Lang
thang trên mạng, bắt gặp được mấy câu nói của chính
quan chức cộng sản nói về cộng sản, phải chăng họ
đã sáng mắt, sáng lòng?
-
Nguyễn Hộ: người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn
Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của
Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký
Quan Điểm Và Cuộc Sống: “Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi
Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN. Tôi làm
cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn
Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966
tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và
chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân
1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng:
Cộng Sản Chủ Nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con
đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh
quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước
vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh
phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục”
-
Nguyễn Minh Cần: nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội
tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng
Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: “Giết
oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người,
làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại
cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho
biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được
trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết
được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt
mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế nào
chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây
là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác
chống nhân loại“
-
Trần Độ: Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội: “Cuộc cách
mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một
chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ,
mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng
nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một
chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ
độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và
tệ hơn là trong chế độ cũ…”
-
Hoàng Minh Chính: gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện
Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện
Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở
rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp
bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế
quốc. Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra
báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu
chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân
Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra
Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự
do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây,
cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện
trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản
tờ báo Tiếng Dân. Một người bị tù vì tội chống
thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một
người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của
chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được“.
-
Trần Lâm: sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy
Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối
Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại
hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: “Đảng thì luôn
nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu
biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và
Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn
dựng, nhưng cứ làm“.
-
Trần Quốc Thuận: Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội
CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế
hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của
nhà nước… Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại
không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng
trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng
ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối
với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói
quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo
đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.
-
Nguyễn Khải: Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng
Thư Ký Hội Nhà Văn CS: Người cộng sản nói dối lem
lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ
và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng
đành phải dối trá theo.
No comments:
Post a Comment