Anh Vũ, thông tín viên RFA 2015-07-27
Các ngư dân Việt Nam bị bắt lên tàu hải quân Thái Lan (2013)- Source cc.hải quân Sataheep/TháiLan
Trong chuyến thăm Thái lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, hai bên Thái Lan và VN đã cam kết hạn chế việc ngư dân xâm phạm vùng biển của nhau và khi có vi phạm thì phải đối xử nhân đạo đối với những ngư dân bị bắt giữ.
Hiện nay tình trạng các ngư dân VN xâm phạm lãnh hải Thái lan thế nào và sau khi bị bắt giữ họ được xử lý ra sao?
Theo thống kê của báo chí Thái lan cho biết, trong vòng 7 tháng đầu năm 2015, phía Thái lan đã bắt giữ nhiều phương tiện đánh bắt cá và 474 ngư dân Việt Nam do tiến hành đánh bắt cá trái phép trong vùng hải phận của Thái lan.
Ngư dân VN xâm nhập hải phận Thái lan
Nói về tình trạng ngư dân VN xâm nhập hải phận Thái lan để đánh cá trái phép hiện nay, một sĩ quan của Bộ tư lệnh Hải quân vùng 1 đề nghị dấu danh tính cho biết:
Đại ý viên sĩ quan này cho biết, việc các tàu đánh cá VN đi sâu vào vùng biển của Thái lan để đánh bắt cá là điều khá phổ biến, trong quá trình tuần tra lực lượng tuần tra của Hải quân Thái lan đã bắt giữ họ. Theo ông này, những người bị bắt được đối xử tử tế và sau đó họ được chuyển giao cho cảnh sát để xử lý tiếp.
Đại ý viên sĩ quan này cho biết, việc các tàu đánh cá VN đi sâu vào vùng biển của Thái lan để đánh bắt cá là điều khá phổ biến, trong quá trình tuần tra lực lượng tuần tra của Hải quân Thái lan đã bắt giữ họ. Theo ông này, những người bị bắt được đối xử tử tế và sau đó họ được chuyển giao cho cảnh sát để xử lý tiếp.
Một sĩ quan thuộc Đồn cảnh sát Sattahip, tỉnh Chonburi không nêu danh tính nói với chúng tôi:
Đại ý viên sĩ quan này cho rằng gần đây, tình trạng tàu đánh cá của VN xâm phạm lãnh hải của Thái lan tăng lên, vì thế phía Thái lan đã phải tiến hành bắt giữ. Theo ông, sau khi các ngư dân VN bị bắt giữ, phía Thái lan sẽ truy tố họ về các tội danh: xâm phạm lãnh hải, nhập cảnh trái phép và đánh cá trái phép.
Nói về cách đối xử của phía Thái lan đối với các ngư dân VN bị bắt giữ, bà Da Pheeuphern, một người Thái gốc Việt hiện là phiên dịch tiếng Việt của cơ quan Cảnh sát Quản lý Xuất nhập cảnh Thái lan cho biết:
Chuyện ngư dân VN xâm phạm hải phận của Thái lan là chuyện bình thường, công an Thái lan nếu có bắt thì họ cũng đối xử rất tốt nếu như ngư dân VN không chống cự hoặc phá phách đồ đạc hay máy móc của tàu và chấp hànhbà Da Pheeuphern
“Chuyện ngư dân VN xâm phạm hải phận của Thái lan là chuyện bình thường, công an Thái lan nếu có bắt thì họ cũng đối xử rất tốt nếu như ngư dân VN không chống cự hoặc phá phách đồ đạc hay máy móc của tàu và chấp hành . Cơm họ cũng cho ăn, nước họ cũng cho uống và nếu như ngư dân có bệnh trạng gì thì họ sẽ khám chữa cho. Tất cả mọi sự đối xử đều tuân thủ theo luật pháp của người ta”
Tuy vậy, việc có một số ngư dân bị đánh đập trong quá trình bị bắt giữ cũng là điều khó tránh khỏi, nói về nguyên nhân bà Da Pheeuphern giải thích:
“Tuy vậy cũng có một số ít ngư dân VN, do sợ mất của cải, tài sản cũng như sợ bị tịch thu tàu thì họ đã phá máy, phá đồ của tàu thì công an Thái lan cũng có uýnh chút đỉnh thì cũng là chuyện bình thường, vì đó là hành vi chống đối thì buộc người ta phải trấn áp thôi.”
Phía Đại Sứ quán VN trên cơ sở luật pháp của nước sở tại đã nhanh chóng liên lạc với phía Thái lan để giúp họ hoàn tất các thủ tục đưa các ngư dân này ra tòa và làm các thủ tục để đưa họ về nước. Bí thư thứ nhất bảo hộ công dân của Đại Sứ quán VN tại Bangkok, ông Trần Mạnh Hùng cho biết:
“Đại sứ quán có động thái đầu tiên là xuống thăm các ngư dân trong trại giam rồi là liên hệ với cảnh sát đề nắm tình hình cái hướng xử lý của họ như thế nào? Theo luật Thái Lan, họ tính trong trại giam mỗi ngày là 200 Baht, cứ thế mà nhân lên thì nếu người nào có tiền nộp phạt đầy đủ họ sẽ cho ra sớm. Sau khi tòa phán quyết và biết được cái hướng ngư dân nào có điều kiện để chuộc thì Đại Sứ quán có thể liên hệ với tòa án để làm thủ tục để chuộc người về.”
Cách xử lý củ Thái Lan
Trả lời câu hỏi các ngư dân và phương tiện bị bắt giữ sẽ bị phía Thái lan xử lý như thế nào?
Tùy theo mức độ vi phạm cụ thể của mỗi tàu thuyền, thì tòa án Thái lan sẽ tuyên phạt án tù, mức tiền phạt đối với các cá nhân và phương tiện bị bắt giữ. Song thuyền trưởng và tài công sẽ phải chịu mức tiền xử phạt cao hơn những người khác. Bà Da Pheeuphern khẳng định:
“Phía Thái lan sẽ kết án ngư dân tùy theo mức độ xâm phạm lãnh hải ít hay nhiều, thì họ sẽ kết án tù 1 hoặc 2 tháng tùy theo và họ phạt 200 baht/ ngày cho thời gian bị kết án tù. Nếu sau khi Tòa kêu án xong, anh đóng tiền thì công an sẽ thả và họ sẽ đưa anh về Bangkok để trả về VN. Trong trường hợp anh không có tiền đóng phạt thì ở tù đúng 02 tháng, song rồi họ cũng trả thôi.”
Phía Thái lan sẽ kết án ngư dân tùy theo mức độ xâm phạm lãnh hải ít hay nhiều, thì họ sẽ kết án tù 1 hoặc 2 tháng tùy theo và họ phạt 200 baht/ ngày cho thời gian bị kết án tù. Nếu sau khi Tòa kêu án xong, anh đóng tiền thì công an sẽ thả và họ sẽ đưa anh về Bangkok để trả về VNBà Da Pheeuphern
Nói về vấn đề xử lý phạt của phía Thái lan, ông Huỳnh Bảy, một chủ tàu cá đã từng bị phía Thái lan bắt hiện ở Sông Đốc, Cà Mau cho biết:
“Về cơ bản, khi mình xâm phạm vùng biển của Thái lan thì phương tiện của mình sẽ bị tịch thu và sẽ phải chuộc với số tiền khoảng 250 triệu (VNĐ) đồng thời họ cũng lấy hết các tài sản khác trên phương tiện của mình.”
Cho đến lúc mãn hạn tù hoặc đã nộp phạt thì những ngư dân này cũng chưa được trả tự do ngay mà được chuyển qua Quản lý Xuất nhập cảnh để làm thủ tục trục xuất về Việt Nam. Trong trường hợp các ngư dân bị bắt giữ không có tiền mua vé máy bay để trở về VN, hoặc trường hợp đặc biệt thì những người đó sẽ lưu trú lại trong trại tạm giữ của cơ quan Cảnh sát Xuất nhập cảnh và có thể Hội chữ thập đỏ Thái lan sẽ hỗ trợ họ. Bà Da Pheeuphern cho biết:
“Khi đã mãn hạn tù rồi thì tất cả các ngư dân sẽ được đưa về trại tạm giữ của Cảnh sát xuất nhập cảnh Thái lan ở SuonPlu – Bangkok. Sau 03 ngày, phía Thái lan sẽ thông báo với Đại sứ quán VN tại Thái lan biết số lượng người bị tạm giữ. Sau đó phía Đại sứ quán VN sẽ đưa đại diện của mình đến chụp hình các ngư dân này và làm thủ tục bảo lãnh và mua vé máy bay để đưa họ về VN. Nhưng mua vé máy bay thì chỉ khi nào người thân ở VN gửi tiền qua thì họ mới mua vé máy bay cho.”
Lâu nay ít người biết rằng do tình trạng cạn kiệt của nguồn hải sản ở vùng biển VN, nhưng vì kế sinh nhai nên đã có không ít ngư dân phải liều mình để xâm nhập lãnh hải các quốc gia láng giềng để đánh bắt hải sản. Nhiều người trong số họ đã bị bắt giữ và bị xử phạt đến mức vong gia bại sản.
No comments:
Post a Comment