02.02.2016
Người sử dụng mạng xã hội Việt Nam nhận xét rằng lãnh đạo trong nước “coi dân như cỏ như rác” sau khi Bộ trưởng Công an cho phép cảnh sát giao thông “trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc” của các cá nhân.
Trong một đoạn video ngắn được hơn 150.000 lượt xem, một Facebooker người Việt có tên gọi Dương Đình Bảo nói:
“Vấn nạn cảnh sát giao thông và người dân đã là một điều nhức nhối trong biết bao năm nay rồi và hiện tại lại ra một thông tư mới về cảnh sát giao thông được quyền trưng dụng tài sản của người dân thì đây là điều Bảo cảm thấy rất là mất dạy. Khi mà chúng ta đã làm đúng luật, cái quyền hạn của chúng ta thì tại sao chúng ta đi sợ những cái camera, điện thoại mà dân quay? Tại sao chúng ta phải sợ? Có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận cái việc là chúng ta ‘ăn’ như thế nào, và chúng ta làm không sạch như thế nào thì chúng ta mới sợ. Khi đưa ra một cái luật như thế này thì các bạn mới thấy rằng những người cầm đầu ở trên coi dân như cỏ như rác, người ta coi dân như một cái con, chứ không phải con người nữa.”
Anh Bảo cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều người chia sẻ video của mình, và mọi người sẽ “tích gió làm bão” để cải thiện điều anh nói là “cái luật quá vô lý”.
"Khi mà chúng ta đã làm đúng luật, cái quyền hạn của chúng ta thì tại sao chúng ta đi sợ những cái camera, điện thoại mà dân quay? Tại sao chúng ta phải sợ? Có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận cái việc là chúng ta ‘ăn’ như thế nào, và chúng ta làm không sạch như thế nào thì chúng ta mới sợ. Khi đưa ra một cái luật như thế này thì các bạn mới thấy rằng những người cầm đầu ở trên coi dân như cỏ như rác, người ta coi dân như một cái con, chứ không phải con người nữa."Facebooker Dương Đình Bảo nói.
Đoạn độc thoại của Facebooker trên xuất hiện trên mạng xã hội sau khi tin cho hay, cảnh sát giao thông từ ngày 15/2 “có quyền kiểm tra giấy tờ của người ngồi trên phương tiện đang bị kiểm soát”, và “được trưng dụng các loại phương tiện”.
Thông tư của Bộ Công an do đích thân Bộ trưởng Trần Đại Quang, người mới được đề cử làm Chủ tịch Việt Nam, ký tháng trước, quy định các nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Một điểm gây tranh cãi nhất có đoạn, cảnh sát giao thông “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Một điểm gây tranh cãi nhất có đoạn, cảnh sát giao thông “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam lo ngại rằng các cảnh sát sẽ “thủ tiêu” các bằng chứng về hành vi ăn hối lộ mà người dân quay lén bằng cách “trưng dụng” điện thoại của họ.
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
Nhà hoạt động xã hội cao tuổi Lê Hiền Đức cho VOA Việt Ngữ biết rằng hôm qua, 1/ 2 bà đã gọi điện thoại góp ý với Cục Cảnh sát Giao thông của Bộ Công an. Bà nói thêm:
“Tôi nói rằng không được dùng từ ‘trưng dụng’. Tôi có tội gì mà ‘trưng dụng’ của tôi? Anh có thể được phép điều đình, thỏa thuận, mượn, nhờ người dân. ‘Máy tôi hết pin, bà làm ơn cho tôi mượn máy điện thoại của bà để tôi gọi chỗ này, chỗ kia’, hay ‘tôi đang truy đuổi tội phạm, xe của tôi bị vào đinh, thủng lốp, anh lái xe này làm ơn cho tôi mượn. Tất nhiên mượn thì phải chịu trách nhiệm về mọi thứ rồi. Tôi không thể chấp nhận được cái từ ‘trưng dụng’ trên cái luật ấy”.
“Tôi nói rằng không được dùng từ ‘trưng dụng’. Tôi có tội gì mà ‘trưng dụng’ của tôi?...Tất nhiên mượn thì phải chịu trách nhiệm về mọi thứ rồi. Tôi không thể chấp nhận được cái từ ‘trưng dụng’ trên cái luật ấy."Cụ bà chống tham nhũng' Lê Hiền Đức nói.
‘Cụ bà chống tham nhũng’ cho biết sẽ “gặp trực tiếp các lãnh đạo cấp trên trong Bộ Công An để đề nghị sửa lại câu chữa trong nghị định mới”.
Trong khi đó, một số tờ báo còn trích lời các luật sư ở trong nước nói rằng thông tư này “vi hiến”.
Trong khi đó, một số tờ báo còn trích lời các luật sư ở trong nước nói rằng thông tư này “vi hiến”.
Còn nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang A đã trích “luật trưng mua và trưng dụng tài sản” năm 2008 cũng như “thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản” để nói rằng “ông Bộ trưởng Trần Đại Quang có quyền quyết định trưng dụng, song ông không được quyền phân cấp cho bất kể thứ trưởng nào chứ đừng nói đến cho cảnh sát giao thông”.
Tiến sỹ A cũng cho rằng ông Quang đã “phạm luật”. Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về ý kiến của ông A cũng như dư luận xã hội mấy ngày qua.
No comments:
Post a Comment