Đến chiều ngày 31-7, đoạn trên được cắt gọn còn thế này (*):
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ, tô thắm hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”, “anh giải phóng quân”.
Người viết đã cẩn thận chụp lại toàn bộ bài báo được gọi lúc ban đầu là “toàn văn”, và đến chiều là “trích đăng”.
Các em tuổi học trò lưu ý chi tiết liên quan văn học sử, rằng có 4 nhân vật được liệt kê “ngã xuống chiến trường”, thực ra họ vẫn còn sống sau ngày đất nước thống nhất 30-4-1975.
Thứ nhất, nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ông sinh năm 1935, đến năm 2014 mới qua đời ở tuổi 79.
Thứ hai, nhà văn Nguyễn Sáng, tên thật là Nguyễn Quang Sáng, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ông sinh năm 1932, đến năm 2014 mới qua đời ở tuổi 82.
Ngoài ra còn có một Nguyễn Sáng nữa là họa sĩ Nguyễn Sáng, quê ở Mỹ Tho, cũng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh 1996. Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh năm 1923, đến năm 1988 mới qua đời ở tuổi 65.
Thứ ba, nhà văn Phan Tứ, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ông sinh năm 1930, sau năm 1975 còn làm Đại biểu Quốc hội của Đà Nẵng, đến năm 1995 mới qua đời ở tuổi 65.
Thứ tư, nhà văn Nguyễn Trung Thành, tên thật là Nguyễn Văn Báu và ông có một bút danh được nhiều người vẫn quen gọi là “Nguyên Ngọc”. Ông sinh năm 1932, hiện nay vẫn còn sống khỏe mạnh và minh mẫn. Ông đã xin rút tên khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011. Bút ký “Các bạn tôi ở trên ấy” viết về Tây Nguyên của ông được giải thưởng văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội.
Ông là người đồng sáng lập tổ chức ‘Văn Đoàn độc lập’. Ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương ra công văn yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức ‘Văn Đoàn Độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa.
Ngày 26 tháng 10 năm 2018, ông Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nhân sự kiện phó giáo sư, tiến sĩ Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật. Trong tuyên bố, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đã định ra khỏi Đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng.
Thay lời kết
Sở dĩ người viết cho rằng ở đây là ‘dốt văn học sử’, vì trong bài phát biểu nói trên, có đoạn cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc có trí nhớ rất tốt:
“Tôi nhớ cách đây đúng 10 năm, trong lễ kỷ niệm 80 năm truyền thống ngành tuyên giáo, đồng chí Nguyễn Phú Trọng – khi đó là Chủ tịch Quốc hội – đã đặt ra cho ngành tuyên giáo chín nhiệm vụ mới mà ngành tuyên giáo cần đi sâu nghiên cứu, tổng kết, vận dụng sáng tạo và phát triển trong điều kiện cụ thể của thời kỳ mới”.
Có ý kiến bênh vực vầy: Thủ tướng bận trăm công nghìn việc. Thủ tướng không có thời gian biên soạn, chỉ có thể đọc bài phát biểu chào mừng do người khác viết sẵn.
Xin thưa, khi đọc bài phát biểu viết bằng tiếng Việt, chắc chắn ông Nguyễn Xuân Phúc phải hiểu về nội dung và các tên tuổi văn nghệ sĩ đó, dù ít hay nhiều.
_________________
Chú thích:
(*) https://tuoitre.vn/thu-tuong-phat-bieu-chuc-mung-tri-thuc-nha-khoa-hoc-va-van-nghe-si-20200731074620763.htm;
Bản lưu trữ tự động của Google còn giữ nguyên https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Iq9P8NND5cwJ:https://tuoitre.vn/thu-tuong-phat-bieu-chuc-mung-tri-thuc-nha-khoa-hoc-va-van-nghe-si-20200731074620763.htm+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
No comments:
Post a Comment