Monday, September 22, 2014

Mỹ lật tẩy chiêu "giương đông kích tây" của TQ với tên lửa DF-25

Hòa Trần | 22/09/2014 08:05
 
Hình ảnh được cho là của tên lửa đạn đạo DF-25 đang được vân chuyển. Ảnh: Want China Times

Theo ông Stoll, mặc dù DF-25 có tầm bắn bao phủ đảo Guam, nhưng điều này có thể không phải là mục đích của Trung Quốc khi nghiên cứu loại tên lửa này.

Trang trung tâm tin tức Thái Bình Dương Mỹ đã có cuộc trao đổi với ông Michael Stoll, giáo sư chính trị khoa học tại Đại học Guam, chuyên gia phân tích thuộc cục tình báo trung ương và cục tình báo quốc phòng Mỹ, về tên lửa đạn đạo DF-25 - một trong những "sát thủ đảo Guam" của quân đội Trung Quốc.
Theo ông Stoll, mặc dù có tầm bắn bao phủ đảo Guam, nhưng điều này có thể không phải là mục đích của Trung Quốc khi nghiên cứu loại tên lửa này. Tên lửa DF-25 có thể không được sử dụng để tấn công các mục tiêu cố định giống như đảo Guam, mà nhằm vào một nhóm tàu sân bay.
Stoll cho biết tên lửa đạn đạo tầm trung DF-25 đã được Trung Quốc đưa vào biên chế chiến đấu từ năm 2010. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc từng thử xuất khẩu loại tên lửa sang Ả Rập Saudi, để thay thế tên lửa đạn đạo tầm trung của Ả Rập Saudi.
Ông Stoll cho hay, tên lửa DF-25 có thể mang được 3 đầu đạn phân hướng, điều này có nghĩa là nó có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu trong phạm vi 1.500 dặm.
Tuy nhiên, từ cách đây 15 năm, Trung Quốc đã sở hữu tên lửa có thể mang đầu đạn tấn công lãnh thổ Mỹ, cho nên đây không phải là một bước phát triển mới.
Michael Stoll phân tích, điểm mới của DF-25 nằm ở chỗ nó giống một loại tên lửa hành trình, đồng nghĩa với việc tên lửa này không cần thiết phải xâm nhập vào quỹ đạo trái đất giống như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Bên cạnh đó, tốc độ của DF-25 cũng rất nhanh và có thể thực hiện kiểm soát hành trình.
Tháng 2/2014, báo chí Trung Quốc mô tả về tên lửa DF-25 nói rằng tầm bắn của “sát thủ” này đủ để bao phủ cận Đông và Thái Bình Dương, bao gồm căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự mô tả về khả năng của tên lửa DF-25, chứ không phải mục tiêu tấn công của loại tên lửa này. Đây cũng chính là nguyên nhân mà phương tiện truyền thông Trung Quốc và quốc tế gọi DF-25 là “sát thủ đảo Guam”.
Ông Michael Stoll còn cho biết thêm, trong các tin tức gần đây về DF-25 thì điều đáng chú ý nhất chỉ là việc truyền thông Trung Quôc đã được phép đăng tải thông tin tuyên truyền về loại vũ khí này.
Ông Stoll nhận định, mục đích của động thái tuyên truyền này nhằm “khoe khoang” khả năng của tên lửa Trung Quốc có thể tấn công Ấn Độ.
Trước đó, Ấn Độ cũng từng tuyên bố nước này đang sở hữu một loại tên lửa mới có thể tấn công Trung Quốc.

theo Đại Lộ

No comments:

Post a Comment