Monday, August 3, 2020

Thành tích chống Covid-19: Việt Nam lừa cả thế giới?!

Diễm My – (VNTB) – “Bộ Y tế báo lây nhiễm ở Đà Nẵng đã diễn ra âm thầm khoảng 2 đến 2,5 chu kỳ, tức là âm thầm 2 tháng nay rồi, nên số Đà Nẵng phát hiện tăng vọt là do ta xét nghiệm kiểm tra thôi, chứ họ đã nằm đấy sẵn rồi rồi…”

***

Ngủ quên trên chiến thắng

Dịch bệnh bộc phát bất ngờ ở Đà Nẵng cho thấy nhà chức trách Việt Nam buông lỏng cảnh giác quá sớm.Ô té ra là vậy! Bộ Y tế biết có lây nhiễm âm thầm hai tháng nay rồi mà không công bố. Tại sao Bộ Y tế không chịu công bố? Bộ Y Tế cố ý giấu diếm dịch bệnh với chính phủ? Liệu Bộ Y tế đã báo cảo mà chính phủ không cho công bố chỉ vì muốn làm đẹp hồ sơ chống Covid-19 của Việt Nam?

Như vậy nghi vấn về dịch bệnh không còn ở mốc 15/7 từ BN 461 nữa mà còn trở về trước đến cả 2 tháng tức là tháng 5 theo như tiết lộ của ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tất cả những người trước giờ đặt nghi vấn về “thành công” chống dịch của Việt Nam trên mạng xã hội đều bị dư luận viên lẫn những người dân “ thổn thức tự hào về thành tích chống dịch” tấn công không thương tiếc. Họ cho rằng cái gì giấu được chứ dịch không giấu được.

Ô hay! Há chẳng phải đã âm thầm giấu được đến hơn 2 tháng rồi hay sao?

Nếu đúng như lời ông Nguyễn Thiện Nhân nói, thì chính quyền và Bộ Y tế đang nợ không chỉ người dân mà cả thế giới một lời xin lỗi.

Bài học Trung Quốc vẫn còn đó, che giấu dịch bệnh đã khiến cho Trung Quốc bị cả thế giới xa lánh. Việt Nam tuy chưa đến mức độ sẽ bị xa lánh như Trung Quốc, nhưng nếu lời ông Nguyễn Thiện Nhân là sự thật thì Việt Nam đã lừa cả thế giới thật tài tình!

Hãy thẳng thắn một lần với dân và cả với những người đã thiệt mạng vì Covid-19!

Đừng vòng vèo về nguyên nhân tử vong vì bệnh nền nữa, mà cứ nói cho nó vuông là vì Covid-19.

Đừng vì bệnh thành tích hão mà đánh đổi sinh mạng và sức khoẻ của người dân.

Nếu đây là sự thật thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho thiệt hại về người, của và sức khoẻ của cả cộng đồng? Nếu gọi đó là tội đồ dân tộc thì liệu có quá hay không?

David Hutt trên tờ Asia Times cho rằng vì thiếu cảnh giác nên dịch bệnh ở Việt Nam đã bùng phát lần thứ hai như vậy ở Đà Nẵng.

Trải qua 100 ngày mà không ghi nhận một ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và không có một ca tử vong nào, Việt Nam đã nhận được không ngớt lời tán dương của cộng đồng quốc tế. Vì là một quốc gia đông dân, ở sát nách Trung Quốc nhưng đã “thành công” khống chế dịch bệnh khiến rất nhiều cường quốc phải thán phục.

Là một nhà nước cộng sản, luôn rình mò canh chừng người dân hoá ra lại là một công cụ hữu ích trong việc theo dõi các ca bệnh bên cạnh việc chính quyền cũng đầu tư tốt vào công nghệ y tế là những điểm khiến Việt Nam có vẻ đã khống chế được dịch bệnh.

Chưa hết, chính vì thành tích chống dịch như vậy đã khiến niềm tin của người dân đối với chính phủ được tăng cao. Người dân đã đặt trọn niềm tin vào lãnh đạo. Ca nhiễm bệnh nặng nhất của bệnh nhân người Anh hay bệnh nhân số 91 cũng đã được các bác sỹ tận tình cứu sống. Tất cả đã tạo nên một điểm son lớn cho chính phủ, bộ y tế, các bác sỹ Việt nam và làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc cho không ít người Việt.

Làn sóng lây nhiễm lần hai này theo David Hutt là hậu quả của việc mở cửa lại quá nhanh và quá rộng. Hàng chục ngàn người đã tham gia chương trình tham quan giảm giá do Hà Nội đưa ra để hồi sinh ngành du lịch trong tháng 7 vừa rồi sau khi ngành du lịch án binh bất động từ đầu tháng 4 vào dịp giãn cách xã hội toàn quốc.

Điều bất ngờ là chỉ vài ngày sau khi ghi nhận ca nhiễm bệnh Covid-19 đầu tiên ở Đà Nẵng, con số người nhiễm bệnh đã tăng lên từng ngày và cho đến nay đã có 5 ca tử vong được ghi nhận.

Đó là hậu quả của sự tự mãn quá sớm của Việt Nam với thành tích hơn ba tháng không lây nhiễm và ngừng thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thiết cũng như hạn chế đi lại những nơi đông đúc.

Ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi người dân hãy cảnh giác đồng thời cảnh báo rằng làn sóng nhiễm bệnh này có thể xấu hơn hơn đợt đầu.

Ẩn số F0

F0 đã gây ra chu kỳ dịch bệnh lần hai này là ở đâu và vẫn chưa có câu trả lời thích hợp.

Đã có những nghi vấn về việc dịch bệnh đã lây lan từ trước khi bệnh nhân 416 được chính thức công nhận là bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau 5 lần xét nghiệm dương tính mà trước đó đã bỏ qua hết những nghi vấn về lây nhiễm Covid -19 trong khi thăm khám bệnh.

Chỉ qua việc phải xét nghiệm 5 lần cũng đã là một chuyện cười ra nước mắt. Rõ ràng cả Bộ Y tế lẫn Chính phủ không muốn tin vào khoa học lẫn không muốn tin vào mắt mình khi có một ca nhiễm Covid-19 sờ sờ ra đó sau 99 ngày “yên ổn.”

Từ ngày 20/7 /2020 đã có nghi vấn với trường hợp bệnh nhân 416 và phải cho xét nghiệm 5 lần cho đến ngày 25/7/2020 mới dám cho công bố chính thức ca nhiễm bệnh 416. Gần một tuần lễ quý giá đã bị đánh mất trong công tác phòng chống và ngăn ngừa lây lan.

Sai lầm tiếp theo của cơ quan chức năng là đã để cho người dân tự do di chuyển từ vùng có dịch bệnh đi ra khắp cả nước để rồi giờ đây các ca nhiễm bệnh corona đã được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Thế nhưng nếu truy ngược trở lại trường hợp bệnh nhân 461, thì BN461 chỉ hiện diện ở bệnh viện Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 13-15/7/2020 và cũng có thể nhiễm virus corona trong khoảng thời gian đó. Vậy thì chẳng cần phải làm toán cộng trừ để có thể tính ra hai tuần ủ bệnh làm gì và ai cũng có thể biết được thời gian nào BN 461 đã lây nhiễm.

Như vậy có nghĩa là Covid-19 đã có ở Đà nẵng từ trước ngày 15/7/2020 và có thể còn sớm hơn thế nữa.

Những nghi vấn gây lây nhiễm đã được lái sang cho những người Trung Quốc nhập cư lậu. Cũng nhờ đến nghi vấn này mà hàng loạt những đầu mối dắt người Trung Quốc vào sâu trong nội địa Việt Nam từ Móng Cái đã được phanh phui.

Thế nhưng ẩn số F0 vẫn chưa có lời giải.

Lừa trên lừa dưới, lừa trong lừa ngoài?!

Chiều 2/8 trong phiên họp Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết Việt Nam “đang đứng trước tình thế hết sức đặc biệt của dịch bệnh.”

Đáng chú ý, ông Nguyễn Thiện Nhân đã tiết lộ: “Bộ Y tế báo lây nhiễm ở Đà Nẵng đã diễn ra âm thầm khoảng 2 đến 2,5 chu kỳ, tức là âm thầm 2 tháng nay rồi, nên số Đà Nẵng phát hiện tăng vọt là do ta xét nghiệm kiểm tra thôi, chứ họ đã nằm đấy sẵn rồi rồi, nên đề nghị Đà Nẵng áp dụng biện pháp cao nhất để ngăn chặn“.

Ô té ra là vậy! Bộ Y tế biết có lây nhiễm âm thầm hai tháng nay rồi mà không công bố. Tại sao Bộ Y tế không chịu công bố? Bộ Y Tế cố ý giấu diếm dịch bệnh với chính phủ? Liệu Bộ Y tế đã báo cảo mà chính phủ không cho công bố chỉ vì muốn làm đẹp hồ sơ chống Covid-19 của Việt Nam?

Như vậy nghi vấn về dịch bệnh không còn ở mốc 15/7 từ BN 461 nữa mà còn trở về trước đến cả 2 tháng tức là tháng 5 theo như tiết lộ của ông Nguyễn Thiện Nhân.

Tất cả những người trước giờ đặt nghi vấn về “thành công” chống dịch của Việt Nam trên mạng xã hội đều bị dư luận viên lẫn những người dân “ thổn thức tự hào về thành tích chống dịch” tấn công không thương tiếc. Họ cho rằng cái gì giấu được chứ dịch không giấu được.

Ô hay! Há chẳng phải đã âm thầm giấu được đến hơn 2 tháng rồi hay sao?

Nếu đúng như lời ông Nguyễn Thiện Nhân nói, thì chính quyền và Bộ Y tế đang nợ không chỉ người dân mà cả thế giới một lời xin lỗi.

Bài học Trung Quốc vẫn còn đó, che giấu dịch bệnh đã khiến cho Trung Quốc bị cả thế giới xa lánh. Việt Nam tuy chưa đến mức độ sẽ bị xa lánh như Trung Quốc, nhưng nếu lời ông Nguyễn Thiện Nhân là sự thật thì Việt Nam đã lừa cả thế giới thật tài tình!

Hãy thẳng thắn một lần với dân và cả với những người đã thiệt mạng vì Covid-19!

Đừng vòng vèo về nguyên nhân tử vong vì bệnh nền nữa, mà cứ nói cho nó vuông là vì Covid-19.

Đừng vì bệnh thành tích hão mà đánh đổi sinh mạng và sức khoẻ của người dân.

Nếu đây là sự thật thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho thiệt hại về người, của và sức khoẻ của cả cộng đồng? Nếu gọi đó là tội đồ dân tộc thì liệu có quá hay không?

No comments:

Post a Comment