Saturday, November 1, 2014

Đài Loan: sẵn sàng lên sân đấu biển Đông

By Ralph Jennings- Christian Science Monitor-Việt-Long dịch thuật
RFA-2014-11-01  
itu-aba
Đảo Ba Bình, nơi Đài Loan giành chiếm chủ quyền, xây đường băng và cẩu tàu sắp hoàn tất-Internet file
Chuyên viên Vương Thành-Cơ tươi cười nhưng lộ vẻ bồn chồn khi nói đến những bản đồ mới rất chi tiết về biển Nam Trung Hoa đang trong vòng tranh chấp.
Văn phòng của ông, nơi phụ trách thực hiện những bản đồ này, chiếm một góc trong Cơ quan Quản Lý Đất đai thuộc bộ Nội Vụ Đài Loan.
Ông Vương không yên tâm trong câu chuyện vì kết quả của dự án trị giá gần 3 triệu đô la này còn trong vòng tài liệu mật. Dự án nhằm kiến tạo những bản đồ cho từng đảo nhỏ trong vùng đại dương giàu tài nguyên nằm ở (xa về) hướng nam của Đài Loan. Trong vòng 1 năm nữa khi hoàn tất, bộ bản đồ có thể xác định lại vùng biển mà Đài Loan giành chiếm chủ quyền nhưng thường không được ngó ngàng tới, nhằm mục đích đối đầu với các chính quyền mạnh hơn ở châu Á.
Bảy quốc gia cùng giành chủ quyền trên những phần của biển Hoa Nam, vùng biển chiến lược nơi phân nửa số lượng hàng hóa của thế giới chuyên chở bằng đường thuỷ đi qua; bên dưới lòng đại dương nơi đó còn có thể có những mỏ dầu khí khổng lồ. Đài Loan đang thúc đẩy công việc kiến tạo bản đồ chưa từng có này để hậu thuẫn cho phần chủ quyền biển Đông mà họ muốn giành chiếm: đó là vùng biển rộng lớn cũng như vùng mà Trung Hoa đại lục đòi chủ quyền. Và Đài Loan đang đi trước một bước trong cuộc đua tranh để biết rõ ai đang làm gì trong vùng hải phận tranh chấp.

Hình ảnh độ phân giải cao

Chiếc computer của ông Vương nhận những hình ảnh có độ phân giải cao do hai vệ tinh của Hoa Kỳ ghi nhận, hình ảnh được phóng chiếu cho một công ty tư nhân cộng tác. Năm người trong nhóm công tác sử dụng những hình ảnh này để lập thành những bản đồ mà họ hy vọng là những chính phủ đang tranh giành vùng biển, kể cả Hoa lục, cũng chưa có được. Vương Thành-Cơ là chuyên viên cao cấp, chỉ đạo dự án năm năm này.
“Hình ảnh vệ tinh sẽ giúp các bộ, sở của chính phủ chúng tôi thấy được tình hình mới nhất và biết nước nào đang làm những gì”, ông nói “Chúng tôi có thể thấy những điều chưa từng thấy trước đây”.
Đến nay điều gây ngạc nhiên cho họ Vương là hoạt động của Việt Nam, hiện đang kết tạo những dải đá và những đảo nhân tạo ở Trường Sa, quần đảo lớn nhất ở biển Nam Trung Hoa, nơi Đài Loan cũng giành nhận chủ quyền. Hà Nội vẫn bồi đắp những rạn san hô cạn và dựng nhà trên một số đảo nhỏ, theo những hình ảnh có khả năng phóng lớn mỗi đảo nhỏ như vậy đến cỡ một mét vuông.
“Thật rõ,” họ Vương nói. “Có một đề án bồi đắp địa hình của Việt Nam trải rộng bằng 11 sân football (của Mỹ). Ai ai cũng nói về Hoa Lục, nhưng Việt Nam đang tung hết láng. Năm nay họ vừa bồi đất chỗ này, sang năm có thể sẽ bồi chỗ kia” Họ Vương vừa nói vưa chỉ vào những điểm chi chít trên một tấm bản đồ đại dương cỡ tờ giấy quảng cáo truyền tay mà ông được phép in ra, dành cho các cuộc thảo luận.
Đài Loan còn có thêm nhiều lý do để cảm thấy nhạy cảm đối với Việt Nam. Tháng 5, tàu bè Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trên biển sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan vào vùng biển mà cả hai nước giành nhận chủ quyền. Khi 20 ngàn người Việt phản kháng cuộc đương đầu đó, Đài Loan cũng bị lôi vào - dăm ba nhà máy bị cướp phá và đốt, có thể vì bị tưởng lầm là của Trung Quốc.

Chiếm mảng lớn

Đài Loan chỉ  kiểm soát hai đảo trong số hằng trăm đảo nhỏ: đó là hòn đảo lớn nhất, Itu Aba (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình) rộng 114 mẫu (khoảng 45 hectare) và một trong những cồn đá mà con người không ở được vì quá chông chênh.
Sự có mặt hạn chế của Đài Loan trong vùng đại dương đã làm tiêu tan hy vọng cạnh tranh giành lấy những tài nguyên  dưới lòng biển mà Cơ quan quản trị năng lượng của Hoa Kỳ ước lượng khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 ngàn tỉ feet khối (5 ngàn 400 tỉ mét khối) khí thiên nhiên.
Đài Bắc đang thu thập bằng chứng để được xem xét nghiêm chỉnh khi tái phát khởi việc giành chiếm chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa, theo giới phân tích nhận xét. Nếu không làm như vậy, tư cách (một pháp nhân) đòi chủ quyền của Đài Loan sẽ bị quên lãng, tương lai tiếp cận đến những đảo, đá kém phát triển hay nguồn tài nguyên của biển cả.
“Chúng tôi  không có tài nguyên và nhân lực cũng như hoả lực để giữ vững [cho việc giành chiếm chủ quyền], giáo sư Alexander Huang nói. Vị giáo sư về nghiên cứu chiến lược của Đại học Tamkang, Đài Loan nói thêm: Những bản đồ này sẽ tạo cho Đài Loan thêm những bằng chứng cho những giành nhận chủ quyền và cho thấy “Đài Loan không e dè lảng tránh vấn đề này.”
Đài Loan đòi chủ quyền một vùng rộng lớn ở biển Hoa Nam mà Hoa Lục vẫn đòi. Cả hai chính phủ đều dùng tới cùng một đường vòng đai: cái gọi là “đường chín đoạn” - để giành nhận hầu hết những hòn đảo của vùng biển. Nhưng chính phủ Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Cộng Hoà , nói họ công bố chủ quyề đầu tiên, khoảng năm 1947 sau khi quân đội Nhật thua trận trong thế chiến thứ 2 và trước khi Cộng sản Trung Hoa được thành lập.
Đài Loan trở thành một xứ tự trị từ khi Trung Hoa Cộng Hoà mất lãnh thổ Hoa lục vào tay Cộng sản trong cuộc nội chiến trong thập niên 1940, và (chế độ Tưởng Giói Thạch) dời sang Đài Bắc. Bắc Kinh giành nhận chủ quyền Đài Loan cùng với lãnh thổ hải ngoại, gây căng thẳng giửa hai phía và hất Đài Loan ra khỏi cuộc đối thoại về vùng biển trong khu vực, trong khi các chính phủ khác chỉ công nhận về mặt ngoại giao nước Trung Hoa lục địa rộng lớn hơn nhiều.

Châu Á không hoan nghênh?

Bộ bản đồ, tác phẩm tốt nhất của Đài Loan với tỉ lệ xích 1:5000, có thể là một tài sản quý giá về tình báo. Giáo sư Huang cho  rằng giới học giả ở Washington  sẽ chào đón những bản đồ của Đài Loan khi họ trông vào Đài Bắc dân chủ để tìm những chi tiết mà Trung Quốc căn cứ vào hầu giành chiếm lãnh hải.
Hoa Kỳ đã chỉ trích sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, đề nghị trợ giúp quốc phòng ho Philippines và bắt đầu cân nhắc việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tuy nhiên nước cờ đầu của Đài Loan để làm sống lại những cuộc giành chiếm chủ quyền biển Hoa Nam sẽ không được hoan nghênh ở châu Á. Philippines, có ngành đánh cá mở rộng nhưng ít hiện diện cụ thể trong vùng biển tranh chấp, đã yêu cầu Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển xét duyệt lại cơ sở những điều giành chiếm chủ quyền của Trung Quốc.  Nếu Liên Hiệp Quốc đứng về phía Philippines chống Trung Quốc, Manila cũng sẽ có chỗ đứng để đối kháng với Đài Loan.
“Đài Loan cần phải coi chừng Công ước Liên Hiệp Quốc vì Công ước cũng gây tác động lên những giành nhận chủ quyền lãnh hải của chính Đài Loan,” nhà phân tích chính trị và blogger Ramoln Casiple ở Philippines lên tiếng cảnh báo.
Giới phân tích dự đoán Đài Loan bổ sung cho tác dụng của bộ bản đồ ít nhất cũng  bắng cách tăng cường hạ từng cơ sở cho đảo Itu Aba (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình). Đài Loan hiện sử dụng một đường băng cho máy bay trên đảo, và dự trù sẽ hoàn tất một cầu tàu vào năm tới để neo đậu các tàu hải quân và tuần duyên. Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
“Tôi cho rằng Đài Loan đang lo rằng các nước khác đang giành chiếm chủ quyền trong khu vực ấy, và nếu không làm gì thì Đài Loan sẽ bị loại ra ngoài.” Đó là nhận xét của Giáo sư Shane Lee, dạy môn quan hệ quốc tế tại đại học Thiên Chúa Giáo Chang Jung ở Đài Loan.

No comments:

Post a Comment