Trung Quốc rộ phong trào giết chó mèo hoang, phải chăng chính phủ lại cố tình thao túng? (ảnh: Internet).
Mới đây, ở Trung Quốc, một con chó Rottweiler đã cắn một đứa trẻ hai tuổi và làm nó bị thương nặng. Sự việc xảy ra ở Thành Đô (Chengdu), Tứ Xuyên (Sichuan), nơi đang rộ lên làn sóng giết chó thả rông lan khắp trên toàn quốc, và dần mở rộng đối tượng sang các vật nuôi khác. Một số người cho rằng, cơn sốt hiện nay đã phát triển thành một chiến dịch do chính phủ Trung Quốc cố tình thao túng.
Gần như chỉ sau một đêm, Trung Quốc đã bắt tay vào cuộc diệt chủng chó điên cuồng, sự việc đã bị dư luận phản đối mạnh mẽ.
Một số người chỉ trích rằng nắm đấm sắt đánh chó mèo thả rông là đòn “ít phản kháng nhất và tốn ít chi phí nhất, nhưng lại có thể tạm thời xoa dịu một số người và giả vờ là đang nỗ lực giải quyết vấn đề, nhưng thực tế thì ngược lại”, và nó cũng gây ra xung đột ngày càng sâu sắc giữa các nhóm người khác nhau.
Mọi người nhanh chóng nhận thấy rằng diễn viên Dương Địch (Yang Di) và một số người nổi tiếng khác lên tiếng bảo vệ chó hoang đã bị cấm sử dụng Weibo. Điều này có thể chỉ ra rằng làn sóng săn lùng này không phải là một phong trào quần chúng đơn giản mà được kiểm soát bởi chính phủ, đó là lý do tại sao mạng xã hội ngăn chặn tiếng nói phản đối.
Một bài phân tích được lan truyền trên mạng đã chỉ ra rằng, việc diệt trừ chó trên toàn quốc lần này chỉ là một chiến dịch, tương tự như việc diệt trừ 4 loài gây hại trước đây, là tìm việc gì đó cho những người thất nghiệp làm, dù nói là để phòng chống dịch bệnh hay an sinh xã hội thì tất cả đều chỉ là sự giả tạo.
Thời Mao Trạch Đông (Mao Zedong), ông không hiểu kinh tế, nhưng Mao hiểu chính trị, ông biết cách tái định cư cho những người dân Trung Quốc có tỷ lệ thất nghiệp cực cao, tức là tức là thông qua nhiều phong trào, chỉ cần người dân Trung Quốc bận rộn thì chính trị sẽ ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp ngày nay cũng cao như thời kỳ Mao; ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) không hiểu kinh tế cũng như thời Mao; người dân cũng vậy, như dân thường năm 1949, người ta chỉ tay vào đâu thì họ đánh đó; Tiểu phấn hồng hôm nay cũng giống như Hồng vệ binh ngày ấy; ngôn ngữ căm ghét đế quốc Mỹ thời đó cũng giống như bây giờ; việc diệt trừ tứ trùng thời đó cũng giống như việc diệt trừ chó mèo ngày nay.
Việc tiêu diệt 4 loài gây hại dưới thời Mao đã phá hủy sự cân bằng sinh thái, số lượng chim sẻ giảm mạnh nhưng số lượng sâu bệnh lại tăng lên đáng kể, dẫn đến mất mùa nghiêm trọng và nạn đói nghiêm trọng.
Một số người đã kết luận rằng, ĐCSTQ chỉ tiếp tục tạo ra những xung đột nội bộ và thế là xong, họ vẫn giữ được quyền lực.
Phân tích sâu hơn trên mạng xã hội chỉ ra rằng, phong trào này mới chỉ là bước khởi đầu và bước tiếp theo sẽ chấn động hơn.
Bài phân tích viết: Lần này thực chất là một “cuộc diễn tập cho các phong trào trong tương lai”, trước tiên nó sẽ khơi dậy cảm xúc cuồng nhiệt của công chúng và hợp lý hóa việc giết chó. Có thể một ngày nào đó, trong cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng, một người mặc kimono sẽ bị nghi là gián điệp và bị đánh chết trên đường phố, “PVP ngoại tuyến thực sự sẽ bắt đầu”.
PVP là một thuật ngữ trên Internet dùng để chỉ loại game online trong đó có xung đột tương tác nhiều người chơi trong một trò chơi giữa hai hoặc nhiều người tham gia trực tiếp. Ở đây nó có vẻ có nghĩa là “huy động quần chúng để chống lại quần chúng”.
Một số cư dân mạng trả lời: “Chỉ sau một năm bạn đã quên rằng, bạn không thể ra đường mà không làm xét nghiệm axit nucleic à?”
“Việc vứt bỏ gạo và rau đã được thực hiện trong ba năm. Bây giờ tôi gần như đã quên tất cả về nó”.Cuốn sách “Giải thể văn hóa đảng” từng phân tích rằng: “Sau một thời gian dài thấm nhuần văn hóa đảng, người ta sẽ đánh vào bất cứ nơi nào mà đảng chỉ ra trong cuộc sống của họ… Một khi đảng đã “xác định” được một nhóm người, thậm chí ám chỉ đến nhóm đó, toàn xã hội sẽ tích cực tham gia đàn áp, hoặc phân biệt đối xử, xa lánh nhóm người bị đảng chỉ định là “bất đồng chính kiến”. Lời nói và hành vi của người dân càng trở thành cơ sở để ĐCSTQ tuyên truyền rằng họ có “sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân”.
No comments:
Post a Comment