Đặng Huy Văn (Danlambao) - Tôi rất buồn vì gần đây nhiều vụ xử lý kỷ luật đuổi học học sinh phổ thông trong cả nước đã dẫn đến nhiều vụ việc tiêu cực đáng tiếc như khiến trẻ tự tử (1), đua đòi hút xách, côn đồ trôm cắp đĩ điếm... Đặc biệt các vụ đuổi học đó đều dựa theo một Bản Quy Định của Bộ Giáo Dục & ĐT ra đời năm 1988, cách đây 27 năm đã vô cùng lạc hậu so với bao nhiêu lần Bộ đã tiến hành “Cải cách Giáo Dục”. Điều đáng nói là các vụ xử lý kỷ luật đó lại không công bằng, không phù hợp với đạo lý.
Một học sinh tại Quận 6 TP HCM thường xuyên chửi thầy cô giáo là “Đ. Mẹ mày!” làm cho một cô giáo dạy tiếng Anh phải khóc lên khóc xuống nhưng không bị nhà trường kỷ luật chỉ vì phụ huynh của học sinh đó giàu, đã nhiều lần đóng góp tiền bạc cho nhà trường. Trong khi đó, một học sinh ở Khánh Hòa lại bị cưỡng bức chuyển trường khẩn cấp dù đã sát kỳ thi chỉ vì học sinh đó đã mặc nhầm quần áo đồng phục của bạn tuy đã kịp trả lại cùng lời xin lỗi bạn, nhưng cái chính có lẽ là gia đình của học sinh đó quá nghèo!
Một học sinh tại Quận 6 TP HCM thường xuyên chửi thầy cô giáo là “Đ. Mẹ mày!” làm cho một cô giáo dạy tiếng Anh phải khóc lên khóc xuống nhưng không bị nhà trường kỷ luật chỉ vì phụ huynh của học sinh đó giàu, đã nhiều lần đóng góp tiền bạc cho nhà trường. Trong khi đó, một học sinh ở Khánh Hòa lại bị cưỡng bức chuyển trường khẩn cấp dù đã sát kỳ thi chỉ vì học sinh đó đã mặc nhầm quần áo đồng phục của bạn tuy đã kịp trả lại cùng lời xin lỗi bạn, nhưng cái chính có lẽ là gia đình của học sinh đó quá nghèo!
Trường học là môi trường giáo dục trẻ thơ, tương lai của đất nước. Môi trường đó cần sự công bằng, lòng vị tha nhân ái từ đội ngũ thầy cô giáo cũng như các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục. Mỗi một học sinh mang một cảnh đời riêng, chúng ta phải thấu hiểu hoàn cảnh của các em thì việc thi hành kỷ luật đó mới mang tính giáo dục và răn đe, phải không hỡi thầy giáo Phạm Vũ Luận, Bộ Trưởng Bộ GD & ĐT VN?
Bởi đâu chỉ tại chúng mình?
(Kính gửi thầy giáo Phạm Vũ Luận)
Ngày xưa khi bước tới trường
Dù nghèo nhưng lòng hớn hở
Bởi trường xưa tuy bé nhỏ
Mà thầy cô giáo mến thương!
Thầy cô xưa như cổ tích
Từng nghe mẹ kể hằng đêm
Trò nghèo cô yêu, thầy dỗ
Không ai nhắc tới bạc tiền
Ngày nay cháu tôi đến lớp
Nhà neo thiếu thốn trăm bề
Nên tiền học thêm không có
Điểm thấp buồn lắm, thầy nghe!
Bởi trên lớp cô không dạy
Những bài sắp tới kiểm tra
Lúc học thêm cô mới giảng
Bài sẽ ra chép về nhà
Các cháu học thêm điểm “giỏi”
Cháu tôi điểm thấp làng nhàng
Bị con nhà giàu xúc phạm
Cháu buồn nổi máu hung hăng!
Vì cháu học rất chăm chỉ
Mà điểm thấp bạn chê cười
Còn đứa học hành lớt phớt
Điểm cao ngất ngưỡng, thầy ơi!
Cháu bực mình sinh quấy rối
Để giải tỏa nỗi bất công
Thầy cô làm sao hiểu nổi
Ưu tư con trẻ trong lòng?
Nhà nghèo nên thầy cô ghét
Không tiền lãnh đạo làm ngơ
Chỉ cần vài lần gây chuyện
Là “yêu” xuống ruộng, lên bờ!
Nhà trường là nơi dạy, dỗ
Là nơi thương trẻ, yêu người
Tưởng thầy cô là sư phụ
Thương như con cháu mình thôi!
Ai ngờ nhà trường chỉ đợi
Học trò phạm lỗi vài lần
Để phụ huynh mang tiền tới
Có tiền mới xét nguyên nhân
Không tiền ư? Mời nghỉ học
Về mà dạy lấy cháu con
Chiểu theo chủ trương của Bộ
27 năm hiệu lực còn!(2)
Về nhà trò chưa đủ lớn
Ngây thơ tuổi vị thành niên
Uất quá cháu liều tự tử
Bà ơi! Đành chịu kiếp hèn!
Sao xã hội không lên tiếng!
“Ngợi ca” giáo dục nước mình
“Cải cách” hết rồi “cách cải”
Nhằm moi tiền túi phụ huynh!
Để nhà trường theo năm tháng
Tham lam mất hết tính người
Giáo dục thành phường trấn lột
Nơi quê nghèo, tuổi thơ ơi!
Ông chánh Sở, bà hiệu phó
Đến Phòng Ban cũng thế thôi
Đều là khuôn đúc bộ trưởng
Lom khom chui cúi một đời
Nếu không tiền sao ngoi được
Nên cần tiền của phụ huynh
Nghĩ lại cũng thương thầy lắm
Bởi đâu chỉ tại chúng mình?
Hà Nội, 17/5/2015
Ts. Đặng Huy Văn - Một nhà giáo đã nghỉ hưu
_____________________________________
Chú thích:
(2) Hiện nay các trường phổ thông và sở giáo dục tại các địa phương vẫn căn cứ vào một Quy Định của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo được ban hành năm 1988, cách đây 27 năm để xét kỷ luật học sinh phạm lỗi!
No comments:
Post a Comment