Saturday, August 8, 2015

Người theo đạo Tin lành tại Tây Nguyên không được tự do tín ngưỡng?

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA-2015-08-08  
Nhiều người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên theo đạo Tin Lành đã phải rời bỏ quê hương chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015.
Nhiều người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên theo đạo Tin Lành đã phải rời bỏ quê hương chạy trốn sang vùng rừng Rattanakiri ở Đông Bắc Campuchia , đang lo sợ bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất hồi tháng 1, 2015-RFA
Nhiều người sắc tộc ở Tây Nguyên theo các hội thánh Tin Lành mà chính quyền Hà Nội chưa công nhận cho biết bị sách nhiễu, đàn áp vì niềm tin tôn giáo của họ.
Thực tế đó ra sao khi mà việc tiếp cận với số người sắc tộc ở Tây Nguyên khá khó khăn?
Những người sắc tộc tại Tây Nguyên như Mơ Nông, Ê đê, Bana, Jơrai… theo đạo Tin Lành từ rất lâu; tuy nhiên cho đến nay chỉ có một số rất ít Hội thánh Tin Lành được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân mà thôi, như Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam). Các hội thánh Tin Lành độc lập như: Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ, Tin Lành Thánh Khiết… vẫn không được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động.
Không được cấp giấy phép hoạt động tôn giáo.
Lý do để không cấp phép hoạt động cho các Hội thánh Tin lành như thế thường được chính quyền nêu ra đó nhóm những người ‘phản động’ hoặc là ‘mê tín’.
Ông Đinh Rọi, một người thuộc Hội thánh Tin Lành Thánh Khiết ở huyện Đắk Đoa – tỉnh Gia Lai – Việt Nam được thành lập từ năm 1998, sau nhiều lần viết đơn gửi lên chính quyền để xin ‘Giấy phép hoạt động’ nhưng chính quyền không cung cấp, ông cho biết:
“Chúng tôi tin Chúa từ năm 1980 rồi, đến năm 1998 chúng tôi là mốc lịch sử nên chúng tôi thay đổi tên Hội thánh tin lành Thánh Khiết từ năm 1998. Chúng tôi vẫn chưa được cấp tư cách pháp nhân.
Thứ nhất họ (chính quyền) nói rằng: Không cho chúng tôi đi theo những tôn giáo phản lại nhà nước.
Thứ hai: Mặc dù chúng tôi đã là mục sư và thầy giáo truyền đạo nhưng họ vẫn không công nhận.”
Cũng trong tình trạng đó, Hội Thánh Tin Lành đấng Christ tại huyện Krông Pắc – tỉnh Đaklak – Việt Nam vẫn chưa được chính quyền cấp giấy phép hoạt động, dù họ nộp đơn đăng ký từ rất lâu. Mục sư Y Noen tiếp lời:
“Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia.”
Mục sư B (xin được giấu tên), là người đấu tranh rất nhiều cho quyền tự do Tôn giáo tại Tây Nguyên, nhất là hệ phái Tin lành đấng Christ tại Thành phố Kontum, tỉnh Kontum. Ông khẳng định:
“Chúng tôi cũng có đề ra với ban Tôn giáo Thành phố Kontum rồi, nhưng mà cũng chưa nghe thấy họ trả lời. Tại vì họ cứ nói là do chúng tôi chưa đủ con số, chưa đủ về người cho nên họ chưa có cấp tư cách pháp nhân.
Cái này xảy ra toàn tỉnh Tây Nguyên như Daklak, Gialai, Kontum.”
Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia
Mục sư Y Noen
Luôn bị chính quyền sách nhiễu dưới nhiều hình thức
Dù được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hay không được công nhận thì họ vẫn luôn bị chính quyền sách nhiễu mỗi khi họ thực hành niềm tin tôn giáo của mình. Sự sách nhiễu của chính quyền đến rất tinh vi, chính quyền dùng nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn người sắc tộc Tây Nguyên thực hành niềm tin Tôn giáo của mình.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Ông Y Kuen Niê một người theo đạo Tin Lành thuộc hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ở huyện Krông Ana – tỉnh Daklak – Việt Nam, Ông chia sẻ:
“Chính quyền nó gây khó khăn khi mình đi làm chứng cho dân. Họ mời mấy chục lần rồi, cứ ép mình nói là ‘Đạo mệ tín’. Rồi cứ ép mình viết giấy nhận tội vì chúng tôi chưa có bằng cấp, không được đi làm chứng cho Chúa.”
Bị phân biệt đối xử
Những người theo đạo Tin Lành tại Tây Nguyên luôn bị chính quyền địa phương phân biệt đối xử. Chính quyền dùng đủ mọi cách như không cho những người theo đạo Tin Lành được hưởng ‘chế độ xóa đói giảm nghèo’, con cái của họ không được học trường ‘nội trú’, bị gây khó khăn khi đi làm giấy ‘Chứng minh thư nhân dân’. Thậm chí còn không thể đi làm vì bị chính quyền dùng mọi cách để ngăn chặn. Ông mục sư B khẳng định về điều này:
“Diện rộng như là thấy họ kỳ thị, thấy họ phân biệt. Ví dụ là: Một số người con của giáo dân, mục sư thì không có làm được công việc gì hết, họ không cho những người theo đạo có công việc làm.
Không cho hưởng chế độ xóa đói giảm nghèo.
Vừa rồi thì anh em chúng tôi có một số đi làm giấy ‘Chứng minh nhân dân’ như bà già của của tôi. Bà đi làm giấy ‘chứng minh thư nhân dân’ thì họ không làm cho. Họ nói là cái này làm sai về tuổi, tỉnh bảo xuống huyện, huyện thì trả lời là trên cấp tỉnh mới làm. Cứ đổ thừa như vậy thì người dân của chúng tôi theo đạo Tin Lành thì không làm được giấy ‘chứng minh thư nhân dân’.”
Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện. Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man
Ông Y Noel
Ngoài những sự phân biệt trên, chính quyền địa phương còn tìm cách gây khó dễ cho những người theo đạo Tin Lành mỗi khi họ đi làm giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính.
Ông Đinh Trọi nói thêm về việc con cái của những người theo đạo Tin Lành tại Gia Lai thì nhất định không được học ở trường Nội Trú của tỉnh
“Đặc biệt là những vấn đề: Người tin lành thì sẽ không được học trường Nội Trú, cán bộ không có nói lý do gì. Cán bộ cứ nói là trường đào tạo cho những người cán bộ cốt cán chứ không dành cho người theo đạo tin lành”.
Giam giữ tùy tiện những tín đồ Tin Lành.
Chưa dừng lại ở đó, chính quyền địa phương tại các tỉnh Tây Nguyên còn tìm mọi cách để bắt giam, thậm chí bỏ tù những người sắc tộc thiểu số theo đạo tin lành tại đây. Khi bắt giam những người này, chính quyền địa phương không tuân thủ pháp luật Việt Nam, họ luôn bắt những người theo đạo Tin Lành trong tình trạng không có lệnh (trát) của Tòa án. Ông Y Noel kể lại:
“Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện.
Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man”
Chiều ngày 6/8/2015, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Tấn Chức, nguyên Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đaklak để hỏi về việc có hay không việc đàn áp những người sắc tộc theo đạo Tin Lành tại đây.
Chúng tôi hỏi đi, hỏi lại nhiều lần về vấn đề này, và ông Chức quả quyết rằng ‘không có việc đàn áp tôn giáo tại đây’, ông nói:
“Tôi cam đoan với anh một câu lần cuối, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng Pháp luật thì chính quyền địa phương luôn thực hiện đúng chính sách và pháp luật của nhà nước.”
Tuy nhiên trong thực tế đến nay vẫn có người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên đã phải rời bỏ quê hương để đi xin tị nạn tôn giáo tại Thailand, một số khác vẫn đang tạm cư tại Cambodia với nguy cơ có thể bị chính quyền sở tại trả về nước bất cứ lúc nào.
Nhiều người sắc tộc ở Tây Nguyên theo các hội thánh Tin Lành mà chính quyền Hà Nội chưa công nhận cho biết bị sách nhiễu, đàn áp vì niềm tin tôn giáo của họ.
Thực tế đó ra sao khi mà việc tiếp cận với số người sắc tộc ở Tây Nguyên khá khó khăn?
Những người sắc tộc tại Tây Nguyên như Mơ Nông, Ê đê, Bana, Jơrai… theo đạo Tin Lành từ rất lâu; tuy nhiên cho đến nay chỉ có một số rất ít Hội thánh Tin Lành được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân mà thôi, như Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam). Các hội thánh Tin Lành độc lập như: Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ, Tin Lành Thánh Khiết… vẫn không được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động.
Không được cấp giấy phép hoạt động tôn giáo.
Lý do để không cấp phép hoạt động cho các Hội thánh Tin lành như thế thường được chính quyền nêu ra đó nhóm những người ‘phản động’ hoặc là ‘mê tín’.
Ông Đinh Rọi, một người thuộc Hội thánh Tin Lành Thánh Khiết ở huyện Đắk Đoa – tỉnh Gia Lai – Việt Nam được thành lập từ năm 1998, sau nhiều lần viết đơn gửi lên chính quyền để xin ‘Giấy phép hoạt động’ nhưng chính quyền không cung cấp, ông cho biết:
“Chúng tôi tin Chúa từ năm 1980 rồi, đến năm 1998 chúng tôi là mốc lịch sử nên chúng tôi thay đổi tên Hội thánh tin lành Thánh Khiết từ năm 1998. Chúng tôi vẫn chưa được cấp tư cách pháp nhân.
Thứ nhất họ (chính quyền) nói rằng: Không cho chúng tôi đi theo những tôn giáo phản lại nhà nước.
Thứ hai: Mặc dù chúng tôi đã là mục sư và thầy giáo truyền đạo nhưng họ vẫn không công nhận.”
Cũng trong tình trạng đó, Hội Thánh Tin Lành đấng Christ tại huyện Krông Pắc – tỉnh Đaklak – Việt Nam vẫn chưa được chính quyền cấp giấy phép hoạt động, dù họ nộp đơn đăng ký từ rất lâu. Mục sư Y Noen tiếp lời:
“Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia.”
Mục sư B (xin được giấu tên), là người đấu tranh rất nhiều cho quyền tự do Tôn giáo tại Tây Nguyên, nhất là hệ phái Tin lành đấng Christ tại Thành phố Kontum, tỉnh Kontum. Ông khẳng định:
“Chúng tôi cũng có đề ra với ban Tôn giáo Thành phố Kontum rồi, nhưng mà cũng chưa nghe thấy họ trả lời. Tại vì họ cứ nói là do chúng tôi chưa đủ con số, chưa đủ về người cho nên họ chưa có cấp tư cách pháp nhân.
Cái này xảy ra toàn tỉnh Tây Nguyên như Daklak, Gialai, Kontum.”
Cái hồi trước, tôi đi làm giấy đăng ký sinh hoạt Tôn Giáo Tin Lành để nộp cho Ban tuyên giáo tỉnh Daklak. Từ hồi đó là họ gạt luôn, họ không cho, họ làm khó dễ, họ không cho theo đạo Tin Lành. Họ nói hội thánh này là ở bên ngoài, từ Mỹ, từ ông nọ ở bên kia
Mục sư Y Noen
Luôn bị chính quyền sách nhiễu dưới nhiều hình thức
Dù được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hay không được công nhận thì họ vẫn luôn bị chính quyền sách nhiễu mỗi khi họ thực hành niềm tin tôn giáo của mình. Sự sách nhiễu của chính quyền đến rất tinh vi, chính quyền dùng nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn người sắc tộc Tây Nguyên thực hành niềm tin Tôn giáo của mình.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Nhiều đợt người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Ông Y Kuen Niê một người theo đạo Tin Lành thuộc hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) ở huyện Krông Ana – tỉnh Daklak – Việt Nam, Ông chia sẻ:
“Chính quyền nó gây khó khăn khi mình đi làm chứng cho dân. Họ mời mấy chục lần rồi, cứ ép mình nói là ‘Đạo mệ tín’. Rồi cứ ép mình viết giấy nhận tội vì chúng tôi chưa có bằng cấp, không được đi làm chứng cho Chúa.”
Bị phân biệt đối xử
Những người theo đạo Tin Lành tại Tây Nguyên luôn bị chính quyền địa phương phân biệt đối xử. Chính quyền dùng đủ mọi cách như không cho những người theo đạo Tin Lành được hưởng ‘chế độ xóa đói giảm nghèo’, con cái của họ không được học trường ‘nội trú’, bị gây khó khăn khi đi làm giấy ‘Chứng minh thư nhân dân’. Thậm chí còn không thể đi làm vì bị chính quyền dùng mọi cách để ngăn chặn. Ông mục sư B khẳng định về điều này:
“Diện rộng như là thấy họ kỳ thị, thấy họ phân biệt. Ví dụ là: Một số người con của giáo dân, mục sư thì không có làm được công việc gì hết, họ không cho những người theo đạo có công việc làm.
Không cho hưởng chế độ xóa đói giảm nghèo.
Vừa rồi thì anh em chúng tôi có một số đi làm giấy ‘Chứng minh nhân dân’ như bà già của của tôi. Bà đi làm giấy ‘chứng minh thư nhân dân’ thì họ không làm cho. Họ nói là cái này làm sai về tuổi, tỉnh bảo xuống huyện, huyện thì trả lời là trên cấp tỉnh mới làm. Cứ đổ thừa như vậy thì người dân của chúng tôi theo đạo Tin Lành thì không làm được giấy ‘chứng minh thư nhân dân’.”
Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện. Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man
Ông Y Noel
Ngoài những sự phân biệt trên, chính quyền địa phương còn tìm cách gây khó dễ cho những người theo đạo Tin Lành mỗi khi họ đi làm giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính.
Ông Đinh Trọi nói thêm về việc con cái của những người theo đạo Tin Lành tại Gia Lai thì nhất định không được học ở trường Nội Trú của tỉnh
“Đặc biệt là những vấn đề: Người tin lành thì sẽ không được học trường Nội Trú, cán bộ không có nói lý do gì. Cán bộ cứ nói là trường đào tạo cho những người cán bộ cốt cán chứ không dành cho người theo đạo tin lành”.
Giam giữ tùy tiện những tín đồ Tin Lành.
Chưa dừng lại ở đó, chính quyền địa phương tại các tỉnh Tây Nguyên còn tìm mọi cách để bắt giam, thậm chí bỏ tù những người sắc tộc thiểu số theo đạo tin lành tại đây. Khi bắt giam những người này, chính quyền địa phương không tuân thủ pháp luật Việt Nam, họ luôn bắt những người theo đạo Tin Lành trong tình trạng không có lệnh (trát) của Tòa án. Ông Y Noel kể lại:
“Họ vào nhà tôi với hai chiếc xe, một chiếc chở thằng em tôi và một chiếc là chở tôi. Họ không đọc lệnh gì hết, họ chỉ nói mời thôi, tý nữa sẽ được về. rồi ông chở hai anh em tôi lên xe rồi tới công an huyện.
Họ giam tôi cỡ 9 ngày bị tra tấn và đánh đập rất giã man”
Chiều ngày 6/8/2015, chúng tôi liên lạc với ông Nguyễn Tấn Chức, nguyên Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đaklak để hỏi về việc có hay không việc đàn áp những người sắc tộc theo đạo Tin Lành tại đây.
Chúng tôi hỏi đi, hỏi lại nhiều lần về vấn đề này, và ông Chức quả quyết rằng ‘không có việc đàn áp tôn giáo tại đây’, ông nói:
“Tôi cam đoan với anh một câu lần cuối, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng Pháp luật thì chính quyền địa phương luôn thực hiện đúng chính sách và pháp luật của nhà nước.”
Tuy nhiên trong thực tế đến nay vẫn có người dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên đã phải rời bỏ quê hương để đi xin tị nạn tôn giáo tại Thailand, một số khác vẫn đang tạm cư tại Cambodia với nguy cơ có thể bị chính quyền sở tại trả về nước bất cứ lúc nào.

No comments:

Post a Comment