Friday, July 8, 2016

“Chúng tôi có thể nghĩ tới việc kiện tụng, nhưng chúng tôi lại muốn để nước khác làm việc này”

Trong một cuộc trả lời báo giới đầu tháng 7/2016, Giáo sư Carlyle A. Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc nhận định một cách mát mẻ: Việt Nam sẽ có lập trường theo kiểu “chúng tôi có thể nghĩ tới việc kiện tụng, nhưng chúng tôi lại muốn để nước khác làm việc này”. Việt Nam luôn luôn thận trọng và thực dụng, cân nhắc cách tiếp cận có lợi nhất.

Thực vậy, ngay cả cái tát mang tên Hải Dương 981 vào giữa năm 2014 cũng không thể khiến giới lãnh đạo Hà Nội tỉnh ngộ. Thói đu dây như ăn vào tận xương tủy đã hiến chính thể Việt Nam tự đào hố chôn mình. Tất cả những gì được gọi là “kiện Trung Quốc” mà giới chức chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng giới đảng Nguyễn Phú Trọng lúc đó tuyên rao té ra chỉ là đầu môi chót lưỡi. Cuối cùng thì Philippines mới là quốc gia thật sự đi bằng chân chứ không phải bằng đầu gối.
 Ngày 12/7 đang đến rất gần – thời điểm mà Tòa án Quốc tế ỡ The Hague sẽ ra phán quyết mang tính quyết định về “đường lưỡi bò 9 đoạn” do Trung cộng đơn phương vẽ ra ở Biển Đông. 
 Vậy Trung cộng có thể hành xử ra sao sau phán quyết ngày 12/7?
 Nhận định mới nhất về thuộc về Harry J. Kazianis, một chuyên gia về chính sách quốc phòng tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia, Mỹ, đăng trên tờ Asia Times, với 3 kịch bản về hành động của Trung cộng sau khi tòa ra phán quyết. 
Kịch bản thứ nhất là Trung cộng sẽ không có phản ứng quyết liệt. Bắc Kinh chỉ đơn giản đưa ra tuyên bố nói Biển Đông là vùng biển chủ quyền của mình và để sự kiện trôi qua. Có thể cho đây là kịch bản êm dịu nhất.
Kịch bản thứ hai là Bắc Kinh thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Hành động đơn phương thiết lập ADIZ ở Biển Đông có thể gây ra một cuộc khủng hoảng khu vực khiến nhiều bên trên khắp châu Á phải nhập cuộc. Washington sẽ phải phản ứng và có thể không chỉ bằng một hoặc hai chuyến bay của oanh tạc cơ chiến lược B-52.
Kịch bản thứ ba là Trung cộng có những hành động theo kiểu "tôi muốn làm gì thì làm". Nếu cho rằng triển khai ADIZ là chưa đủ và muốn đi xa hơn, Trung cộng có thể quyết định gia tăng sức ép ở tất cả điểm nóng tại châu Á. Chẳng hạn, Bắc Kinh có thể tăng cường đáng kể các cuộc tuần tra hải quân và không quân ở biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của Nhật Bản. Ngoài ra, Trung cộng có thể bắt đầu các dự án khai thác dầu và khí đốt tại khu vực này.
Nhưng theo chuyên gia Kazianis thì dù với kịch bản nào, có vẻ như Biển Đông sẽ đón một vài tháng tới đầy căng thẳng.
Trở lại sự mát mẻ của Giáo sư Carlyle A. Thayer, chế độ chính trị bị coi là “khôn lỏi” ở Việt Nam đang muốn đóng vai “ngư ông đắc lợi”. Thế nhưng rất có thể tính toán tủn mủn đầy ích kỷ đó sẽ rất sai lầm. Philippines dù là một nước nhỏ nhưng lại là đồng minh quân sự của Mỹ. Còn Việt Nam dù có hàng chục “đối tác chiến lược” trên thế giới nhưng thật sự chẳng có một đồng minh quân sự nào, và cũng chẳng cói ai là bạn. Vụ việc Hải Dương 981 đã cho thấy thực tế quá chua chát đó: không một nước nào, kể cả Nga, chìa tay cho Việt Nam.
07/08/2016 - 01:21
Lê Dung / SB

No comments:

Post a Comment