VOA-09.09.2014
Mua một chai nước hay một thỏi son ở Việt Nam là có phần chắc sản phẩm này được đóng gói bởi Duy Tân, một công ty cung cấp nhựa dẻo cho các doanh nghiệp. Ông Đinh Đại Kỳ, đại diện doanh nghiệp thuộc bộ phận xuất khẩu của công ty Duy Tân, cho biết công ty của ông sản xuất nhiều nhựa dẻo tới mức hết cả khách hàng để bán.
Ông Kỳ nói: “Thị trường Việt Nam đã bảo hòa, không còn đất dụng võ cho công ty chúng tôi nữa. Vì thế chúng tôi phải bành trướng.”
Công tuy Duy Tân đang để mắt tới các thị trường mới - từ Myanmar (Miến Điện) cho tới Thụy Điển, cũng như đang chuẩn bị nới rộng phạm vi hoạt động sang tới Hoa Kỳ.
Ông Kỳ nhận định: “Mỹ có luật lệ, và an toàn cho nên làm ăn tại Hoa Kỳ rất tốt.”
Chính phủ ở Hà Nội đang nuôi hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn chia sẻ tham vọng của ông Kỳ bởi vì những tham vọng này phù hợp với tham vọng của Việt Nam. Nước này đang cố gắng tìm cách tăng thị phần của mình trong nền thương mại toàn cầu, mặc dù không thuần túy vì những lý do kinh tế.
“Hội nhập” đã trở thành cụm từ thông dụng trong thành phần các giới chức, vốn muốn thấy Việt Nam biến đổi thành một tay chơi được tôn trọng trong cộng đồng thế giới. Ngoài phát triển thương mại, Việt Nam đã gắng sức để hợp tác với càng nhiều quốc gia càng tốt trên các lĩnh vực an ninh, ngoại giao và nhân đạo.
Chiến tranh, quá khứ và hiện tại
Xe chở hàng đi qua cửa khẩu Tân Thanh với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn, miền bắc Việt Nam.
Một điều lý thú là, động lực đứng sau chiến dịch đó là xung đột quân sự, cả trong quá khứ và có thể là trong tương lai.
Mặc dù 4 thập niên đã trôi qua từ sau chiến tranh Việt Nam, đất nước cộng sản này tiếp tục được coi là một bãi chiến trường của thời kỳ Chiến tranh lạnh cũ, dưới con mắt của quốc tế. Việt Nam muốn thay đổi hình ảnh đó, và nhằm đạt mục tiêu đó, hội nhập đã trở thành thiết yếu.
Ông Dennis McCornac, một nhà kinh tế thuộc Đại học Loyola Maryland, nói: “Việt Nam muốn nói với thế giới rằng “Chúng tôi đã trưởng thành. Hãy nhìn chúng tôi, Việt Nam không còn là một cuộc chiến tranh, chúng tôi là một đất nước”.” Ông McCornac đã làm cố vấn cho các quan chức Việt Nam về việc quá độ từ một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa qua một nền kinh tế dựa trên thị trường tự do.
Người Việt Nam không những đã chán ngán với chiến tranh, mà còn cảm thấy lo ngại rằng chiến tranh lại có thể bùng ra ở Biển Đông. Bang giao với Trung Quốc đã xuống tới mức thấp nhất vào mùa Xuân năm nay, khi nước đàn anh cộng sản đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Sự cố đó đã đẩy Việt Nam ra trước trường quốc tế, khi Việt Nam nạp kiến nghị lên Liên Hiệp Quốc để tìm cách giải quyết cuộc tranh chấp theo đường lối đa phương. Ông McCornac lập luận rằng hành động khiêu khích đó đã giúp đẩy nhanh tiến trình đã có sẵn theo đó Việt Nam giang cánh tay để làm bạn với các nước ngoài.
Ông McCornac nói tình huống đó đã đẩy tiến trình ấy đi nhanh hơn một chút. Theo ông, “Việt Nam đã quyết định không bỏ hết tất cả các quả trứng của mình vào trong một chiếc giỏ duy nhất.”
Tăng cường thương mại
Mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc lên tới 17,8 tỉ hồi tháng 8.
Rất nhiều người Việt Nam lo lắng rằng hiện Hà Nội đã bỏ 'quá nhiều quả trứng vào trong chiếc giỏ Trung Quốc'. Mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc lên tới 17,8 tỉ hồi tháng Tám, theo các số liệu của Cục Thống Kê Việt Nam. Nếu các vụ xung đột bùng nổ ngoài biển, thì hầu như chắc chắn các cuộc xung đột này sẽ tác động đến các thị trường chứng khoán và tới túi tiền của nhiều người.
Đó là lý do tại sao chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nhân như ông Kỳ hãy phóng tầm nhìn ra xa hơn. Ông Kỳ nói ông sẽ được hưởng lợi nếu Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, được ký kết. TPP là một thỏa thuận thương mại có sự tham gia của 12 quốc gia kể cả Hoa Kỳ. Các nhà thương thuyết đang có mặt ở Hà Nội để tham gia đợt đàm phán mới nhất, chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Ủy Hội Âu Châu Jose Manuel Barroso đến thăm Việt Nam để tán thành một thỏa thuận mậu dịch tự do với Liên hiệp Âu Châu.
Rất nhiều người Việt Nam lo lắng rằng hiện Hà Nội đã bỏ 'quá nhiều quả trứng vào trong chiếc giỏ Trung Quốc'. Mức thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc lên tới 17,8 tỉ hồi tháng Tám, theo các số liệu của Cục Thống Kê Việt Nam. Nếu các vụ xung đột bùng nổ ngoài biển, thì hầu như chắc chắn các cuộc xung đột này sẽ tác động đến các thị trường chứng khoán và tới túi tiền của nhiều người.
Đó là lý do tại sao chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nhân như ông Kỳ hãy phóng tầm nhìn ra xa hơn. Ông Kỳ nói ông sẽ được hưởng lợi nếu Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, được ký kết. TPP là một thỏa thuận thương mại có sự tham gia của 12 quốc gia kể cả Hoa Kỳ. Các nhà thương thuyết đang có mặt ở Hà Nội để tham gia đợt đàm phán mới nhất, chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Ủy Hội Âu Châu Jose Manuel Barroso đến thăm Việt Nam để tán thành một thỏa thuận mậu dịch tự do với Liên hiệp Âu Châu.
Phát biểu tại một buổi hội thảo dành cho các cơng ty xuất khẩu hôm 21 tháng 8, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, nói với các công ty xuất khẩu rằng “Về mặt hội nhập, Việt Nam chưa bao giờ cởi mở tới mức này. Sự kiện Việt Nam chủ động tổ chức hội nhập vào các thị trường như thế này không những là điều cần thiết, mà là điều thiết yếu.”
Mùa hè năm nay, Việt Nam cổ vũ việc siết chặt các quan hệ với các nước khác nhau như Ấn Độ, Nhật Bản, Scotland và Sri Lanka. Một diễn đàn đặc biệt quan trọng cho sự vươn ra thế giới của Việt Nam là Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, tức ASEAN. Tổ chức khu vực này đang hoạch định một cộng đồng kinh tế theo kiểu Liên hiệp Âu Châu, không có thuế quan, được phát động trong năm 2015. Ông Lê Lương Minh, một nhà ngoại giao Việt Nam, hiện là Tổng thư ký của hiệp hội này.
Một tay chơi toàn cầuDân số Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới.
Bằng cách củng cố các quan hệ với nhiều bên khác nhau, Việt Nam không những dựng lên một rào cản chống Trung Quốc, mà còn định ra một cương lĩnh để tự khẳng định. Sau nhiều thập niên đối phó với hậu quả chiến tranh và tàn phá kinh tế, Việt Nam giờ đây đang tìm cách chứng tỏ rằng họ không còn là một nạn nhân phải lệ thuộc vào viện trợ phát triển nữa. Việt Nam muốn trở thành một thành viên đóng góp của một câu lạc bộ các nước văn minh. Ngoài việc chứng tỏ khả năng lãnh đạo trong ASEAN, Việt Nam còn đẩy mạnh sự tham gia vào nỗ lực gìn giữ hòa bình toàn cầu, kể cả ở Nam Sudan.
Đại Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, nói đề tài này đã được nêu lên khi ông gặp gỡ các giới chức Việt Nam ở Hà nội.
Nói chuyện trước một cử tọa gồm các nhà báo địa phương cũng như quốc tế hôm 16 tháng 8 vừa qua tại Thành phố HCM, Tướng Dempsey nói:
“Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi sự thăm dò các đường lối khác nhau để tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình, và chúng tôi thảo luận với họ về những cách thức mà chúng tôi có thể giúp họ làm điều đó.” Tướng Dempsey nói ông nghĩ đây là một thời điểm quan trọng trong việc phát triển của quân đội Việt Nam bởi vì các hoạt động này bắt đầu cho họ thấy một quan điểm toàn cầu mà ông tin sẽ rất hữu ích cho việc phát triển của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới, việc quan tâm tới hợp tác toàn cầu cũng cũng đã mở rộng sang lĩnh vực hỗ trợ thiên tai và nhân đạo, biến đổi khí hậu và chống khủng bố. Ông Lewis Stern, cựu Giám đốc đặc trách Đông Nam Á của Bộ Quốc phòng Mỹ, tin rằng đây là một phần nằm trong một “lộ đồ” có chủ ý để cải thiện việc hội nhập trước năm 2020. Trong một bài viết hôm 18 tháng Ba cho Trung tâm Đông-Tây của Mỹ, ông Stern viết rằng chiến lược của Việt Nam bao gồm việc tham khảo ý kiến của các nhà phân tích phương Tây, thực hiện các cuộc đối thoại trực tiếp và nghiêm túc với người nước ngoài, và đưa ra nước ngoài để đào tạo các giới chức quân sự và chuyên gia về chính sách đối ngoại trẻ, có nhiều hứa hẹn.
Như ông Stern đã viết, “các giới chức trẻ, được rèn luyện tốt này tiêu biểu cho một thành phần nhân sự cấp trung mới xuất hiện chuyên về chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, có khả năng chiến lược và khả năng phân tích nhạy bén.”
No comments:
Post a Comment