Tấm ảnh dàn dựng mà CSVN vân khoe khoang về cuộc cướng chiếm 30-4 (Ảnh TTXVN)
Thiếu Úy Lê Văn Phượng sinh năm 1945 tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, là một trong bốn bộ đội trên chiếc xe tăng mang số hiệu 390 đã húc đổ cánh cổng chính của Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 Tháng Tư 1975.
Thiếu Úy Phượng trở về cuộc sống đời thường như bao nhiêu người lính đã hoàn thành nhiệm vụ. Được biết đến như một người anh hùng trong chiến đấu, nhưng ở quê ông (phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có người lại quy ông thuộc diện tiêu cực vì đã có nhiều năm đấu tranh đòi đất bị cưỡng chế, đòi lại quyền sở hữu hợp pháp cái ao gần 500 m2 của gia đình ông
Ông Phượng cho biết, khi ông đem đơn khiếu nại đi đòi đất thì chính quyền địa phương chẳng hề quan tâm tới. Thậm chí ngày Thương Binh Liệt Sĩ, ngày “chiến thắng 30 Tháng Tư” cũng chẳng có ai đại diện cơ quan chính quyền, đoàn thể tới thăm ông và gia đình.
Theo trình bày của ông, năm 1962 cha ông là ông Lê Văn Đảm được UBHC thị xã Sơn Tây cấp cho 300 m2 đất ở phía sau vườn hoa phố Ngô Quyền. Ngoài diện tích này, tại công văn cấp đất được ký ngày 10 Tháng Mười Hai 1962 còn ghi thêm: “Ông Đảm được phép cải tạo những phần đất còn lại hoang hóa để làm nhà ở và tăng gia sản xuất tự túc.”
Ông Phượng nhớ lại: “Khi đó xung quanh khu vực này hoang vu, không có ai ở, gia đình tôi thu dọn đắp cái ao hoang hóa liền kề với đất ở để thả cá và thả rau. Suốt 50 năm qua gia đình vẫn liên tục sử dụng cái ao này và không tranh chấp với bất cứ ai.”
Một trong những lý do miếng đất này bị cưỡng chế là vì cái ao này nằm ở vị thế rất đẹp, giá thị trường tới vài chục triệu đồng /m2, nhưng bị UBND thị xã Sơn Tây chia lô bán đấu giá.
Được biết ngày 29 Tháng Ba, 2016, ông Phượng lìa đời mà vẫn chưa đòi lại được phần đất của gia đình. Nhưng điều đáng nói, là lúc còn sống, khi gần đến ngày 30 Tháng Tư, ông Phượng được báo chí tìm đến để ca bài ca cũ về “giải phóng,” ông được chính quyền địa phương căn dặn là không được nhân cơ hội tiếp xúc với báo chí, kể về đơn kiện đòi đất vì sẽ làm mất uy tín của Đảng và Nhà Nước.
Và cứ mỗi 30 Tháng Tư, ông được giới tay sai tuyên truyền đưa hình ảnh, ca ngợi… ông bị lợi dụng để làm đẹp cuộc cưỡng chiếm miền Nam, nhưng cả đời tới lúc chết, ông vẫn không dùng được chút gì hình ảnh đẹp của mình trong chế độ cộng sản để đòi lại quyền lợi riêng của gia đình, của chính mình đã bị đánh cắp.
* tựa bài do SGN đặt, tựa gốc “Sự trớ trêu của lịch sử”.
No comments:
Post a Comment