Saturday, November 18, 2023

Tầm nhìn của Đảng ở Đà Nẵng

 Sơn Trà   



(VNTB) – Tầm nhìn của Đảng không đủ xa, dân lãnh đủ    

Những phiên bản Sơn Tinh ở Đà Nẵng

 Lô cốt đó gồm có khung sắt chữ U được hàn chết vào tường, sàn nhà, làm giá đỡ cho tấm khung sắt lớn khổ rộng đủ lọt lòng cửa, mỗi tấm cao ít nhất 1m. Khi nước bắt đầu dâng tràn vào nhà, người ta sẽ lấy tấm khung sắt ngăn nước thả lọt vào hệ thống giá đỡ chữ U. Sau đó, các vị trí sẽ được siết chặt lại bằng ốc vít. Ốc vặn tới đâu, các khe hở sẽ được bít kín tới đó. Để ngăn nước tốt hơn, các khe hở được gắn lớp gối cao su mỏng. 

Có nhà thì chọn đổ đất kê cao nền, nhà thì đóng hẳn một lồng sắt treo lên giữa gian chính của nhà để tá túc, cất bỏ đồ đạc khi mưa lớn làm nước dâng cao, với giải thích: “Khi nước lên thì toàn bộ đồ đạc sẽ đặt ở giàn sắt phía dưới. Còn người thì leo lên giàn trên cùng để ngồi. Giờ chấp nhận cảnh sống với lụt thôi chứ chẳng biết chạy đi đâu cho thoát”. 

Có nhà còn làm hẳn một cầu thang dẫn từ nền lên thẳng một gác xép trên mái rồi đục một lỗ thoát phía trên tấm tôn để tính tới việc nước lên quá nhà, lúc đó phần mái tôn được đục lỗ sẽ là nơi thoát nạn… 

Lời cảnh báo từ mười năm trước…

 Mười năm về trước tình cảnh ngập lụt này đã được cảnh báo nhưng các cấp quản lý đô thị ở Đà Nẵng dường như đã bỏ ngoài tai. 

Tại hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thương vùng ven đô trong quá trình phát triển đô thị và biến đổi khí hậu; nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn 3 xã, phường là Hòa Xuân, Hòa Tiến và Hòa Châu, Đà Nẵng, có một tham luận đưa ra cảnh báo: “Năm 2013 Việt Nam có 770 đô thị, đến 2015 đã có 840 đô thị được xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tỷ lệ bê tông hoá nhanh, diện tích cây xanh, mặt nước giảm đi làm tăng nguy cơ ngập lụt đô thị. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu, mùa mưa, hình thái thời tiết cực đoan gia tăng, thay đổi cường độ bão…”. 

Tham luận trên đưa ra khuyến cáo rằng Đà Nẵng là thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là khu vực chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị, khu vực ven đô thị. Trong quá trình phát triển của mình, thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, hơn 300 khu đô thị mới được xây dựng. Vì vậy, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của thiên tai của biến đổi khí hậu là hoạt động cần thiết để giảm thiểu rủi ro, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 

Chi tiết hơn, vào năm 2012 khu vực Hoà Tiến, Hoà Châu có thay đổi hạ tầng khoảng 10-20%, phát triển nâng cấp hạ tầng về giao thông, cầu cống. Khu vực Hoà Xuân thay đổi gần như 100% địa hình, phát triển hoàn chỉnh về hạ tầng đô thị. 

Đến năm 2014, khu vực Hoà Tiến, Hoà Châu tiếp tục phát triển, nâng cấp hạ tầng về giao thông, cầu cống, công trình. Trong khi đó, khu vực Hoà Xuân ổn định tại khu vực nhưng thành phố tiếp tục mở rộng phát triển hạ tầng ở các vùng lân cận: Hoà Quý, Hoà Thọ Đông. 

Một số các nguyên nhân gây ra vấn đề ngập vào các năm 2007, 2013 tại khu vực này do xây dựng các tuyến đường, chắn dòng chảy lũ ở khu vực. Mặc dù trận lụt 2007, 2013 không lớn so với mức lũ 1999 nhưng gây mức ngập lớn. 

Nguyên nhân khác là do xả nước của các công trình thuỷ điện gia tăng vận tốc dòng chảy, không dự báo được thời gian nước lên. Một số công trình nâng cao cao trình, san nền các khu đô thị liền kề và xây dựng mới một số công trình ở những vùng trũng thấp. 

Trách nhiệm của Thành ủy Đà Nẵng

 Từ năm 2013 các nhà khoa học đã đưa ra đề xuất bao gồm việc mở rộng hành lang thoát lũ, vùng đệm, duy trì các vùng chứa lũ tự nhiên, hạn chế các giải pháp công trình trên sông. Cần xem xét yếu tố liên vùng khi quy hoạch chi tiết, giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Coi trọng việc đầu tư đồng bộ để hạn chế tác động bất lợi từ đô thị trung tâm đẩy sang các đô thị vệ tinh.

 Mười năm sau đó đi qua, hiện tình lúc này ở Đà Nẵng cho thấy là có thể chính quyền lắng nghe, nhưng thực thi thì không thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm cụ thể, mặc dù theo Hiến định thì đó thuộc về Thành ủy Đà Nẵng.


 https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-tam-nhin-cua-dang-o-da-nang/ .

No comments:

Post a Comment