Monday, October 13, 2014

Mỹ: Không có dấu hiệu chuyển quyền ở Bắc Triều Tiên

Lãnh tụ Kim Jong Un trong  thị sát tiền đồn quân sự trên đảo Ung ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Ảnh do thông tấn xã KCNA đưa ra ngày 7/7/2014.
Lãnh tụ Kim Jong Un trong thị sát tiền đồn quân sự trên đảo Ung ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Ảnh do thông tấn xã KCNA đưa ra ngày 7/7/2014.
Victor Beattie
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice, cho biết chính phủ của Tổng thống Obama không nhận thấy dấu hiệu chắc chắn nào về một cuộc chuyển giao quyền lực ở Bắc Triều Tiên, là nơi mà truyền thông nhà nước hầu như không đề cập gì tới tung tích của lãnh tụ Kim Jong Un. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, một số nhà phân tích cho rằng sự vắng bóng của ông Kim có thể là một mưu toan nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong lúc có nhiều diễn tiến toàn cầu làm cho các nước quan tâm.
Khi xuất hiện trong chương trình Meet the Press của Đài truyền hình NBC hôm chủ nhật, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice đã phát biểu như sau khi được hỏi bà có tin là ông Kim Jong Un tiếp tục là nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên hay không.
"Đương nhiên là chúng tôi quan sát rất kỹ lưỡng những gì đang xảy ra ở Bắc Triều Tiên. Đây là một nước mà chúng tôi chú tâm theo dõi. Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ chỉ dấu nào của một cuộc chuyển giao quyền lực. Vào thời điểm này ở Bắc Triều Tiên chúng tôi xem đó là một việc chắc chắn. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát một cách cẩn thận."
Hôm thứ tư vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói rằng bà biết có những bài tường thuật về sự vắng bóng của ông Kim Jong Liên hiệp quốc, nhưng bà nói thêm là chế độ bao phủ trong màn bí mật ở Bắc Triều Tiên cung cấp rất ít những thông tin đáng tin cậy.
Ông Kim Jong Un đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9/2014.
Ông Kim Jong Un đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9/2014.
Ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo khoảng 30 tuổi, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3 tháng 9 và hôm thứ 6 tuần trước ông cũng không đến dự buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Truyền thông nhà nước nói rằng ông Kim “không được khỏe.”
Phó Chủ tịch Hội Triều Tiên, ông Stephen Noerper, cho biết ông không xem sự vắng bóng của ông Kim Jong Un là một sự kiện quan trọng.
"Chính ông Kim Jong Un cũng đã có hai lần vắng bóng trong một thời gian tương đối lâu, và điều này thật ra cũng là điều mà cha ông và ông nội ông đã làm – đó là không xuất hiện trên báo chí hay các phương tiện truyền thông khác trong một thời gian. Do đó, có thể có một ý đồ là làm cho mọi người phải suy đoán."
Mặc dù vậy, ông Noerper cũng nói thêm rằng một việc gì đó có thể đã xảy ra cho ông Kim, tuy các nhà phân tích tình hình Bắc Triều Tiên không biết chắc là phải chăng ông Kim bị hạ bệ trong một cuộc tranh giành quyền lực hay bị bệnh hay chỉ vì ông ấy muốn thu hút sự chú ý của quốc tế trong lúc những diễn tiến ở Trung Đông và Ukraine làm cho các nước trên thế giới phải quan tâm.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đi khập khiễng trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của ông nội Kim Il Sung, người sáng lập đất nước Bắc Triều Tiên, ngày 8/7/2014.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đi khập khiễng trong buổi lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của ông nội Kim Il Sung, người sáng lập đất nước Bắc Triều Tiên, ngày 8/7/2014.
Theo tin của hãng thông tấn Yonhap của Nam Triều Tiên, cựu Phó Đại sứ Mỹ Mark Tokola nói rằng các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên lúc nào cũng muốn lôi cuốn sự chú ý của cộng đồng quốc tế và sự vắng bóng của ông Kim Jong Un có thể là một phương cách không có tính chất gây hấn để đạt mục tiêu đó. Ông Tokola cho biết ông tin là ông Kim Jong Un vẫn nắm vững quyền hành.
Theo tường thuật hôm thứ 6 của tờ Washington Post, sự vắng mặt của ông Kim Jong Un diễn ra trong lúc Bắc Triều Tiên tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao. Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Ri Su Yong đã đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc – lần đầu tiên một nhà ngoại giao của Bình Nhưỡng làm như vậy trong vòng 15 năm. Một nhà ngoại giao cấp cao khác của Bắc Triều Tiên, ông Kang Sok Ju, mới đây cũng đã đi thăm các nước Âu châu và đã họp với Tổng thống của Mông Cổ tại Bắc Kinh.
Ngoài ra, Bắc Triều Tiên cũng tiến hành các cuộc thảo luận với Nhật Bản về vấn đề các công dân Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc và hai quan chức hàng đầu của Bình Nhưỡng đã đến Seoul hôm mồng 4 tháng 10 để dự lễ bế mạc Á vận hội.
Ông Bruce Bennett, một nhà nghiên cứu của tổ chức RAND Corporation ở Washington, cho rằng những hoạt động ngoại giao hồi gần đây của Bình Nhưỡng là một dấu hiệu cho thấy kinh tế và xã hội Bắc Triều Tiên đang gặp khó khăn.
"Tôi nghĩ rằng họ đang tiếp xúc với tất cả mọi nơi để xem họ có thể nhận được sự trợ giúp nào hay không. Dĩ nhiên họ không muốn đền đáp gì nhiều cho sự trợ giúp đó, nhưng tôi nghĩ rằng họ đang tìm đủ mọi cách để tới nhiều nơi, thậm chí là tới Seoul. Sự kiện xảy ra hồi cuối tuần qua làm cho nhiều người ngạc nhiên. Họ tới nơi và điều gì mà họ sẵn sàng thương thuyết? Họ sẵn sàng thương thuyết cho việc trở lại để thương thuyết lại."
Các nhân vật tranh đấu ở Nam Triều Tiên thả bong bóng chứa truyền đơn sang miền Bắc.
Các nhân vật tranh đấu ở Nam Triều Tiên thả bong bóng chứa truyền đơn sang miền Bắc.
Mặc dù vậy, Bắc Triều Tiên dường như không sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ. Tờ Washington Post trích lời một quan chức cấp cao của chính phủ Obama nói rằng Bắc Triều Tiên “lại một lần nữa tìm cách để được chấp nhận như một quốc gia bình thường trên vũ đài quốc tế và dể tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân của họ.”
Ông Evans Revere là một cựu thương thuyết gia của Mỹ trong cuoc65 đàm phán với Bình Nhưỡng và là một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á. Ông nói rằng Bình Nhưỡng có thể đang quay lại với một mô thức quen thuộc: (đó là) những hoạt động làm hòa, được nối tiếp bằng một thỏa thuận, sau đó là ngưng đối thoại, thỏa thuận bị đổ vỡ, và được nối tiếp với sự gia tăng căng thẳng.
Thứ Sáu tuần trước, hai miền Triều Tiên đã nổ súng qua lại sau khi Bình Nhưỡng bắn vào một bong bóng chứa truyền đơn mà các nhân vật tranh đấu ở Nam Triều Tiên thả sang miền bắc.



No comments:

Post a Comment