Luật bảo hiểm xã hội đang khiến mờ mịt tương lai người lao động.
Công nhân đình công đòi quyền lợi. Hình Internet
Theo luật này, từ 1/1/2016 đến hết năm 2017, mức đóng bảo hiểm xã hội mới sẽ dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng (trước đây chỉ dựa trên lương). Từ 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Tức mức bảo hiểm xã hội của cả người lao động và doanh nghiệp sẽ lên tới 26% lương hàng tháng.
Dù một đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho là “có lợi cho người lao động”, và “đóng càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều”, nhưng nhiều người lao động lại càng lo sợ. Gần đây trên diễn đàn xã hội, nhiều người lo bị giảm lương, than mất việc. Không ai biết sau 10-15 nữa, chính sách của Nhà nước sẽ thay đổi ra sao, về hưu nhận đồng lương có đủ sống hay không.
Họ chỉ lo mất việc ngay ngày mai.
Báo chí nhà nước phản ánh: Thực tế là, giám đốc vài doanh nghiệp dệt may, thủy sản đã lên báo tuyên bố tính chuyện sa thải bớt công nhân để đỡ gánh nặng chi phí, trong đó, nặng nhất là chi phí bảo hiểm.
Hiện nay, để trốn phí, nhiều chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương ghi trên hợp đồng, trong khi mức tiền lương này thấp hơn thực tế và được bù đắp bằng nhiều loại phụ cấp khác nhau. Số tiền phụ cấp này không được tính đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, dẫn đến thất thu bảo hiểm xã hội. Lương hưu và phúc lợi xã hội với người nghỉ hưu sẽ không đảm bảo được mức sống tối thiểu.
Không có quá khó để liên tưởng vấn đề bảo hiểm xã hội với cuộc đình công của gần 100,000 công nhân Pou Yuen ở Sài Gòn và hàng loạt doanh nghiệp ở miền Tây Nam Bộ vào đầu năm 2015 để phản đối chính sách không cho nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Cơ chế của nhà nước quá thiên vị các nhóm lợi ích trong khi bất chấp thực tế dân sinh đã khiến công nhân luôn cho rằng đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá trầm trọng, để đến khi về hưu thì giá trị thực tế đồng lương hưu mà họ nhận được chẳng còn lại bao nhiêu.
Tận thu bảo hiểm xã hội cũng là một động cơ để “bù đắp ngân sách” vốn đang có nguy cơ trống rỗng. Không có đủ “nguồn” để chi cho thường xuyên và phát triển, ngành tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải nặn óc nghĩ ra đủ kiểu thu, mà thực chất là một loại thuế gián tiếp đánh lên đầu người lao động và doanh nghiệp.
Nếu chính sách tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trên vẫn tiếp tục thực thi, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam sẽ càng tăng cao chóng mặt. Bất chấp con số báo cáo hàng năm của Bộ lao động, thương binh và xã hội về tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 2 - 2.4%, con số thất nghiệp thực tế có thể lên đến 20-25%.
02/03/2016 - 06:59
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment