Họ đã làm gì mà ngay cả khi có tiền người dân cũng không tin cậy vào dịch vụ trong nước, còn người nghèo không đủ tiền đưa con ra nước ngoài để chích ngừa thì họ biết trông cậy vào đâu khi phải tiêm một mũi vaccine 6 trong 1 (ngừa các bệnh bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt) cao gấp 10 lần giá gốc mà vẫn lo nơm nớp hoặc chấp nhận đánh cược với số phận khi đưa con đi tiêm ngừa miễn phí tại các trạm y tế xã, phường. Và sau quá nhiều bê bối như vậy, tại sao những người chịu trách nhiệm vẫn tại vị và vẫn không cải thiện được thảm trạng này?
Từ ngàn đời nay, mọi quốc gia trên thế giới vẫn luôn tồn tại vấn nạn giàu nghèo trong xã hội chứ không riêng gì ở Việt Nam mà ngay cả các nhà kinh tế học được giải Nobel cũng chỉ nghĩ được cách để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, chứ chưa thể xoá bỏ hoàn toàn được; nhưng quyền được chăm sóc y tế CƠ BẢN của một công dân tại sao lại khó thực hiện đến thế tại cái xứ "thiên đàng" này? Mất tiền gấp 10 lần mà chưa chắc đã có vaccine tốt để tiêm và đã bao nhiêu đứa trẻ vô tội đã bị chết sau khi tiêm vì nạn vaccine dởm và giả, vì sự tắc trách cán bộ y tế trong suốt thời gian qua. Trong khi ở cái xứ là cựu thuộc địa của bọn tư bản giãy chết là Hongkong cách đây hơn 20 năm, người ta phải vận động trẻ em Việt Nam sống trong các trại tị nạn đi tiêm chủng miễn phí.
Đại đa số người Việt lúc bấy giờ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm chủng nên rất thờ ơ, thậm chí trốn tránh. Kết quả là họ phải vào tận nơi ở của người tị nạn để gọi lên trạm xá cho chích ngừa miễn phí, còn trẻ em thì dụ bằng kẹo để đưa đi. Đối với bọn trẻ cả năm trời chẳng biết đến kẹo bánh là gì nên khi được phát cho một chiếc kẹo màu xanh, màu đỏ là chịu liền, ngồi im cho y tá chích. Tuy ban đầu hơi sợ vì đau nhưng được cho kẹo ngọt nên đứa nào đứa ấy cũng thích nên lần sau gọi đi tiêm chủng là tự giác đi, đi là vì kẹo chứ không phải vì biết được lợi ích của mũi tiêm mà họ đem đến cho mình. Tiếng là được chích miễn phí rất nhiều mũi cho hàng ngàn người tị nạn, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn nhưng chưa có trường hợp nào bị tử vong sau khi chích ngừa, và cũng chưa có đợt dịch nào bùng phát cướp đi mạng sống của người tị nạn trong suốt những năm tháng đó, dù họ sống trong môi trường tập thể của một trại đóng (closed camp) với cả trăm người sống chung trong một buồng (hut), một trại có đến hai chục buồng.
Với một đám dân tị nạn ăn nhờ ở đậu ở nước người ta, nếu chỉ suy nghĩ đơn giản rằng: chúng mày mắc dịch bệnh chết quách đi thì bọn tao càng đỡ tốn công tốn của, chứ mắc mớ gì mà phải đi vận động tiêm chủng miễn phí cho chúng mày? Hơn nữa, chúng mày cũng chẳng phải đồng bào của bọn tao nên bọn tao không có nghĩa vụ phải lo chúng mày. Này nhé, đừng có đùa! Nếu không đảm bảo chăm sóc y tế CƠ BẢN cho chúng nó, chúng nó sinh bệnh sinh tật thành một ổ dịch lây lan sang cả cộng đồng địa phương thì chết toi cả lũ. Vả lại để chúng nó ngã bệnh thì mình cũng phải tìm cách chữa trị cho chúng nó, không lẽ chúng nó cũng là người mà mình thấy chết làm ngơ, lúc đó chi phí chữa trị chẳng tốn gấp hàng trăm hàng ngàn lần một mũi tiêm ấy chứ. Còn nếu để chúng nó chết thì quốc tế lên án chính quyền Hongkong vô nhân đạo, UNHCR sẽ nhảy vào thì càng lắm chuyện. Đó là cách tư duy đầy tính nhân văn của một chính quyền do những người có lòng tự trọng, danh dự, trách nhiệm lãnh đạo và được điều hành dưới sự giám sát chặt chẽ của những người bầu lên họ. Đối với họ, tính nhân đạo thực sự có sức nặng từ trong lương tâm chứ không phải chỉ là khẩu hiệu sáo rỗng trên cửa miệng.
Cho tới nay, đến tận năm 2015, tình trang khan hiếm vaccine ngừa những căn bệnh cơ bản cho trẻ nhỏ vẫn chưa hề được cải thiện tại Việt Nam. Việc phải trả tiền để được tiêm một mũi vaccine tốt, dù phải trả một chi phí gấp 10 lần giá gốc sao vẫn khó đến thế? Và hậu quả lâu dài là chúng ta sẽ có một thế hệ mầm non tương lai của đất nước lớn lên trong nguy cơ cao mang bệnh tật hoặc mang di chứng của bệnh tật suốt đời. Vậy ai sẽ phải gánh chịu trách nhiệm đó trước người dân thì đó mới là vấn đề đáng để bàn luận.
10/5/2015
10/5/2015
Bài tham khảo:
No comments:
Post a Comment