Friday, February 12, 2016

Bính Thân 2016 nói chuyện khỉ rừng xanh

Nguyên Thạch (Danlambao) - Dư âm ba ngày Tết vẫn còn lảng vảng, nàng Xuân cùng những bước ngập ngừng e ngại đã không đến với đất nước từ lâu. Bao năm Xuân xa vắng trong sự mòn mỏi đợi chờ của biết bao tâm hồn chơi vơi nổi trôi theo vận nước. Nhân sĩ trí thức đợi chờ, Sinh viên Học sinh đợi chờ, doanh nhân buôn bán đợi chờ, tầng lớp công nhân, nông dân đợi chờ. Tất cả đợi chờ mùa Xuân trở lại trên quê hương Việt Nam cho cuộc sống được êm ấm hài hòa, cho đất nước thăng hoa... Mẹ chờ, cha chờ, anh chờ, em chờ, chờ đến bao giờ?.
 
Chờ Xuân này, ta nhớ xuân xưa hoặc để khơi lại những kỷ niệm như những chiếc gối êm đềm của dĩ vãng, hoặc nhớ lại những hình ảnh đau thương của một thời đã qua. Từ dạo ấy, mây mùa thu của cái gọi là "Cách mạng tháng Tám" mây đen vần vũ đã che chắn trùm phủ khắp mọi nẻo đường Tổ Quốc. Cũng từ dạo ấy, đất nước đã chìm trong nghèo khó đọa đày mà giờ đây theo một nhà thơ, một người lính miền Bắc Bùi Minh Quốc:

"Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi".

Và nhà thơ ấy cũng đã ôn lại một thời lính của mình:

"Nhớ chăng em cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt mái tóc mềm đẫm ướt."
 
Xuân Bính Thân 2016, người ta cũng xót xa thắp nén hương lòng cho khoảng 6.000 oan hồn, trong số đó có đàn ba, con nít đã bị Việt cộng tàn sát dã man ở Huế trong trận Mậu Thân 1968.

Người dân miền Nam cũng chưa quên những trận chiến tàn khốc của "Mùa Hè đỏ lửa 1972" mà quân sử VNCH còn ghi đậm nét những chiến công của các chiến binh kiêu hùng thuộc QL/VNCH: 

"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt cách dù vị quốc vong thân."

*

30 tháng Tư 1975 - 1985 thập niên của sự khủng hoảng toàn diện về kinh tế dưới sự cầm nắm vận mệnh đất nước của những tên chăn trâu thiến ngựa, du côn láu cá noi theo bước đường của tên trùm đảng cướp Hồ Quang - Hồ Chí Minh. Người dân miền Nam đã trổi nên bao căm hận trút những cái nhìn đầy khinh bỉ đến đám cộng sản Bắc Việt như những lũ khỉ rừng.
 
Nhớ xưa vào khoảng những năm cả nước cùng ăn chung món canh "toàn quốc" (toàn nước), cuộc sống vô cùng khốn khó khiến dân cả nước muốn treo cổ tự tử tập thể, trong cảnh khốn cùng và thù hận đó, ở miền Nam người ta đã thấy xuất hiện mấy câu ca dao thời đại như sau:

Trai miền Nam như chim Oanh Vũ.
Trai miền Bắc như lũ khỉ rừng xanh.
Gái miền Nam như cành liễu rũ.
Gái miền Bắc như củ khoai lang.

Chim Oanh Vũ đậu cành liễu rũ.
Lũ khỉ rừng xanh ngậm củ khoai lang.

Hôm nay khách quan mà nhìn lại khoảng thời gian xuất hiện những câu ca dao trên, chúng ta hoàn toàn thông cảm cho người dân vào bối cảnh lúc ấy, tuy lời thơ có chứa tính so sánh, phân biệt hay nặng hơn là kỳ thị nhưng người dân miền Nam không nhắm vào chủ đích ấy, họ chỉ muốn nêu ra hai lối sống, hai phong thái khác nhau của hai xã hội hoàn toàn dị biệt, một bên là XHCN, một bên là Tự Do Nhân Bản. Những cú sốc của một xã hội cùng cuộc sống rừng rú đần độn đã tạo nên những phản ứng như đã nêu trên.

Ai đã đặt ra câu ca dao này? Và nếu buộc tội (to accuse) thì buộc tội ai? Nếu chiếu theo nội dung thì chả lẽ đổ tội cho người miền Bắc đã chê dân miền Nam (miền Tây Nam bộ) đĩ nhiều?

Chiều chiều ra bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân.


Hãy trích dẫn vài nhận định sau đây từ báo chí quốc tế chỉ trích về sự KỲ THỊ của ông Nguyễn Phú Trọng:

Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông Hồ Chí Minh, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.

Tờ báo của Nhật Bản nhận xét rằng theo "luật bất thành văn, một quan chức từ miền nam không thể đứng đầu đảng, và đó là trở ngại không chỉ riêng đối với ông Dũng".

Nikkei viết thêm: "Quan điểm chung cho rằng Bắc Việt đã giải phóng miền nam Việt Nam nên nhiều người Việt nghĩ rằng sự thịnh vượng hiện nay là nhờ các lực lượng miền bắc".

Ngoài ra, theo tờ báo, nhiều người cũng chấp nhận rằng "con cái của những ai chiến đấu trong quân đội miền bắc phải nhận được nhiều đãi ngộ hơn về các cơ hội giáo dục cũng như việc làm". (2)

 
Tuy nhiên, những câu ca dao trên nếu đem ví von với lối suy nghĩ và dám bày tỏ trắng trơn của một người với cương vị đứng đầu một nước thì nó lại mang những ý nghĩa hoàn toàn khác. Nguyễn Phú Trọng đã "phán" rằng: "Người vào chức Tổng bí thư cùng các tiêu chí bắt buộc như phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận...". Dưới cơ chế cộng sản, chúng ta nên hiểu một thứ luật bất thành văn: "Khi lãnh đạo đảng phát biểu về một vấn đề nào đó thì hãy xem như những "CHỈ THỊ" bằng miệng. Đó là một trong những lý do tại sao người ta thường ví von người cộng sản hay xài LUẬT RỪNG.

Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng (3) có nói câu trên một cách trịnh thượng để bộc lộ rõ tính kỳ thị và phân biệt vùng miền Nam Bắc, thì thôi cứ để những con khỉ rừng ngậm củ khoai lang vậy. Ngậm cho đến hết thế kỷ 21 này để mong chờ tiến đến xã hội XHCN, một con đường duy nhất cho Việt Nam mà con KHỈ đầu đàn đã chọn.



__________________________________________

Chú thích:

(3) Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944 - Giáp Thân

No comments:

Post a Comment