Thursday, September 18, 2014

Quan tham mắc chứng tâm thần vì...quá sốc?!

(Baodatviet) - Những kẻ tham nhũng bị phát hiện đột nhiên mắc bệnh tâm thần ngày càng nhiều, có ý kiến cho rằng do những đối tượng bị sốc khi bị bắt …
     Trước đó, theo thông tin trên tờ Tuổi trẻ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nói: Dư luận đặt ra có phải ông đó tâm thần không? Vấn đề là tại sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều thế?
    Người ta bảo khi giám định là tâm thần nhưng giải quyết việc gia đình, trao đổi với vợ con, bạn bè lại rất bình thường. Dân người ta rất quan tâm vấn đề này…?

    Mắc bệnh tâm thần do suy nghĩ, tính toán?

    Để hiểu rõ hơn về bệnh lý tâm thần cũng như nguyên nhân khiến tội phạm lại mắc bệnh tâm thần nhiều trong thời gian qua, sáng ngày 18/9, PV có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, ông Hùng cho biết:
    “Nhiều người được giám định tâm thần sau khi vi phạm pháp luật có nhiều lý do khác nhau. Đó có thể do bản thân người ấy có mầm mống của bệnh tâm thần từ trước, đến khi xảy ra sự việc phải suy nghĩ, tính toán nhiều nên sang chấn tâm lý, thúc đẩy làm bệnh bộc phát.

    Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương
    Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương

    Bây giờ bệnh tâm thần có nhiều dạng, phải xem nó thuộc tâm thần gì? Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp giả tâm thần để chạy tội”.

    Một câu hỏi đặt ra là nhiều trường hợp người phạm tội được giám định tâm thần sau khi có hành vi tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật, ông Hùng nói tiếp: “Bệnh tâm thần bị khởi phát bất cứ lúc nào, một khi người ta bị tội thì không nghĩ ra hậu quả, đôi khi bị mọi người “để ý” thì thành tội rồi, nó là tác nhân làm bộc phát bệnh. Có thể bệnh hình thành sẵn từ bên trong, nhưng khi gặp cú sốc lớn nên khiến bị tâm thần.

    Tâm thần bây giờ rộng lắm, không phải như ngày xưa cởi trần đi lang thang mới là tâm thần. Đau đầu mất ngủ, nghiện rượu, trầm cảm…cũng là tâm thần và bệnh có nhiều khả năng khác nhau.
    Biểu hiện của những người mắc bệnh tâm thần thường trầm cảm, buồn chán. Ví dụ như uống rượu say quá cũng bị tâm thần, rồi đi lăng quăng”.

    Cứ động đến tiền bạc, vi phạm…là mắc bệnh tâm thần?

    “Điều có thể hiểu các cá nhân có hành động bình thường, nhưng chỉ khi có hành vi phạm tội được giám định tâm thần, hay nói cách khách cứ động đến tiền bạc, vi phạm pháp luật là tâm thần. Người ta phải suy tính, tính toán nên bị tâm thần.
    Ranh giới giữa tâm thần là rất mong manh, bây giờ phạm tội bị công an bắt tạo thành cú sốc lớn cho họ thì chả bị tâm thần. Ví dụ như vụ giám đốc bệnh viện Tiền Giang bị tâm thần, đang là giám đốc bệnh viện, mọi thứ đang có giờ bị mất hết thì sẽ tạo thành một cú sốc lớn.

    Nguyên giám đốc BV Tâm thần Tiền Giang bị tâm thần
    Nguyên giám đốc BV Tâm thần Tiền Giang bị tâm thần

    Như người đang từ đỉnh cao xuống vực thẳm thì làm sao chống đỡ được, người chứ đâu phải siêu nhân đâu” –Ông Hùng chia sẻ quan điểm
    Ngoài ra ông Hùng cũng đồng tình với ý kiến "nhiều người tham nhũng mắc bệnh tâm thần", ông Hùng cho rằng trong xã hội hiện đại phát triển nên bệnh tâm thần cũng nhiều.
    Hơn nữa mức độ tâm thần thì có nhiều loại, người vi phạm được giám định bệnh tâm thần thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều tới gia đình, xã hội. Trao đổi thêm với luật sư về tình trạng đó, mỗi người họ lại có một quan điểm hay nói cách khác là góc nhìn khác nhau về vấn đề này.
    Luật sư Luật sư Nguyễn Văn Tú -Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Bắc Giang cho rằng: “Tâm thần là lĩnh vực thuộc về bệnh y học. Bị can, bị cáo bị tâm thần hay không phải do cơ quan chuyên môn có chức năng giám định pháp y kết luận.

    Luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc công ty Luật Fanci (Hà Nội)
    Luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc công ty Luật Fanci (Hà Nội)

    Tuy nhiên, Kết luận giám định của nhà chuyên môn cũng có thể sai, không chính xác và nếu có yếu tố tiêu cực trong hoạt động giám định nữa thì kết luận giám định không khách quan là chuyện tất yếu.
    Một bị can, bị cáo trong cuộc sống có mọi hoạt động bình thường nhưng lại có kết luận giám định là tâm thần thì tất nhiên phải nghi ngờ kết luận giám định này.
    Trên thực tế, kết luận giám định sai cũng không ít, phần nhiều do năng lực của giám định viên nhưng cũng không ít là do thiếu khách quan, trung thực. Có thể hiểu vui rằng hoặc là người đó tâm thần có chọn lọc hoặc họ bị dị ứng với các vấn đề như tiền bạc, vi phạm pháp luật”.

    Bị quan tham qua mặt thì thật xấu hổ!

    Một người bị tâm thần tất nhiên ảnh hưởng đến chính cuộc sống của anh ta, gia đình anh ta và xã hội nữa. Mức độ tâm thần của họ càng nặng thì ảnh hưởng càng lớn.
    Nếu ai đó bị tâm thần mà không ảnh hưởng xấu thậm chí còn ảnh hưởng tích cực, có giá trị và hữu ích nhiều cho gia đình, xã hội thì đó là điều không bình thường!
    Để xử lý hay có mức án thỏa đáng, nhà nước không kết tội người mất năng lực hành vi dân sự, nói cho dễ hiểu hơn đó là người bị tâm thần, loạn óc hay mất trí.
    Nhà nước coi họ là bị bệnh và bắt buộc họ phải chữa bệnh cho khỏi sau đó mới kết tội. Còn nếu họ gian dối về tình trạng tinh thần của mình để nhằm trốn tội thì đó là thử thách đối vơi các cơ quan đấu tranh tội phạm và cơ quan chuyên môn. Các cơ quan này bị  người giả điên "qua mặt" thì thật xấu hổ và đáng thất vọng. 
    Tuy nhiên quan điểm không hoàn toàn giống với luật sư Tú, luật sư Lê Quốc Đạt lại bày tỏ quan điểm: “việc đối tượng vi phạm giám định tâm thần là một thủ thuật để bị can lẩn tránh Pháp luật, cơ quan Điều tra thường  "nể nang" loại tội phạm này nên dễ thông cảm.và dễ bị "qua mặt" lắm. Thực chất loại bị can này chẳng bao giờ mắc bệnh tâm thần đâu, bị tâm thần sao biết tham nhũng !!!
    Những đối tượng được giám định tâm thần khi phạm tội thì độc lập chịu trách nhiệm, không liên quan đến gia đình và xã hội. Chỉ buồn cho xã hội là họ tâm thần "đúng lúc" quá !”.

    Thanh Thanh

    No comments:

    Post a Comment