(GDVN) - Hàng chục công trình lớn đang thi công trên địa bàn TP. Hà Nội, đồng nghĩa với việc người dân đang phải đối diện với nhiều mối nguy hiểm rình rập.
Hàng nghìn công trình xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội có nguy cơ trở thành mối đe dọa khôn lường với tính mạng người dân nếu không có biện pháp đảm bảo thi công an toàn.
Mới đây, hàng loạt các sự cố thi công liên tiếp xảy ra tại các dự án đường sắt mang tính trọng điểm quốc gia. Đã có người đi đường tử vong do sự bất cẩn của đơn vị thi công.
Điển hình, hôm 12/5 xảy ra liên tiếp hai sự cố, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Cụ thể, khoảng 16h ngày 12/5, tại ngã tư Trần Thái Tông, Cầu Giấy (Hà Nội), chiếc cần cẩu tại công trường thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội bất ngờ đổ sập, đè vào nhà dân trên đường Cầu Giấy (Hà Nội).
Sự việc đã khiến 2 người điều khiển xe máy trong đó có một phụ nữ mang thai 8 tháng đi xe máy đã bị ngã.
Trước đó, vào buổi sáng, một xe oto đi qua nút giao Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) đã bị bị thanh sắt từ trên công trường nhà ga vành đai 3 tuyến Cát Linh - Hà Đông rơi trúng cánh cửa...
Phía đơn vị quản lý đã thực hiện các biện pháp cứng rắn, (đình chỉ dự án, tạm dừng thi công, kiểm điểm, giáng chức, cảnh cáo một số cán bộ), nhằm hạn chế các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, nhưng tai họa vẫn xảy đến với người dân.
Về vấn đề đảm bảo an toàn trong thi công, dẫn lời Thạc sĩ Vũ Đình Hiền – Giảng viên môn đường bộ (Đại học Giao thông vận tải Hà Nội) trong một bài phỏng vấn mới đây được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Hiền cho rằng: "Cần đưa ra những giải pháp mang tính khoa học, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Ông Hiển thể hiện quan điểm:
"Để nghìn tấn sắt treo lơ lửng trên đầu người đi đường như thế không bao giờ đảm bảo về mặt an toàn được.
Hơn nữa, dùng mấy tấm lưới mỏng như vậy đỡ làm sao được cả nghìn tấn sắt?
Những tấm lưới đó chỉ có tác dụng che chắn sao cho vữa, xi măng hay mấy thứ vụn vặt trong quá trình thi công không bị rơi vãi ra đường, dội lên đầu người tham gia giao thông thôi.
Thông thường, khi có vật nặng treo trên cao bao giờ người ta cũng cấm người di chuyển phía dưới.
Còn khi cần trục quay, để đảm bảo an toàn, khu vực thuộc phạm vi cần cẩu di chuyển phải trống không.
Không ai lại để nghìn tấn sắt treo lơ lửng trên đầu người đi đường như thế cả bởi không gì có thể chống đỡ một khi sắt, thép bị rơi xuống”.
Để những sự cố thương tâm như trên không tái diễn, Thạc sỹ Vũ Đình Hiền đề xuất, tới đây các nhà thầu, đơn vị thi công trực tiếp nên chú ý 2 điều sau.
Thứ nhất, đơn vị thi công khi lắp cẩu tháp phải chọn vị trí đặt cẩu tháp sao cho trên đường nó quay để đưa vật liệu vào đúng vị trí phù hợp không gây nguy hiểm cho người khác.
Khi thi công, dứt khoát họ phải dùng các phương tiện như cẩu tháp để đưa vật liệu xây dựng lên. Nếu diện tích rộng, người ta có thể quây kín khu vực đang thi công.
Nếu trong điều kiện vừa làm vừa phải đảm bảo giao thông, không thể ngăn đường ở tuyến đó được thì đơn vị thi công phải chọn phương án 2: tính toán thời điểm thi công....", ông Hiển đề nghị.
Dưới đây là một số hình ảnh các công trình thi công dang dở, trở thành mối nguy hiểm rình rập người đi đường ở Thủ đô.
Người dân sống tại thủ đô Hà Nội hằng ngày phải đối diện với nhiều nguy hiểm khi đi qua những hạng mục thi công dang dở trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: TM) |
Một số hạng mục tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang được hoàn thiện. Trong ảnh: Nguy hiểm rình rập từ cần cẩu làm việc ngay sát lòng đường, nơi nhiều phương tiện thường xuyên qua lại (ảnh: TM) |
Thiết bị cẩu phục vụ xây dựng dự án trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ The Artemis, hoạt động ngay trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (ảnh: TM) |
No comments:
Post a Comment