04/20/2024 - 10:58 — nguyenvandai
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các tin đồn liên quan tới các quan chức chóp bu của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Và sau đó ít ngày thì những tin đồn đó trở thành hiện thực.
Ví dụ: trước khi diễn ra Đại hội 13 của đảng CSVN vào tháng 1 năm 2021, đã có tin đồn về việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tái cử nhiệm kỳ 3 Tổng bí thư, và sau đó diễn ra như vậy.
Hay gần đây, tin đồn ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng có liên quan tới các vụ án hình sự khác nhau và phải tự nguyện nghỉ hưu. Và thực tế đã diễn ra như vậy.
Hiện tại, tin đồn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có liên quan tới vụ án hình sự của tập đoàn Thuận An và chủ tịch tập đoàn là Nguyễn Duy Hưng. Rồi tin đồn liên quan tới người trợ lý, kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH của ông Vương Đình Huệ và ông Phạm Thái Hà đã bị tạm giữ hình sự. Tin đồn cho biết ông Vương Đình Huệ có thể mất chức.
Hầu hết những tin đồn trước khi thực tế xảy ra đều gây bất lợi cho các quan chức nói riêng và hình ảnh của chế độ nói chung.
Mặc dù trước đây, việc bảo vệ hình ảnh cho những người lãnh đạo chóp bu của chế độ là nhiệm vụ của ngành tuyên giáo và các cơ quan truyền thông của chế độ.
Trước khi tìm hiểu xem tại sao, các quan chức CSVN không thể tự vệ trước tin đồn. Chúng ta xem ở các nước dân chủ đa đảng và tự do báo chí thì họ xử lý tin đồn như thế nào?
Trong các nền chính trị dân chủ đa đảng và báo chí tự do thì những tin đồn về đời tư hay những việc làm khuất tất, vi phạm pháp luật của các quan chức chính quyền rất nhanh chóng bị bác bỏ hay trở thành thông tin chính thức trên các cơ quan truyền thông.
Thứ nhất, những quan chức có liên quan tới tin đồn ngay lập tức có thể trực tiếp hoặc thông qua phát ngôn viên, trợ lý của họ trả lời trước các cơ quan truyền thông.
Thứ hai, các cơ quan truyền thông cùng với các phóng viên của họ sẽ nhanh chóng đi trước tìm hiểu, điều tra về các sự việc liên quan tới các quan chức để đưa lên truyền thông cho mọi người dân trong nước và cộng đồng quốc tế biết.
Trong chế độ độc đảng cộng sản tại Việt Nam thì hoàn toàn khác.
Khi có tin đồn liên quan tới bất kỳ quan chức nào, thì quan chức đó không được phép tự mình họp báo hoặc thông qua trợ lý, thư ký, phát ngôn viên để thông tin với báo chí.
Việc bác tin đồn do các cơ quan chuyên môn của đảng hay chính quyền CSVN như Ban Tuyên giáo, Bộ thông tin và truyền thông, hay Bộ công an,… Sau đó, các cơ quan báo chí lấy tin tức và đăng tải.
Tại sao chế độ CSVN lại đối xử với các quan chức chóp bu của họ như vậy?
Thứ nhất, đó là do cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong giới chóp bu CSVN. Và tin đồn là một cách để những kẻ đang nắm thực quyền làm mất uy tín, dọn đường trước khi hạ bệ chính thức đối thủ của mình.
Vì áp lực quá mạnh của tin đồn, khiến đối thủ hoảng sợ, mất tự chủ, xấu hổ và cuối cùng tự nguyện từ chức.
Thứ hai, nếu như những kẻ đang nắm thực quyền chưa thể hạ bệ đối thủ của mình, thì cũng làm mất tương lai chính trị của đối thủ.
Thứ ba, điều quan trọng nhất, mặc dù là tin đồn nhưng bản chất của nó là sự thật. Bởi những quan chức bị dính tin đồn đều là những quan chức có những hành vi vi phạm, hành vi xấu, hủ bại đúng với tin đồn.
Và cuối cùng, nguồn gốc của tin đồn đều từ những kẻ nắm thực quyền trong giới chóp bu CSVN.
No comments:
Post a Comment