Khó có thể xem đây là một kỳ họp quốc hội “bình thường”, khi mới đây tại phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội đã xác định sẽ “Quốc hội dự kiến kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước”.
Trong thuật ngữ chính trị Việt Nam, “kiện toàn” là một từ đặc biệt và đặc thù riêng có. Rất thường khi nói tới việc kiện toàn, người ta hiểu ngay đó là một sự sắp xếp lại, thay thế nhân sự.
Kỳ họp 11 của Quốc hội Việt Nam càng đặc biệt hơn khi có tới 3 ngày để bàn “công tác nhân sự”, thậm chí có thể leo sang ngày thứ tư nếu 3 ngày chưa đủ để “chốt”.
Tuy vẫn chưa có thông tin nào về các “chức danh lãnh đạo nhà nước” được kiện toàn là những chức danh nào và cụ thể là những ai, một số dư luận đang cho rằng “ẩn số X” sẽ tiếp tục được giải mã theo hướng “thay ngựa giữa dòng”.
Như đã biết, kết quả đại hội 12 nghiêng hẳn phần thắng về phía những người bên đảng. Tổng bí thư Trọng đã không còn sụt sùi rơi lệ như hồi Hội nghị trung ương 6 cuối năm 2012, thay vào đó nở nụ cười mãn nguyện “Tôi bất ngờ…”.
Tuy được một số cuộc thăm dò không chính thức và cả nhiều báo đài phương Tây đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất cho chức vụ tổng bí thư, rốt cuộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đột ngột không còn là ủy viên bộ chính trị.
Không những bị loại khỏi danh sách 19 nhân vật “quyền lực nhất” trong đảng cầm quyền, ông Dũng còn không là ủy viên trung ương, cho dù bản lĩnh của ông được mô tả là “chiến đấu đến phút cuối cùng”.
Lần này và khác với những đại hội trước, đảng hành động mau mắn. Nếu sau những đại hội trước, công tác bố trí lại nân sự chủ chốt phải sau hàng tháng hoặc vài ba tháng, thì chỉ sau khi kết thúc đại hội 12 chưa đầy một tuần, người ta đã thấy bên đảng sốt sắng bố trí hàng loạt chức vụ quan trọng như Hoàng Trung Hải làm bí thư Hà Nội, Đinh La Thăng làm bí thư Sài Gòn, Võ Văn Thưởng làm trưởng ban tuyên giáo trung ương, Đinh Thế Huynh làm thường trực ban bí thư… Ngay cả Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – được cơ cấu làm thủ tướng trong tương lai gần – dù chưa nhậm chức nhưng đã bố trí đến “thăm” Ngân hàng nhà nước – một trong những căn cứ điểm trọng yếu nhất của bên chính phủ.
Tiếp đó, xuất hiện dư luận cho rằng bên đảng đang muốn “kiện toàn” sớm các chức danh chính phủ chứ không chờ đến cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 5/2016 và kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới vào tháng 7/2016.
Nếu kỳ họp quốc hội 11 vào tháng 3/2016 diễn ra đúng theo “kế hoạch”, có thể hình dung một số cương vị “lãnh đạo nhà nước” được thay thế. Đầu tiên là ông Trương Tấn Sang, sau đó có thể đến một phó chủ tịch nước. Rồi đến ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng cũng theo dư luận, “ẩn số X” mới là kiện toàn quan yếu nhất.
Tại phiên họp tháng 2/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội, việc xem xét báo cáo nhiệm kỳ của thủ tướng chính phủ đã dẫn đến một kết luận hiếm thấy: hạn chế yếu kém.
Trước đó vào giữa tháng 2/2016, ông Nguyễn Tấn Dũng suýt nữa không thể đi California dự Hội nghị ASEAN do Tổng thống Obama chủ trì. Chi tiết rất nghiệt ngã là dường như chỉ nhờ vào sự can thiệp của phía Mỹ, Bộ chính trị Việt Nam mới quyết định cho ông Dũng “được đi”.
02/27/2016 - 22:48
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment