Friday, October 27, 2023

Lá thư cuối của một tử tù & nền tư pháp XHCN

 

Thư trăn trối của tử tù Lê Văn Mạnh

Đọc lá thư sau cùng của tử tù Lê Văn Mạnh mới thấy sự tàn nhẫn tột cùng của một nền tư pháp vốn luôn tự hào bảo vệ nhân dân, siêu việt và nhân đạo.

Trong một vụ án, khi mà còn nhiều uẩn khúc thì không thể nào thì hành án, nhất là một bản án tử hình!

“In dubio pro reo” là một câu ngạn ngữ Latinh có nghĩa là “ một điểm nghi ngờ cần được giải thích vì lợi ích của bị cáo – Le doute doit profiter à l’accusé. Nguyên tắc pháp lý này ngụ ý rằng, trong trường hợp không chắc chắn, phán quyết phải được đưa ra có lợi cho người bị truy tố.


Tiếc thay, nguyên tắc pháp lý này không hề được áp dụng trong trường hợp của tử tù Lê Văn Mạnh.

Chắc chắn ca của Lê Văn Mạnh không phải là trường hợp thi hành án đầu tiên dẫu bị cáo liên tục kêu gào vô tội. Mạnh cũng sẽ không phải là tử tù sau cùng của cái gọi là nền tư pháp XHCN Việt Nam.

Bất chấp việc gia đình kêu oan gần 20 năm cũng như các cuộc vận động kêu gọi ngừng thi hành án của cộng đồng, của các tổ chức dân sự và của giới luật học, Việt Nam vẫn kiên quyết thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh.

Đó là một sự phỉ báng vào nền tư pháp của Việt Nam và chứng minh cho dư luận thấy rằng các thủ tục tố tụng vẫn chứa đựng rất nhiều bất công. Chính quyền Việt Nam sẵn sàng chà đạp những biện pháp căn bản nhất của quá trình tố tục. Bị cáo không hề được bảo vệ dẫu vụ án còn nhiều dấu hỏi và phi lý!

Đọc lá thư sau cùng của tử tù Lê Văn Mạnh mới thấy sự tàn nhẫn tột cùng của một nền tư pháp vốn luôn tự hào bảo vệ nhân dân, siêu việt và nhân đạo.


Đến giờ phút chót, Lê Văn Mạnh vẫn không ngừng kêu oan. Tiếng kêu gào thét của anh và hoa đình rơi vào quên lãng vì mọi việc đã an bài, nhiệm vụ đã hoàn thành đối với những kẻ đang nắm quyền sinh sát trong tay.

Lên án những sai lầm của nhà nước là điều cấp bách để tránh những “tội ác có hệ thống” của nền tư pháp Việt Nam.

Chọn thái độ chính trị đối lập với nhà cầm quyền là lương tâm và trách nhiệm của mọi công dân. Chỉ có một xã hội đa nguyên, đa đảng thì tiếng nói của người dân mới thực sự được tôn trọng và luật pháp mới thực sự đứng về kẻ cần được bảo vệ.

Bằng không, sau Lê Văn Mạnh sẽ là Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải và bao nạn nhân khác… trong sự bất lực của chúng ta!

Lâm Bình Duy Nhiên

https://www.datviet.com/la-thu-cuoi-cua-mot-tu-tu-nen-tu-phap-xhcn/

No comments:

Post a Comment