thành Hà Nội vào tháng 8 năm 2015.  AFP
Việt Nam ân xá cho gần 4.390 tù nhân, và những người tù này bắt đầu được tự do vào ngày mai, 1 tháng 12.
Trong cuộc gặp báo chí sáng nay tại Hà nội, ông Giang Sơn Phó chánh văn phòng Phủ chủ tịch nước nói rằng việc ân xá này chứng tỏ tính khoan hồng độ lượng của đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam.
Được biết là trong số tù nhân được ân xá có ông Bùi Xuân Kim bị kết án liên quan đến an ninh quốc gia, vì ông đã tổ chức cho một số người trốn sang Campuchia.
Ngoài ra còn có 14 tù nhân quốc tịch nước ngoài được ân xá, bao gồm 9 người Trung Quốc, 3 người Lào, 1 người Hàn Quốc, và 1 người Úc.
Liên quan đến việc đặc xá tù nhân, ông Nguyễn Sơn Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao cho biết là phạm nhân Bùi Tiến Dũng, cựu Tổng giám đốc dự án PMU18 không đủ điều kiện để được ân xá dù ông này có làm đơn xin khoan hồng, và đã được tòa án tỉnh Thái Nguyên ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do đang bị bệnh nặng.
Ông Bùi Tiến Dũng bị tuyên án 23 năm tù giam hồi năm 2011 vì liên quan đến những vụ tham nhũng một số tiền lớn trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó thì ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng cộng sản Việt nam cho biết là Ủy ban kiểm tra trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh, về trách nhiệm của ông này trong việc cấp giấy phép cho công ty Formosa tại Hà Tĩnh, đặc biệt trong quá trình quản lý xây lắp hệ thống xử lý chất thải gây ra thảm họa môi trường làm cá biển chết hàng loạt vào tháng tư năm nay.
Xin nhắc lại là thảm họa môi trường do công ty Formosa thải hóa chất độc hại trực tiếp ra biển làm ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn ngư dân tại bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế. Nhiều người dân phải xuống đường biểu tình đông tới hàng ngàn người đòi đóng cửa nhà máy Formosa.
Nhà máy thép Formosa do người Đài Loan làm chủ đầu tư đã nhận trách nhiệm với một khoảng tiền đền bù trị giá 500 triệu đô la Mỹ.

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy

 RFA 2016-11-30  
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa  Courtesy thanhhoa24h.com
Ủy ban Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Việt Nam cho biết một tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa bị một tàu cá của Trung Quốc đâm rổi bỏ chạy tại vùng biển đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vụ việc xảy ra vào vào lúc 5 giờ sáng hôm qua 29 tháng 11 tại vùng biển cách tây nam đảo Bạch Long Vĩ của Việt nam 20 hải lý. Có 3 ngư dân của tỉnh Thanh Hóa bị rơi xuống biển, hai người được cứu thoát và một người vẫn còn mất tích.
Chiếc tàu cá của phía Trung Quốc mang số hiệu 61119, còn tàu của ngư dân Thanh Hóa có số hiệu TH90244 do ông Nguyễn Văn Luật, 50 tuổi ở Sầm Sơn, Thanh Hóa làm chủ kiêm thuyền trưởng.
Sáng nay phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bạch Long Vĩ, ông Đào Trọng Tuệ cho biết theo lời kể của ngư dân được cứu thì chiếc tàu cá của Trung Quốc bất chấp yêu cầu dừng lại của tàu cá Việt Nam vẫn tiến đến đâm rồi bỏ chạy.
Bộ Quốc Phòng Việt Nam điều tàu Cảnh sát biển CSB 8003 đến nơi xảy ra vụ tấn công để tìm kiếm ngư dân còn mất tích.

Thủ tướng ma-dzê in Việt cộng lại đóng vai người liêm khiết

Tháng Chín (Danlambao) - Còn hai tháng nữa mới đến Tết nguyên đán, thế mà thủ tướng ma-dzê in Việt cộng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Yêu cầu này được đưa ra trong phiên họp chính phủ hôm 29/11. 

Ông Phúc nêu rõ “Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”.(*)

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP phụ họa rằng mục đích của thủ tướng là để “chủ động tập trung chăm lo Tết cho người dân”.

Má ơi! Chả lẽ chỉ thị ngầm của thủ tướng chỉ đạo cấp dưới là mọi thể loại phong bì, quà cáp năm nay thay vì mang đến biếu xén thủ tướng thì gom lại đó lo cho dân một cái Tết đàng hoàng? Được thế thì còn gì bằng. Vì các khoản tiền, tài sản mang đến biếu thủ tướng, biếu các loại thử trưởng bộ trưởng, các thể loại sếp lớn sếp bé đều là tiền bòn rút, vơ vét của dân mà ra cả. Tiền dân thì trả cho dân, có gì mà thiệt.

Ối mà không, muốn nghĩ thế cũng không được. Đây là xứ ta, xứ bị cai trị bởi cộng sản chứ có phải xứ người tử tế đâu mà nghĩ ngây thơ (dữ) vậy cha nội. 

Tại đồng chí Tưởng thú nhắc khéo đấy thôi “sắp đến tết rồi, tụi bay liệu hồn mà ứng xử. Năm nay là cái tết đầu tiên tau ngồi ghế thủ tướng đấy nhé, lơ mơ là không được. Mà tụi bay làm thế nào thì làm, đừng để lộ liễu quá dân chúng nó chửi tau đau đầu. Đừng để tình trạng như mấy đời thủ tướng trước, cứ mỗi dịp Tết các địa phương ùn ùn kéo về Hà Nội xếp hàng chờ biếu xén là không được. Làm sao cho nó kin kín một tí”.

Đấy, đại loại là thế. Tức là đồng chí Tưởng thú cứ chỉ thị sớm để các đồng chí cấp dưới có thời gian chuẩn bị quà cho nó phù hợp. Thứ hai là nhắc khéo làm sao để đừng lộ liễu quá, dân nó chửi. Bây giờ phải đóng vai "iêm khiết" thật khéo, thật điệu nghệ hơn các đời Tưởng thú trước mới lừa được dân. Mà tốt nhất, không cần hình thức hoa hoét rườm rà, cứ chuyển khoản hoặc tặng những hiện vật giá trị như bất động sản hay thứ gì đại loại như thế cho nó nhanh, khỏi phải trực tiếp vác đến mệt người, mà lại chẳng được bao nhiêu.

Thôi đi ông Thủ tướng và ông Bộ trưởng ma-dzê in Việt cộng, các ông khỏi diễn trò. Các ông muốn biếu xén, chúc tụng, vơ vét gì cứ vô tư mà làm như hàng chục năm nay vẫn thế, miễn là đừng lôi người dân chúng tôi ra làm bình phong nữa. Cứ để chúng tôi tự lo cho nhau, chứ mỗi lần các ông "chủ động tập trung chăm lo Tết cho người dân" là hình ảnh cái tết Mậu thân 1968 nó lại ám ảnh trong đầu. 

Để người dân tự lo thì còn được miếng bánh chưng thắp hương cúng ông bà tổ tiên. Còn nếu "được" các ông lo cho, không khéo đến mạng sống còn không giữ được, nói chi miếng bánh chưng ngày tết. Chính vì "được" đảng của các ông lo cho, nên ngày mồng một Tết Nguyên đán ở Huế mới trở thành một trong những ngày đau thương nhất trong lịch sử Dân tộc Việt Nam.





Thoát Trung là việc cần phải làm ngay

Lư Văn Bảy (Danlambao) - Chúng ta và bất cứ ai trong cộng đồng dân tộc cũng đều biết, nước Tàu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, tiền nhân ta đã không ngừng và liên tục đấu tranh để giữ vững non sông và chủ quyền đất nước trước giặc Tàu, có những lúc nước VN ta đã ngập chìm trong bàn tay xâm lược của chúng, nhưng rồi tiền nhân ta cũng anh dũng giành được độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ không để mất một tấc đất nào cho ngoại bang, hình thành một dãi giang sơn hình chữ S trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau cùng vùng biển bao la trong đó, có 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa mà qua nhiều hội nghị thế giới cũng đã công nhận là của VN, điển hình là tuyên bố Cai - Rô năm 1943, tuyên ngôn Posdam năm 1945 và hòa ước San Francisco năm 1951. Ngay cả bản đồ của Tàu cộng cho mãi đến năm 1908 vẫn không có HS - TS. Như vậy việc mà hiện nay Tàu cộng ngang nhiên dùng sức mạnh đánh chiếm Hoàng Sa - Trường Sa rồi tuyên bố đây là vùng lãnh hải của chúng có từ ngàn xưa là điều vô lý và không thể chấp nhận được. Ngày 12/7/2016 tòa trọng tài QT ICC đã xử Phllippine thắng và khẳng định Tàu cộng không có cơ sở pháp lý ở biển Đông, vô hiệu hóa đường lưỡi bò mà Tàu cộng ngang nhiên tuyên bố là chủ quyền, vi phạm trầm trọng công ước QT về luật biển Unclos năm 1982 của LHQ mà Tàu cộng là một thành viên.

Chúng ta cũng nhận biết là trong mọi triều đại của lịch sử chưa có triều đại nào mà tiền nhân ta phải chấp nhận mất đất đai, biển đảo cho quân xâm lược Tàu để đổi lấy lại sự bình yên cho chế độ, cho uy quyền cá nhân như triều đại hiện nay của ĐCSVN. Thật quá đau buồn khi Ải Nam Quan nơi Nguyễn Trãi chia tay với người cha thân yêu là Nguyễn Phi Khanh để lên đường bảo vệ Tổ Quốc giờ đây đã thực sự thuộc về đất của Tàu cộng, càng đau buồn hơn khi 2 cánh tay nối dài của mẹ Việt Nam ra biển khơi bây giờ cũng thuộc về của Tàu cộng. Chúng ta phải nói gì đây trước anh linh của tiền nhân và những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh xương máu để bảo vệ giang sơn nòi giống VN cho chúng ta hưởng, thế hệ con cháu sau này sẽ suy nghĩ như thế nào khi chúng nó biết được ngày hôm nay chúng ta đã quá vô cảm để cho kẻ thù Tàu cộng cấu kết với nội thù giầy xéo Quê Hương.

Là công dân VN chúng ta có còn tự hào về cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng thắng giặc Tàu Đông Hán, Ngô Quyền đại phá quân Nguyên giành lại nền độc lập nước nhà, vua Trần Nhân Tôn 3 lần thắng quân Nam Hán, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh mùa xuân năm Ất Sửu, Lê Lợi cùng đại thần Nguyễn Trãi đại phá quân Minh v.v.... còn biết bao những chiến công oanh liệt khác mà tiền nhân ta đã để lại.

Tàu cộng muôn đời vẫn là kẻ thù của dân tộc VN, những gì mà bọn Tàu đã và đang thực hiện trên đất nước VN ngày nay cùng với những lời tuyên bố ngang tàng và trắng trợn của các tên đầu não của chúng, đó là những bằng chứng xác thực để toàn dân VN phải quyết tâm đứng lên chống lại chúng nếu không muốn mất nước cũng như không muốn làm nô lệ cho chúng. Không ai phủ nhận Tổ Quốc, đất nước là thiêng liêng, là trên hết. Vậy thì không ai được quyền đem quyền lợi thiêng liêng này để đánh đổi sự bình yên và uy quyền cho cá nhân, cho một tập thể nào đó, lại càng không được trung thành với một chủ thuyết ngoại lai để gây cảnh đau thương, tang tóc cho cả một tiền đồ dân tộc. Nếu Tàu cộng là bạn tốt thì không bao giờ chiếm đất đai, biển đảo của ta, không bao giờ dùng hàng hóa độc hại để giết dần sức khỏe của nhân dân ta, không bao giờ có hành động cướp giựt tài sản và đánh đập ngư dân ta ngay trên chính lãnh hải của ta. 

Nhìn lại Hoa Kỳ một đất nước mà các nhà lãnh đạo VN qua các thời kỳ đều tuyên truyền trong nhân dân là kẻ thù của VN. Nhưng kỳ thực, họ vẫn giúp đỡ ta trong mọi tình huống kể cả những lần mà người bạn 16 chữ vàng 4 tốt của ta có hành động ngang ngược với ta, điển hình là vụ giàn khoan 981 năm 2014, Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra hẳn một nghị quyết bắt buộc Tàu cộng phải rút giàn khoan. Hoa Kỳ cũng không có nhu cầu chiếm đất đai, tài sản của ta và bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Ngay cả Nhật bản là kẻ thù của Hoa Kỳ thời đệ nhị thế chiến, nhưng khi Nhật đã đầu hàng rồi thì Hoa Kỳ vẫn nhiệt tình trao trả chủ quyền và giúp đỡ cho Nhật trở thành cường quốc như hiện nay. Hàng năm Hoa Kỳ vẫn không phản đối nhân dân Nhật bản tổ chức biểu tình tưởng niệm ngày Hoa Kỳ bỏ bom nguyên tử xuống nước Nhật để bắt buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Nhìn chung, hiện nay Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và chỉ có Hoa Kỳ mới đủ khả năng đánh bại Tàu cộng, mới đủ khả năng khống chế và làm chùn bước mộng xâm lăng của Tàu cộng. 

Tại sao nói Mỹ xấu, nói Mỹ là kẻ thù, nói Mỹ là đế quốc xâm lược, nhưng con cháu của các nhà lãnh đạo đảng thì cứ đua nhau qua Mỹ và các nước tư bản khác du học, chưa thấy ông lãnh đạo nào đưa con cháu của mình qua Tàu du học cả?. Tại sao lãnh đạo Tàu cộng đến VN thì nhân dân biểu tình phản đối mặc dù bị công an đàn áp, nhưng tổng thống Mỹ qua VN thì nhân dân vui mừng đón tiếp bằng cả tấm lòng cho dù bị ngăn chặn?. Đó là một thực tế khách quan để cho những ai có lương tri, có tinh thần quốc gia dân tộc suy nghĩ và so sánh giữa Tàu cộng và Mỹ bên nào đáng để cho VN kết thân.

Các nhà lãnh đạo VN lúc nào cũng tôn vinh Tàu cộng là người bạn 16 chữ vàng, là tình hữu nghị đời đời bền vững, nếu tiếp tục như thế thì VN sau này sẽ ra sao dưới bàn tay tham tàn và gian ác của Tàu cộng, hãy nhìn về Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương đi. Chủ trương song phương và không liên kết với nước thứ 3 là gián tiếp chấp nhận sự xâm lăng của Tàu cộng chiếm đất nước mình, đổi sự bình yên trên đỉnh cao quyền lực bằng con đường mất chủ quyền, chịu lệ thuộc hoàn toàn vào chỉ trương của kẻ thù là tội đồ của dân tộc.

Thế giới đang đổi thay và Hoa Kỳ đang xoay trục theo chiều hướng khác, con đường đu dây và móc hầu bao Hoa Kỳ mà các nhà lãnh đạo CSVN đang sử dụng sẽ không bao giờ còn hiệu quả dưới thời tổng thống Donald Trump, VN sẽ mất tất cả nếu Hoa Kỳ tuyên bố từ bỏ VN. Vậy thì các nhà lãnh đạo CSVN nên biết rằng: nếu không gấp rút thoát Trung để tìm chỗ dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ như các nước khác cùng khu vực thì chuyện mất nước vào tay Tàu cộng sẽ chỉ còn là thời gian thôi. Xin đừng để cho Tổ Quốc, cho đất nước và nhân dân thêm một lần rỉ máu nữa.


Mỹ thì tả - hữu tình tang, Việt Nam "lùng bùng" quốc tang

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Sau cuộc bầu cử tại Hoa kỳ, khi biết tôi ngay từ đầu ủng hộ cho ông Donald Trump, ngay khi ông chính thức được đảng Cộng Hòa đề cử, nhiều bạn trẻ trong Việt Nam, khi đọc các bài viết của tôi tỏ ra thắc mắc cái gì là “Tả” cái gì là “Hữu”, và khuynh hướng các phía như thế nào, tôi bỗng thấy tội nghiệp cho các em, các cháu, cả một nến giáo dục thối nát, bế tắc, đến nỗi những thường thức cơ bản bình thường của thế giới mà các em, các cháu cũng không biết.

Thật ra gọi là “Cánh Tả” hay “Cánh Hữu” (Left Wing - Right Wing) là chỉ nói đến 2 khuynh hướng thường xuyên đối nghịch nhau trong môt cơ chế điều hành xã hội bình thường. 

“Cánh Tả” vốn là những người thích đi theo khuynh hướng phóng khoáng, tự do hơn, họ chủ trương nhắm vào giá trị về quyền con người nhiều hơn, chống chiến tranh tối đa, và luôn thúc đẩy xã hội nâng cao giá trị của quyền con người, kể cả những việc được xem là “nhạy cảm” nhất, ví dụ như ủng hộ phụ nữ phá thai, hay đòi hợp pháp hóa mãi dâm.

Theo lý giải của họ, thì việc cho phép phụ nữ phá thai là phù hợp với xã hội đương đại, khi có những phụ nữ sau khi sanh con, không đủ khả năng nuôi con, và rồi phải sống nhờ vào xã hội, tạo gánh nặng cho xã hội, bên cạnh đó khi đứa trẻ không đủ mái ấm gia đình chăm sóc, hướng dẫn và giáo dục, thì cũng sẽ tạo ra những tệ nạn xã hội trong tương lai, khi đứa trẻ lớn lên thiếu sự kiểm soát của một gia đình đầy đủ (gồm cha và mẹ). 

Việc đòi hỏi cho mãi dâm hợp pháp cũng vậy, “Cánh Tả” cho rằng, hợp pháp mãi dâm không những có thể kiểm soát được tệ nạn xã hội, mà còn kiểm soát được những dịch bệnh từ mãi dâm, hay thậm chí còn kiểm soát được tiền thuế lợi tức.

Đa phần những giới nghệ sĩ, truyền thông vẫn thường ủng hộ cho khuynh hướng phóng khoáng (Liberal), vì khuynh hướng này thích hợp với công việc của họ, nhất là quyền tự do diễn đạt, sáng tác, quyền tự do tư tưởng v.v…. Vì khuynh hướng này không tạo ra lực cản cho công việc của họ. 

Tuy nhiên nếu một xã hội đi theo khuynh hướng này thì có thể dẫn đến sự rối loạn, vì khi những khuynh hướng này đi đến mức cực đoan, tất cả giá trị gia đình, nền tảng luân lý có thể sẽ bị đảo lộn.

Ngược lại với khuynh hướng “Cánh Tả” là “Cánh Hữu”, vốn được xem là khuynh hướng bảo thủ (Conservative), chủ trương bảo vệ các nền tảng xã hội, bảo vệ các giá trị luân lý gia đình cũng như các giá trị tôn giáo, khuynh hướng này luôn có những nghiêm khắc trong xã hội, từ giáo dục, luật pháp cho đến hệ thống điều hành quốc gia. 

Theo lý giải của khuynh hướng này, thì dựa trên căn bản những trải nghiệm của tổ tiên, từ cách sống, tư duy để duy trì nền tảng gia đình, “Cánh Hữu” cũng cho rằng, sự phóng khoáng sẽ dẫn đến loạn lạc, có thể đẩy xã hội đến một mức không còn kiểm soát được, do đó “Cánh Hữu” luôn chủ trương sử dụng vũ lực để bảo vệ các giá trị mà họ tin rằng, là nguồn gốc cho một xã hội trong sạch.

Họ chống phá thai vì cho rằng, đây là hành động giết người, dù rằng đứa trẻ chưa được nhìn thấy mặt trời, nhưng giết đi một linh hồn đã có trong bụng mẹ là tội ác. “Cánh Hữu” cũng cho rằng mãi dâm là một tệ nạn xã hội cần phải loại bỏ, vì mãi dâm đã dẫn đến những bi kịch cho giá trị của gia đình, giá trị của nền tảng xã hội.

“Cánh Hữu” cũng cho rằng sở hữu vũ khí là quyền bảo vệ cho giá trị gia đình, và là phương tiện hữu hiệu khi xã hội cần chấn chỉnh lại luân lý đạo đức. 

Tuy nhiên nếu một xã hội nếu chạy theo khuynh hướng này hoàn toàn, thì sự nghiêm khắt có thể trở thành khắc nghiệt, sự cực đoan trong bảo thủ có thể dẫn đến những lạm dụng quyền lực và dễ dàng trở thành một xã hội độc tài.

Ủng hộ cho khuynh hướng này thông thường là những lãnh đạo tôn giáo, những gia tộc thuộc hàng quí tộc lâu đời trong xã hội hoặc những nhà giáo dục. 

Trong một xã hội bình thường ở các quốc gia văn minh, cả hai khuynh hướng này luôn thay phiên nhau điều hành guồng máy quốc gia theo từng chu kỳ, để quân bình xã hội, khi “Cánh Tả” nắm quyền một thời gian, sẽ tháo gỡ những ràng buộc về luật lệ cho con người, để thúc đẩy xã hội phát triển mau hơn, còn khi “Cánh Hữu” lên nắm quyền, thì lại chấn chỉnh xã hội, ngăn chặn những băng hoại về đạo đức, luân lý tỏ ra nghiêm khắc hơn trong các luật lệ. 

Chinh nhờ các yếu tố này, mà các xã hội văn minh luôn luôn trong sạch hơn các xã hội độc tài, độc đảng hay gia đình trị, và những con người sinh sống trong xã hội được quân bình bởi hai khuynh hướng trên, luôn luôn có đời sống cao hơn, sung túc hơn so với các xã hội “bị cai trị” bởi một cá nhân, một tổ chức hay một gia đình trong nhiều thập kỷ liên tục. 

Sống trong những xã hội mà có hai khuynh hướng nói trên thay nhau nắm quyền điều hành chính phủ, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên, luôn được tiếp cận một cách trực tiếp và cả gián tiếp với cả hai khuynh hướng nói trên, nên tư duy, kiến thức sẽ dồi dào hơn so với những đứa trẻ sống trong xã hội “bị cai trị”. 

Các bạn trẻ ở Việt Nam khi hỏi tôi đến vấn đề này, cho thấy các bạn từ nhỏ đã bị “chính phủ” của các bạn dẫn theo một con đường “không giống ai” trên thế giới này, các bạn bị đưa vào cái mớ lý luận “xã hội chủ nghĩa với tư bản”, khiến cho các bạn phải bị “lùng bùng”. 

‘Lùng bùng” là vì các bạn cứ “bơi” trong cái mớ lý luận đó, bỏ mặc cho “chính phủ” của các bạn tha hồ thao túng, và kết quả, các bạn cứ tin vào cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” cuộc sống của các bạn lúc nào cũng sống trong đói nghèo, không có tiền nên phải mua thức ăn rẻ ngoài chợ, toàn đồ độc hại nhập khẩu từ “mẫu quốc”, trong khi quan chức trong “chính phủ” của các bạn thì toàn đi xe Lexus, Mercedes, ăn thì toàn hải sản cao cấp nhập khẩu ở Singapore, thậm chí cả Hoa Kỳ hay Canada, uống thì toàn là rượu mắc tiền nổi tiếng như Hennessy, Remy Martin, mỗi năm “xách” cả gia đình sang Mỹ, Âu châu mua toàn đồ hiệu như Channel, LV. 

Các bạn có biết tại sao các bạn chưa hề nghe những chữ như “Cánh Tả” “Cánh Hữu” trong sách giáo khoa nhà trường không? Nếu có biết thì cũng chỉ là nhờ Internet của xứ “Tư Bản Bản giãy chết”, đó là vì nền giáo dục của “chính phủ” các bạn nó tệ nhất thế giới và không có giải pháp nào thay đổi cả, mà chỉ có “chắp vá” từng lỗ hổng thôi, thay đổi toàn bộ nền giáo dục, thì có khác nào “cắt cổ” cái “chính phủ” của các bạn.

Này nhé, chỉ đơn cử một ví dụ nhỏ thôi, trong nền giáo dục ở xứ văn minh, trong đó người dạy học cho phép học trò, sinh viên tranh biện với họ bất cứ đề tài nào từ chuyên môn như Lý, Hóa, cho đến các vấn đề xã hội, chính trị hay kinh tế. Văn hóa tranh biện này không chỉ khẳng định bản lãnh của người dạy học, mà còn tạo cho những sinh viên, học sinh có cơ hội nghe được những lý luận ngược chiều, những thông tin đa chiều và họ sẽ tự suy nghĩ chọn cho họ một giải pháp mà họ cho là đúng với đề tài đưa ra, nó bắt người sinh viên phải động não, phân tích. 

Còn trong nền giáo dục của “chính phủ” các bạn, sách giáo khoa chỉ nêu quan điểm một chiều, và không có văn hóa tranh luận, sinh viên vô lớp thì như "buồn ngủ", tranh luận về xã hội, chính trị hay kinh tế là đề tài “nhạy cảm” làm sao thầy giáo của các ạn cho phép? Nói “nhạy cảm” là vì khi tranh biện sẽ nói đến cái gốc của vấn đề, mà cái gốc chính là guồng máy điều hành xã hội, hay còn gọi là “chính phủ” đấy. Tạo sao giáo dục ở Việt Nam thuộc hàng tệ nhất thế giới? Tại sao 90 triệu con dân Việt Nam không thể chọn một guồng máy điều hành tương tự như xã hội văn minh tân tiến đã và đang làm? Tại sao các quốc gia đi theo chủ nghĩa Cộng Sản đều nghèo đói và phải đi “ăn mày” khắp thế giới? Những câu hỏi này thầy giáo nào của “bộ giáo dục đảng cộng sản” dám cho các bạn tranh luận.

Hay khi tranh luận về lịch sử, chỉ nói đến vụ “cướp chánh quyền” năm 1945 thôi, “chính phủ cộng sản” của các bạn cướp chính quyền từ tay của chính phủ Trần Trọng Kim, chứ nào có cướp từ tay người Pháp đâu, mà nói là dành độc lập, chụp mũ cho chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai người Nhật, vậy cộng sản Việt Nam không phải tay sai của Nga Sô - Trung Cộng thì là gì? Định nghĩa của chữ “tay sai” như thế nào? Thời tranh đấu với người Pháp dành độc lập có thế lực nào không dựa dẫm vào nước ngoài? Sinh viên ở Việt Nam mà tranh luận kiểu này thì thầy giáo nào của cộng sản dám cho tranh biện công khai? Tại sao dưới thời “Pháp thuộc” còn có tư nhân ra báo chí, còn “xã hội chủ nghĩa” của cộng sản thì người dân mất cái “quyền” này? Tại sao dưới thời “Pháp thuộc” và cả trên thế giới hiện nay, người dân tự do đi lại không cần báo cáo, không cần xin phép còn ở Việt Nam thì phải đòi chế độ "kiểm sóat hộ khẩu”?

Và khi tranh biện về xã hội đang sinh sống, sinh viên hỏi tại sao có sự phân biêt đối xử với người ngoài “đảng” và trong “đảng”? Tại sao người ngoài “đảng” không được phép được làm lãnh đạo ban ngành trong chính phủ? Tại sao không dám cho trưng cầu dân ý để xem dân có chọn “đảng” hay không? Và tại sao ở các quốc gia văn minh người dân được bỏ phiếu cho các luật lệ còn ở Việt Nam hiện nay thì người dân không được? Hay tại sao người dân Việt Nam phải để “quốc tang” cho cái ông “thổ tả” nào ở xứ Cuba, trong khi ngư dân chết trên biển thì... lấy tiền “xây công viên Fidel Castro”? 

Những câu hỏi cần được tranh biện cho tới nơi tới chốn để có nguồn thông tin đa chiều cho sinh viên, lấy đó làm hành trang vào đời đóng góp cho xã hội thì không bao giờ được phép xảy ra dưới cái “chính phủ cộng sản” của các bạn? 

Xã hội con người chỉ cần hai khuynh hướng “Tả- Hữu” thay đổi trong guồng máy điều hành, để duy trì sự quân bình và công bằng tương đối, đó chính là những xã hội ổn định, phát triển lâu dài và người dân sẽ được sinh sống trong sung túc, an toàn. 

Còn xã hội mà suốt ngày cứ phải bị nhồi nhét ba cái lý thuyết suông “chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa tư bản”, đói rã họng mà cứ trông chờ “xứ tư bản sắp sửa giãy chết”, thì đó chỉ là xã hội của những “con cừu” đang được chăn dắt, nuôi lớn để làm thịt. Trong những xã hội như vậy những kẻ “thảo khấu” như Lương Sơn luôn được xem là anh hùng, vì dám trừng trị những tham quan, những tên vô lại trong guồng máy công quyền mà không thèm xem cái luật lệ của chúng ra cái gì cả.

Nhà tranh đấu dân quyền nổi tiếng của Hoa kỳ ông Martin Luther King có một câu nói trước khi bị bắn chết là “ I Have A dream…”, còn các bạn sống trong xã hội “đảng trị”, cũng nên hiểu câu “I Have A Gun….” Để tự bảo vệ cho các bạn. Chọn lựa thế nào, đó là tương lai của các bạn.

Trần Nhật Phong
danlambaovn.blogspot.com

Tường thuật phiên phúc thẩm xét xử dân oan Cấn Thị Thêu

Bên ngoài phiên toà xử "công khai" dân oan Cấn Thị Thêu. Ảnh Bạn đọc Danlambao
CTV Danlambao - Sáng 30/11/2016, Tòa án thành phố Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu tại trụ sở 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngày 10/06/2016 bà Thêu bị bắt tại nhà riêng, thuộc xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, với cáo buộc “gây rối an ninh trật tự” theo điều 245 BLHS. 

Phiên sơ thẩm diễn ra hôm 20/9 đã kết án bà Thêu 20 tháng tù giam.

Giống như tại phiên sơ thẩm, công an Hà Nội đã tung một lực lượng hùng hậu để phong tỏa khu vực diễn ra phiên xét xử. Các ngả đường dẫn đến số 43 Hai Bà Trưng đểu bị cấm. Nhiều barie, hàng rào chắn được dựng lên và công an đứng dày đặc mọi con đường dẫn đến tòa án. Ngay từ hôm trước, nhiều người hoạt động nhân quyền, dân oan đã bị công an canh gác, chốt chặn ngay tại nhà riêng hầu ngăn cản những người này đến quan sát phiên tòa.

Công an ngăn chặn nhà ông Vũ Mạnh Hùng. Ảnh Facebook Vũ Mạnh Hùng
Hai anh Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là con ruột của bà Thêu khi chuẩn bị đến tham dự phiên tòa của mẹ cũng bị những công an, mật vụ ngăn cản, không được ra khỏi nhà. Gần 8 giờ sáng, hai anh này mới thoát được vòng vây của công an để đến trụ sở tòa án. Những hình ảnh do anh Trịnh Bá Phương trực tiếp truyền đi cho thấy một lực lượng đông đảo gồm hàng trăm công an sắc phục lẫn thường phục vây kín khu vực trụ sở 43 Hai Hà Trưng. Khá đông bà con dân oan, những người đấu tranh nhân quyền và bạn bè của bà Thêu cầm biểu ngữ, hô vang các khẩu hiệu ủng hộ và đòi trả tự do cho bà.

Ảnh: Lê Mỹ Hạnh


Ảnh Facebook Giang Duc Nguyen

Khoảng 8 giờ 15 phút, công an mang xe bus đến để bắt người. Người đầu tiên bị bắt là blogger Lê Anh Hùng. Ông Hùng bị một nhóm mật vụ xúm vào rồi “bốc” lên xe chở đi đâu không rõ. Nhiều người chỉ kịp hô vài tiếng phản đối việc bắt bớ rồi cũng bị tống lên xe bus. Trong số những người bị bắt có Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nghệ sĩ Kim Chi, blogger Đặng Bích Phượng, Lê Hùng, Nguyễn Thuý Hạnh… và nhiều bà con dân oan khác. Được biết Nghệ sĩ Kim Chi cùng 9 người dân oan khác đã bị đưa đến trụ sở công an quận Long Biên. Những người còn lại chưa có tin tức gì.

Ảnh Bạn đọc Danlambao

Luật sư Hà Huy Sơn, một trong những người bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu đã chia sẻ trên facebook cá nhân của ông hôm 22/11 rằng ông bị chính thẩm phán tòa phúc thẩm Tạ Phú Cường đe dọa, xin trích nguyên văn: “cãi cho nó bị oan rồi vào trại cùng nó". Các luật sư đã không được tiếp cận với hồ sơ liên quan đến vụ án theo luật định. Chỉ khi ông Hà Huy Sơn tuyên bố sẽ “hoãn tòa”, thẩm phán Cường mới để ông Sơn chụp hình hồ sơ vụ án.

Theo luật định, sau phiên tòa sơ thẩm (hôm 20/9) thì các luật sư phải được tòa án giao bản án và bản thông báo kháng cáo, nhưng thẩm phán tòa sơ thẩm là Nguyễn Quốc Tuấn đã “trắng trợn” vi phạm luật pháp bằng việc không giao những văn bản cần thiết này. 

Bà Cấn Thị Thêu và chồng là ông Trịnh Bá Khiêm từng bị bắt hồi năm 2014 với tội danh bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo điều 257 BLHS.

Bà Thêu là người nổi tiếng về sự can trường và quả cảm, bền bỉ trong đấu tranh. Bà được xem là thủ lĩnh của những người dân oan Dương Nội. Không chỉ đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng đã bị tước đoạt, bà còn tham gia các phong trào tranh đấu đòi tự do, nhân quyền, dân chủ. Những năm trở lại đây, bà Thêu được coi là một trong những nữ chiến sĩ dân chủ gan dạ và kiên cường nhất trong giới tranh đấu. 

Tháng 11, bà Thêu cùng với Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Luật sư Võ An Đôn và cựu TNLT Trần Ngọc Anh vinh dự được Mạng lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng giải thưởng Nhân quyền năm 2016.

* Cập nhật: Lúc 12 giờ trưa ngày 30/11/2016, phiên toà phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm - tức 20 tháng tù giam đối với dân oan Cấn Thị Thêu. Luật sư Hà Huy Sơn bình luận trên facebook đây là một bản án "bất chấp pháp lý, đạo lý và bất công".
30/11/2016