RFA-2020-04-08
Ông Trần Văn Ngọc, dân oan ở Ninh Bình bám trụ lại Hà Nội trong dịch COVID-19. Courtesy: Facebook Thinh Nguyen
Chỉ còn vài chục người
Ông Nguyễn Trường Chinh, thân phụ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, từng khiếu kiện ở các cơ quan công quyền tại Hà Nội trong hơn 10 năm qua, cho RFA biết ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý ông ghi nhận vẫn còn khoảng từ 200 đến 300 dân oan ở Hà Nội, tiếp tục việc khiếu kiện hàng ngày trong vô vọng của họ.
Tuy nhiên, trong những ngày cuối tháng 3, vào khi Chính phủ Việt Nam công bố áp dụng yêu cầu “giãn cách xã hội” nghiêm ngặt thì số dân oan bán trụ lại ở thủ đô chỉ tầm vài chục người, chủ yếu tập trung tại Trụ sở Tiếp Công dân Trung ương, số 1-Ngô Thì Nhậm.
Ông Nguyễn Trường Chinh, vào tối hôm 8/4 nói với RFA về những trường hợp dân oan còn ở Hà Nội:
“Những trường hợp đấy như nhà ông Ngọc gồm cả con, cả bố mẹ và cháu đến 3 thế hệ. Và các bà ở Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ninh. Tức là từ mấy tỉnh có ít người khiếu kiện đấy. Họ không còn nhà cửa gì để mà về rồi. Đất đai bị thu hết rồi.”
Bây giờ đất đã bị chiếm, còn nhà đã bị họ hủy rồi, không có nhà để về. Thứ hai nữa, về đến quê nhà rồi mà ở 1, 2 tháng và trở ra lại ngoài này thì không có tiền. Khổ vậy đó
-Dân oan Lê Thị Huệ
Ông Trần Văn Ngọc, chủ gia đình của 3 thế hệ ở trong cái lều bạt che tạm trên vỉa hè, trong tối cùng ngày 8/4 cho RFA biết:
“Nói chung là lúc mới có dịch thì họ dẹp cũng mạnh lắm. Nhưng mấy hôm nay họ chỉ đi qua ngó vậy thôi. Tại cổng cơ quan tiếp dân này, hiện trong nhà trọ lớn bé gồm 7 người. Còn ở vỉa hè gần 30 người. Tổng số khỏang 34 người.”
Bám trụ Hà Nội vì không còn lựa chọn khác
Ông Trần Văn Ngọc, sinh năm 1954, quê quán ở Ninh Bình, khai hoang đất và gầy dựng nhà cửa từ năm 1977. Đến năm 2000, ông Ngọc bị trở thành dân oan mất trắng tài sản bởi do chính quyền địa phương cưỡng chế trái luật. Ông Ngọc ngược xuôi khiếu kiện từ địa phương lên đến Trung ương suốt hai năm sau đó. Đến ngày 13/4/2002, ông Ngọc bị công an bắt cóc đưa về trại giam, đánh đập, tra tấn và sau đó bị đưa đi tù 11 năm. Sau khi ra tù được một năm, ông Ngọc bắt đầu cuộc sống của dân oan khiếu kiện tại Hà Nội suốt hơn 6 năm qua. Cả gia đình ông, gồm luôn hai đứa cháu nhỏ sống cảnh đời lây lất nhờ vào lòng hảo tâm của cộng đồng và công việc nhặt rác kiếm bữa cơm bữa cháo qua ngày.
Hôm vừa rồi, người ta cho tôi một cái khẩu trang có đường gạch chéo thì hôm qua họ gọi lên phường, bắt viết văn bản tường trình có vẻ cũng quan trọng lắm. Tôi bảo lúc tôi vừa ngủ dậy, người ta thấy tôi không đeo khẩu trang nên người ta cho tôi và tôi không biết người cho là ai. Rồi, họ đòi tịch thu. Nhưng tôi không đưa vì đeo rồi bị bẩn, vất đi rồi. Họ bảo ai cho gì cũng không nhận, cho đồ ăn cũng không ăn, không may bị thuốc độc-Dân oan Trần Văn Ngọc
Ông Ngọc kể lại với RFA rằng phía chính quyền Hà Nội, trong những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, đã đến vận động gia đình ông trở về quê trách dịch. Ông Ngọc yêu cầu được chính quyền hỗ trợ kinh phí nhưng không được đáp ứng và gia đình ông cứ thế mà phó mặc cho số phận. Ông Ngọc chia sẻ với RFA:
“Nói thật rằng lo thì vẫn lo. Nhưng nghĩ lại tôi thấy con virus dịch bệnh cũng nguy hiểm mà trong tù tôi cũng trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, còn nguy hiểm hơn cả dịch bệnh này. Ở trong tù họ tổ chức tính giết cho tôi chết. Tôi đã nhiều lần chết đi sống lại mà vẫn còn sống đến ngày này, được về để nói lên cho mọi người dân thấy được những người lợi dụng chức quyền tổ chức làm hại người khác như thế này, thì tôi vẫn tin tưởng vào Bề trên.”
Ảnh minh họa: Một phụ nữ kêu oan trước cửa cơ quan công quyền. Courtesy: Netizen photo
Cũng bị tù tội như ông Trần Văn Ngọc, bà Lê Thị Huệ, ở Tây Ninh ra Hà Nội khiếu kiện được 11 năm tròn. Bà Huệ kể lại với RFA rằng bà bị chính quyền địa phương lừa đảo, gạt mất hết đất đai nhà cửa và còn bị tuyên án tù, dưới tội danh “phá rối trật tự công cộng”. Bà Huệ không cam lòng và đã chọn cuộc sống tha phương cầu thực ở Hà Nội để mỗi ngày đến các cơ quan Trung ương khiếu kiện hoàn cảnh khuất tất của mình. Suốt 11 năm qua, bà Huệ chỉ được cán bộ tiếp dân gặp gỡ một lần duy nhất và nói rằng trường hợp của bà rất khó giải quyết.
Dân oan Lê Thị Huệ bộc bạch vì sao bà phải ở lại Hà Nội trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành nghiêm trọng:
“Bây giờ đất đã bị chiếm, còn nhà đã bị họ hủy rồi, không có nhà để về. Thứ hai nữa, về đến quê nhà rồi mà ở 1, 2 tháng và trở ra lại ngoài này thì không có tiền. Khổ vậy đó.”
Bị chết đói trong dịch bệnh
Gia đình ông Trần Văn Ngọc và bà Lê Thị Huệ không thể về quê lánh dịch, mà ở lại cũng không xong vì đói. Họ không thể đi nhặt rác hay đi tìm việc làm công nhật trong khi tất cả mọi sinh hoạt xã hội đều bị ngưng đọng trong thời gian 14 ngày “giãn cách xã hội”. Hoàn cảnh của vài chục dân oan còn ở lại Hà Nội cũng tương tự như vậy. Những người này cho biết mấy ngày qua họ đói hay no là nhờ vào sự cứu trợ của người qua đường, của chùa chiền, của những người quan tâm thân phận dân oan... Bà Huệ tâm tình:
“Nói chung bà con thương. Lúc nãy người ta cho 1kg gạo, có người cho một thùng mì. Người này người kia cho cái gì thì mình ăn cái nấy. Nói nào ngay, ông Điệp (Nguyễn Hồng Điệp), Trưởng Ban tiếp dân ở đây cho được một chén gạo với được mấy gói mì. Người ta cho và người ta nói là của ông Điệp.”
Thế nhưng, những người dân oan cũng gặp trở ngại với chính quyền Hà Nội khi nhận lãnh quà giúp đỡ từ các tấm lòng hảo tâm. Ông Ngọc tiếp lời:
Hôm vừa rồi, người ta cho tôi một cái khẩu trang có đường gạch chéo thì hôm qua họ gọi lên phường, bắt viết văn bản tường trình có vẻ cũng quan trọng lắm. Tôi bảo lúc tôi vừa ngủ dậy, người ta thấy tôi không đeo khẩu trang nên người ta cho tôi và tôi không biết người cho là ai. Rồi, họ đòi tịch thu. Nhưng tôi không đưa vì đeo rồi bị bẩn, vất đi rồi. Họ bảo ai cho gì cũng không nhận, cho đồ ăn cũng không ăn, không may bị thuốc độc
-Dân oan Trần Văn Ngọc
“Hôm vừa rồi, người ta cho tôi một cái khẩu trang có đường gạch chéo thì hôm qua họ gọi lên phường, bắt viết văn bản tường trình có vẻ cũng quan trọng lắm. Tôi bảo lúc tôi vừa ngủ dậy, người ta thấy tôi không đeo khẩu trang nên người ta cho tôi và tôi không biết người cho là ai. Rồi, họ đòi tịch thu. Nhưng tôi không đưa vì đeo rồi bị bẩn, vất đi rồi. Họ bảo ai cho gì cũng không nhận, cho đồ ăn cũng không ăn, không may bị thuốc độc.”
Vấn đề đặt ra cho vài chục người dân oan ở Hà Nội hiện nay đang trong tình cảnh không có việc làm, không có tiền, không có thức ăn, không được đảm bảo về vệ sinh và an toàn sức khỏe thì họ có thể tồn tại được trong đại dịch COVID-19 như thế nào?
Chúng tôi nhắc đến thông tin Chính phủ Việt Nam, tại phiên họp vào ngày 2/4, quyết định một gói hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng cho khoảng 20 triệu người dân đang gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. Trả lời câu hỏi của RFA rằng dân oan có trông đợi gì từ gói hỗ trợ an sinh này của Chính phủ hay không, ông Nguyễn Trường Chinh bảo rằng không trông mong gì được với lý giải:
“Họ bảo có ba loại người được giúp trong dịch bệnh, tức là người dân nghèo khó, công nhân và những người bị thất nghiệp hay khó khăn về công ăn việc làm. Tuy nhiên trong thực tế, tại huyện chỗ tôi ở đây, chính quyền phát động đóng góp, kêu gọi người dân làm thiện nguyện, giúp đỡ phòng chống dịch. Trong chuyện này, Mặt trận Tổ quốc của huyện thu về đến hôm nay là 107 triệu đồng, họ đọc phát trên loa đó. Cho nên, họ còn vận động trong dân, chứ đừng nói đến cho dân. Không có đâu. Nhất là dân oan thì càng không có đâu."
Các dân oan còn bám trụ lại Hà Nội như ông Trần Văn Ngọc hay bà Lê Thị Huệ đều khẳng định với RFA rằng họ cũng không dám trông mong được Chính phủ đoái hoài tới trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19, vì cuộc sống khốn cùng của dân oan Việt Nam hàng ngày đã không được quan tâm. Tuy nhiên, những dân oan này quả quyết nếu như số phần họ được sống sót qua dịch bệnh tai ương thì họ sẽ tiếp tục kiên trì khiếu kiện với niềm tin công lý phải được thực thi.
No comments:
Post a Comment